Giai đoạn trước c400BC - Hy lạp cổ đại

Sử dụng Cây bài hương trong y học

01/11/2023
580 lượt xem

Kính chào quý độc giả, Chúng tôi đang trong quá trình hoàn thiện các bài viết, quý độc giả hãy chờ đón những điều thú vị tiếp theo nhé!





Trân trọng, 

Ban tổ chức Dự án


aaaaaaaa

Sử dụng Hellebore trắng trong y học

01/11/2023
381 lượt xem

Kính chào quý độc giả, Chúng tôi đang trong quá trình hoàn thiện các bài viết, quý độc giả hãy chờ đón những điều thú vị tiếp theo nhé!





Trân trọng, 

Ban tổ chức Dự án


aaaaaaaa

Sử dụng ''Rau mùi tây'' trong y học

01/11/2023
522 lượt xem

Kính chào quý độc giả, Chúng tôi đang trong quá trình hoàn thiện các bài viết, quý độc giả hãy chờ đón những điều thú vị tiếp theo nhé!





Trân trọng, 

Ban tổ chức Dự án


aaaaaaaa

Giai đoạn c400BC: Sử dụng Cần tây trong y học

01/11/2023
824 lượt xem

Kính chào quý độc giả, Chúng tôi đang trong quá trình hoàn thiện các bài viết, quý độc giả hãy chờ đón những điều thú vị tiếp theo nhé!





Trân trọng, 

Ban tổ chức Dự án


aaaaaaaa

Sử dụng nước ép Scilla

01/11/2023
646 lượt xem

Kính chào quý độc giả, Chúng tôi đang trong quá trình hoàn thiện các bài viết, quý độc giả hãy chờ đón những điều thú vị tiếp theo nhé!





Trân trọng, 

Ban tổ chức Dự án


aaaaaaaa

Giai đoạn c400BC: Sử dụng Grenadine

01/11/2023
695 lượt xem

Kính chào quý độc giả, Chúng tôi đang trong quá trình hoàn thiện các bài viết, quý độc giả hãy chờ đón những điều thú vị tiếp theo nhé!





Trân trọng, 

Ban tổ chức Dự án


aaaaaaaa

Sử dụng Sanguis draconis

01/11/2023
590 lượt xem

Kính chào quý độc giả, Chúng tôi đang trong quá trình hoàn thiện các bài viết, quý độc giả hãy chờ đón những điều thú vị tiếp theo nhé!





Trân trọng, 

Ban tổ chức Dự án


aaaaaaaa

Sử dụng vỏ cây sồi

01/11/2023
486 lượt xem

Kính chào quý độc giả, Chúng tôi đang trong quá trình hoàn thiện các bài viết, quý độc giả hãy chờ đón những điều thú vị tiếp theo nhé!





Trân trọng, 

Ban tổ chức Dự án


aaaaaaaa

Phẫu thuật đục thủy tinh thể

01/11/2023
368 lượt xem

Kính chào quý độc giả, Chúng tôi đang trong quá trình hoàn thiện các bài viết, quý độc giả hãy chờ đón những điều thú vị tiếp theo nhé!





Trân trọng, 

Ban tổ chức Dự án


aaaaaaaa

Bệnh Phthisis

01/11/2023
347 lượt xem

Kính chào quý độc giả, Chúng tôi đang trong quá trình hoàn thiện các bài viết, quý độc giả hãy chờ đón những điều thú vị tiếp theo nhé!





Trân trọng, 

Ban tổ chức Dự án


aaaaaaaa

Bệnh gút không xảy ra ở hoạn quan, phụ nữ hay nam thanh niên

01/11/2023
244 lượt xem

Kính chào quý độc giả, Chúng tôi đang trong quá trình hoàn thiện các bài viết, quý độc giả hãy chờ đón những điều thú vị tiếp theo nhé!





Trân trọng, 

Ban tổ chức Dự án


aaaaaaaa

Hippocrates và Lời thề Hippocrates

10/10/2023
552 lượt xem

Hippocrates và Lời thề Hippocrates



TS.BS Nguyễn Hải Nam



Hippocrates là ai?



Hippocrates xứ Cos (Hippocrates of Cos), sinh năm 460 và mất năm 370 trước Công Nguyên. Ông còn được gọi là Hippocrates II, là một bác sĩ người Hy Lạp thời kỳ cổ điển, người được coi là một trong những những nhân vật kiệt xuất nhất trong lịch sử y học. Theo y văn, ông được coi là "Cha đẻ của y học" với những đóng góp quan trọng và trường tồn của ông cho lĩnh vực này, chẳng hạn như việc quan sát người bệnh trên lâm sàng hay tiên lượng bệnh, phân loại bệnh một cách có hệ thống hoặc xây dựng lý thuyết dịch thể. Trường phái y học Hippocrates đã tạo nên một cuộc cách mạng đối với nền Y học Hy Lạp cổ đại. Trường phái y học Hippocrates đã xây dựng y học thành một ngành học chuyên biệt, và khác biệt với các lĩnh vực khác mà y học từng gắn liền trước đây(như thần học và triết học), và từ đó đã biến y học thành một ngành nghề quan trọng trong cuộc sống [1, 2]





Hình ảnh tượng Hippocrates (nguồn: wikipedia)



 



Hippocrates được coi là người đầu tiên tin rằng bệnh tật xảy ra một cách tự nhiên, và bệnh tật không có mối liên quan với các tín ngưỡng mê tín, hay do sự trừng phạt của thần linh gây ra mà là hệ luỵ từ các yếu tố môi trường, chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt [3-6]. Ông từng nói “Nếu bạn muốn tìm hiểu về sức khỏe của người dân, hãy nhìn vào không khí họ hít thở, nước họ uống và nơi họ sinh sống [7]. Trường phái y học Hippocrates nổi tiếng vì tính chuyên nghiệp, kỷ luật và chấp hành nghiêm ngặt [6]. Ông khuyến cáo các bác sĩ phải luôn lịch sự, trung thực, bình tĩnh, hiểu biết và nghiêm túc. Ông cũng chú ý cẩn thận đến mọi khía cạnh trong công việc hằng ngày của mình: tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật chi tiết về "ánh sáng, nhân sự, dụng cụ, tư thế của bệnh nhân và kỹ thuật băng bó và nẹp" trong phòng phẫu thuật [8].



 



Ngoài ra, trường phái Hippocrates còn coi trọng các học thuyết lâm sàng về quan sát và ghi chép. Những học thuyết này yêu cầu các bác sĩ ghi lại những phát hiện và phương pháp chữa bệnh của họ một cách rất rõ ràng và khách quan, để những ghi chú này có thể được các bác sĩ khác truyền lại và sử dụng[8]. Hippocrates đã cẩn thận và thường xuyên ghi chú lại nhiều triệu chứng bao gồm màu sắc da, mạch, sốt, đau, cử động và sự bài tiết của người bệnh.[6] Ông được cho là người đầu tiên đã đo mạch của bệnh nhân khi lấy bệnh sử để phát hiện xem bệnh nhân có nói dối hay không [9]. Ông còn mở rộng các quan sát lâm sàng của mình vào tiền sử bệnh lý của gia đình bệnh nhân, cũng như các yếu tố môi trường liên quan [8]. “Đối với ông, y học là nghệ thuật của sự kiểm tra và các quan sát về lâm sàng” [6].



 



Hippocrates Corpus là một bộ sưu tập khoảng 70 tác phẩm y học đầu tiên được thu thập ở thành phố Alexandria thuộc Hy Lạp [10]. Câu hỏi liệu Hippocrates có phải là tác giả của bất kỳ chuyên luận nào trong kho tài liệu trên hay không vẫn chưa được trả lời một cách thuyết phục [11], nhưng bộ sưu tập trên được biết đến với tên Hippocrates có lẽ vì sự nổi tiếng của ông và có thể tất cả các công trình trên đều được một thủ thư ở Alexandria xếp vào loại 'Hippocrates'. Tuyển tập Hippocrates bao gồm các sách giáo khoa, bài giảng, nghiên cứu, ghi chú và tiểu luận triết học về các chủ đề khác nhau trong y học, không theo thứ tự cụ thể nào [11, 12] Trong số các công trình của Hippocrates Corpus có tác phẩm Lời thề Hippocrates (The Hippocratic Oath), một tài liệu quan trọng về đạo đức hành nghề y khoa. Tập tài liệu trên được cho là của Hippocrates từ thời cổ đại mặc dù thông tin mới cho thấy nó có thể được viết sau khi ông qua đời. Đây có lẽ là tài liệu nổi tiếng nhất trong bộ sưu tập Hippocrates Corpus. Mặc dù ngày nay “Lời thề Hippocrates” hiếm khi được sử dụng ở dạng nguyên bản ban đầu, nhưng tác phẩm đóng vai trò nền tảng, được sử dụng như một hướng dẫn ứng xử của ngành y qua nhiều thời đại [13]. Lời thề Hippocrates thường được xướng lên bởi những sinh viên tốt nghiệp y khoa trong ngày lễ ra trường như một lời nhắc nhở về đạo đức cũng như những chuẩn mực y khoa khi các bác sĩ trẻ này chuẩn bị bước vào con đường hành nghề y [4, 9, 14]. Lời thề Hippocrates quy định nghĩa vụ của người thầy thuốc đối với sinh viên y khoa và nghĩa vụ của học sinh đối với giáo viên. Trong lời tuyên thệ, thầy thuốc cam kết chỉ kê thuốc và thực hiện những phương pháp điều trị có lợi cho người bệnh, tùy theo khả năng và khả năng phán đoán của mình; tránh gây tổn hại hoặc tổn thương; và sống một cuộc sống cá nhân và hành nghề y khoa một cách đúng đắn và mẫu mực. Sau đây là nguyên bản tác phẩm “Lời thề Hypprocrates” được lưu giữ cho đến ngày này:



Tôi xin thề trước thần chữa bệnh Apollon , trước thần y học Aesculapius, trước thần Hygieia và Panacea, và trước sự chứng giám của tất cả các nam nữ thiên thần, là tôi sẽ đem hết sức lực và khả năng để làm trọn lời thề và lời cam kết sau đây:



-   Tôi sẽ coi các thầy học của tôi ngang hàng với các bậc thân sinh ra tôi. Tôi sẽ chia sẻ với các vị đó của cải của tôi, và khi cần tôi sẽ đáp ứng những nhu cầu của các vị đó.



-   Tôi sẽ coi con của thầy như anh em ruột thịt của tôi, và nếu họ muốn học nghề y thì tôi sẽ dạy cho họ không lấy tiền công mà cũng không giấu nghề.



-   Tôi sẽ truyền đạt cho họ những nguyên lý, những bài học truyền miệng và tất cả vốn hiểu biết của tôi cho các con tôi, các con của các thầy dạy tôi và cho tất cả các môn đệ cùng gắn bó bởi một lời cam kết và một lời thề đúng với Y luật mà không truyền cho một ai khác.



-   Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả năng và sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công.



-   Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và cũng không tự mình gợi ý cho họ; cũng như vậy, tôi cũng sẽ không trao cho bất cứ người phụ nữ nào những thuốc gây sẩy thai. Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết.



-   Tôi sẽ không thực hiện những phẫu thuật cắt sỏi mà dành công việc đó cho những người chuyên.



-   Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại nhất là tránh cám dỗ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô lệ.



-   Dù tôi có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội, trong và cả ngoài lúc hành nghề của tôi, tôi sẽ xin im lặng trước những điều không bao giờ cần để lộ ra và coi sự kín đáo trong trường hợp đó như một nghĩa vụ.



-   Nếu tôi làm trọn lời thề này và không có gì vi phạm tôi sẽ được hưởng một cuộc sống sung sướng và sẽ được hành nghề trong sự quý trọng mãi mãi của mọi người. Nếu tôi vi phạm lời thề này hay tôi tự phản bội, thì tôi sẽ phải chịu một số phận khổ sở ngược lại.



Lời thề Hippocrates có nội dung gì?





Một bản thảo của lời thề (nguồn:Wikipedia)



Lời thề Hippocrate vẫn được xem là một chuẩn mực y khoa và được sử dụng trong các buổi lễ ra trường của sinh viên y khoa trong không khí trang trọng. Để cập nhật phù hợp với nền y khoa ngày nay, Lời thề Hipprocrate phiên bản hiện đại được viết vào năm 1964 bởi Louis Lasagna, Hiệu trưởng của Trường Y khoa tại Đại học Tufts, và được sử dụng trong nhiều trường y khoa ngày nay. Nội dung lời thề được viết như sau:

“Tôi thề phải thực hiện, đến hết khả năng và sự phán đoán của tôi, giao ước này:



-   Tôi sẽ tôn trọng những thành quả khoa học của các thầy thuốc đi trước, và sẵn sàng chia sẻ kiến thức của mình cho những người tiếp nối.



-   Tôi sẽ ứng dụng, vì lợi ích của người bệnh, tất cả các biện pháp khi cần thiết, tránh sa vào việc điều trị thái quá và điều trị theo chủ nghĩa hư vô.



-   Tôi sẽ luôn nhớ rằng nghệ thuật của việc chữa bệnh hay của khoa học, cần sự ấm áp, cảm thông, và sự hiểu biết, điều đó có thể lớn hơn con dao của bác sĩ phẫu thuật hoặc thuốc của người dược sĩ.



-   Tôi sẽ không xấu hổ khi nói rằng "Tôi không biết", cũng sẽ không ngần ngại tham vấn ý kiến của các đồng nghiệp khi các kỹ năng của họ cần thiết cho việc phục hồi của bệnh nhân.



-   Tôi sẽ tôn trọng sự riêng tư của bệnh nhân, không được tiết lộ các vấn đề của họ. Quan trọng hơn, tôi không thể quyết định được sự sống và cái chết. Trên hết, tôi không thể đóng vai trò của Chúa trời.



-   Tôi sẽ luôn nhớ rằng mình không phải điều trị một cơn sốt, hay sự phát triển của khối u, mà là đang điều trị một người đang mắc bệnh, tình trạng bệnh có thể ảnh hưởng đến gia đình người đó và sự ổn định của nền kinh tế. Trách nhiệm của tôi bao gồm những vấn đề liên quan, để chăm sóc đầy đủ cho người bệnh.



-   Tôi sẽ tìm mọi cách để phòng bệnh bất cứ khi nào tôi có thể nhưng tôi sẽ luôn luôn tìm kiếm một phương hướng chữa cho tất cả các bệnh.



-   Tôi luôn nhớ rằng mình vẫn là một thành viên của xã hội, với những nghĩa vụ đặc biệt cho đồng bào của tôi, tâm trí và thể xác tôi cũng như các bệnh tật.



-   Nếu tôi không vi phạm lời thề này, tôi sẽ được tận hưởng cuộc sống mỹ mãn, được tôn trọng khi còn sống và nhớ đến mãi về sau. Tôi sẽ luôn làm việc để giữ gìn các truyền thống của điều mà tôi đã chọn và tôi sẽ có thể trải nghiệm niềm vui của việc cứu chữa những người tìm kiếm sự giúp đỡ của tôi.



Tác giả: Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hải Nam - Bệnh viện Chợ rẫy



 



Tài liệu tham khảo



1. Garrison, Fielding H. (1966), History of Medicine, Philadelphia: W.B. Saunders Company.




  1. Nuland, Sherwin B. (1988), Doctors, Knopf, ISBN 978-0-9539240-3-5.

  2. Adams, Francis (1891), The Genuine Works of Hippocrates, New York: William Wood and Company

  3. Jones, W.H.S. (1868), Hippocrates Collected Works I, Cambrodge: Harvard University Press, retrieved September 28, 2006.

  4. Nuland, Sherwin B. (1988), Doctors, Knopf, ISBN 978-0-9539240-3-5.

  5. Garrison, Fielding H. (1966), History of Medicine, Philadelphia: W.B. Saunders Company.

  6. https://kids.niehs.nih.gov/topics/environment-health

  7. Margotta, Roberto (1968), The Story of Medicine, New York: Golden Press.

  8. Martí-Ibáñez, Félix (1961), A Prelude to Medical History, New York: MD Publications, Inc., LCCN 61-11617.

  9. Iniesta, Ivan (20 April 2011), "Hippocratic Corpus", BMJ, 342: d688, doi:10.1136/bmj.d688, S2CID 220115185

  10. Singer, Charles; Underwood, E. Ashworth (1962), A Short History of Medicine, New York and Oxford: Oxford University Press, LCCN 62-21080.

  11. Rutkow, Ira M. (1993), Surgery: An Illustrated History, London and Southampton: Elsevier Science Health Science div, ISBN 978-0-8016-6078-8.

  12. "International Code of Medical Ethics". World Medical Association. Archived from the original on 2008-09-20.

  13. Rahman, Hakim Syed Zillur (1966), "Buqrat Aur Uski Tasaneef", Tibbia College Magazine.



 


aaaaaaaa
Hỗ trợ khách hàng
Các chuyên viên tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng giúp bạn. Xin vui lòng liên hệ một trong các số dưới đây để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn:

Chuyên viên CSKH - Pivie - Huyền Hân

0911002612 cskh@pivie.com.vn

Sẵn sàng hỗ trợ qua

Chuyên viên CSKH - Pivie - Huyền Hân

Chuyên viên CSKH - Pivie - Yến Nhi

0941269911 cskh@pivie.com.vn

Sẵn sàng hỗ trợ qua

Chuyên viên CSKH - Pivie - Yến Nhi
Biểu mẫu gửi yêu cầu
Hãy cho chúng tôi biết mong muốn của bạn. Chúng tôi sẽ liên hệ lại cho bạn ngay lập tức.