I. Tìm hiểu về ngành Y Dược

Y Dược là tên gọi chung cho các ngành thuộc ngành khoa học sức khỏe
1. Ngành Y Dược là gì?
Ngành Y Dược là tên gọi chung cho các ngành thuộc ngành khoa học sức khỏe. Trong đó, ngành Y là nghiên cứu về cơ chế hoạt động của các cơ quan, tế bào trong cơ thể người và cách điều trị các cơ quan, tế bào đó khi bị bệnh. Ngành Dược nghiên cứu về thuốc - một công cụ hỗ trợ chữa bệnh của ngành Y. Ngành Y Dược được phát triển từ các ngành khoa học cơ bản là toán học, hóa học, vật lý. Vì vậy, để theo đuổi ngành Y Dược, người học phải có thức nền tảng tốt về các môn học đó.
2. Tầm quan trọng của ngành Y Dược
Ngành Y Dược đóng vai trò chủ chốt trong đảm bảo sức khỏe cho con người. Ngành Y dược có hai nhiệm vụ quan trọng: chữa bệnh và phòng bệnh . Chữa bệnh là sử dụng các phương pháp y học và thuốc để đã được cấp phép lưu hành để điều trị cho các bệnh nhân ốm. Phòng bệnh là đưa ra các phương pháp tránh các tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn,...) lây lan, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Hai nhiệm vụ này luôn song hành, bổ trợ cho nhau để đảm bảo ổn định cho sức khỏe xã hội.
II. Ngành Y Dược trong bối cảnh xã hội hiện nay

Ngành Y Dược hiện nay vẫn thiếu nhân lực ở một số vùng
1. Nhu cầu về nhân lực
Ngành Y Dược là một ngành quan trọng trong xã hội tuy nhiên ở một số vùng chất lượng về ngành chưa được đảm bảo do thiếu nhân lực. Theo thống kê ở một số bệnh viện, trong một ca trực một bác sĩ có thể đảm nhiệm chăm sóc vài chục bệnh nhân. Vì vậy, xã hội hiện tại vẫn rất cần các nhân sự thuộc ngành Y dược.
2. Mức thu nhập có ổn định không?
Mức lương khởi điểm của một nhân viên y tế hiện nay đang rơi vào khoảng từ 3-5 triệu/tháng. Tuy nhiên, đây là một nghề có mức thu nhập phụ thuộc vào số năm kinh nghiệm tích lũy được. Một bác sĩ hay một dược sĩ lâu năm mức thu nhập bắt đầu vào khoảng 10 triệu trở lên.
3. Cơ hội việc làm sau khi ra trường của sinh viên Y Dược
Hiện nay, các sinh viên Y Dược sau ra trường đều có thể làm việc tại các cơ sở y tế trong hoặc ngoài nước. Các sinh viên ngành Y sau tốt nghiệp có thể làm:
- Bác sĩ
- Điều dưỡng
- Kỹ thuật viên xét nghiệm
- Hộ lý
Các sinh viên Dược sau tốt nghiệp đều có thể làm:
- Dược sĩ
- Dược tá
- Trình dược viên
- Chuyên viên kiểm định chất lượng thuốc
- Nhà nghiên cứu và phát triển thuốc
III. Yêu cầu, tố chất cần có trong ngành y tế

Các yếu tố cần có trong ngành y tế là chuyên môn, lòng trắc ẩn, kiên trì
1. Chuyên môn
Ngành Y tế yêu cầu chuyên môn cao vì vậy nhân sự trong ngành bắt buộc phải có kiến thức nền tảng chắc về ngành. Đối tượng của ngành là con người nên các nhân viên y tế cần có chuyên môn để tránh sai sót đáng tiếc trong quá trình điều trị bệnh.
2. Lòng trắc ẩn
Đối tượng chính của ngành y tế là người bệnh. Và họ thường hay có những cảm xúc đau buồn, tuyệt vọng. Nên những nhân sự làm trong ngành y tế cần hiểu những cảm xúc đó để thông cảm cho bệnh nhân, giúp cho bệnh nhân hợp tác tốt hơn trong quá trình điều trị bệnh.
3. Kiên trì
Kiên trì là yếu tố cần có của các bạn sinh viên Y Dược. Thời gian học ngành Y Dược dài khoảng 5-6 năm nên sinh viên cần kiên trì để vượt qua các môn học trong những năm học này. Sau tốt nghiệp, các bạn sinh viên cần kiên trì trau dồi thêm các kỹ năng và chuyên môn để đạt được thu nhập như mong muốn.
IV. Học Y nên chọn ngành nào? muôn vàn lựa chọn cho sinh viên Y Dược

Lựa chọn chuyên ngành Y nên dựa trên chuyên môn và cá tính của bạn
Để chọn ngành học y, bạn cần cân nhắc theo năng lực và cá tính của bản thân. Trong mục IV này, bài viết cung cấp cho bạn các thông tin tổng quan về các ngành đào tạo của ngành y theo điểm chuẩn từ trên xuống dưới.
1. Y đa khoa
Y đa khoa là chuyên ngành đào tạo bác sĩ đa khoa. Sinh viên tốt nghiệp ngành bác sĩ đa khoa được chữa bệnh bằng phương pháp y học hiện đại. Khoảng thời gian học bác sĩ đa khoa là 6 năm. Sau tốt nghiệp, sinh viên y đa khoa có thể chọn chuyên khoa bằng kỳ thi bác sĩ nội trú hoặc thực tập lâm sàng hai năm rồi thi chuyên khoa.
2. Răng hàm mặt
Răng hàm mặt là chuyên ngành đào tạo bác sĩ răng hàm mặt. Sinh viên tốt nghiệp ngành răng hàm mặt là bác sĩ răng hàm mặt. Bác sĩ răng hàm mặt chữa trị các bệnh về răng và thực hiện các phẫu thuật sửa chữa các vấn đề hàm mặt.
3. Y học cổ truyền
Y học cổ truyền là chuyên ngành đào tạo bác sĩ y học cổ truyền. Sinh viên tốt nghiệp ngành y học cổ truyền được chữa trị các bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền. Khoảng thời gian học ngành này là 6 năm. Một số phương pháp đặc trưng của bác sĩ y học cổ truyền có thể kể đến là châm cứu, bấm huyệt,...
4. Dược
Dược là chuyên ngành nghiên cứu về các phương pháp sản xuất và phân phối thuốc. Ngành Dược học 5 năm. Sau tốt nghiệp, sinh viên Dược có thể làm tại các nhà thuốc tư nhân, nhà thuốc bệnh viện, trình dược viên,...
5. Điều dưỡng
Điều dưỡng là một ngành không thể thiếu trong ngành Y. Nhiệm vụ của ngành điều dưỡng là thực hiện theo y lệnh của bác sĩ và chăm sóc bệnh nhân tại khoa. Hiện nay, chương trình cử nhân kéo dài 4 năm học. Sau tốt nghiệp, sinh viên ngành điều dưỡng có thể làm tại các bệnh viện hoặc phòng khám tư nhân.
6. Kỹ thuật viên
Kỹ thuật viên là một ngành y là những nhân sự được đào tạo để vận hành các thủ thuật và máy móc y tế. Hiện nay, kỹ thuật viên ngành y có thể liệt kê là kỹ thuật viên y sinh, kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh, kỹ thuật viên xét nghiệm. Hiện nay, ở Việt Nam, các chương trình đào tạo kỹ thuật viên tại các trường đại học kéo dài khoảng 4 năm.
V. Chi phí học tập của các ngành Y Dược
Chi phí học tập các ngành Y Dược hiện nay đang giao động từ vài chục đến vài trăm triệu. Chi phí này tùy thuộc vào cơ sở đào tạo là công lập hay tư nhân. Trong các năm tới, khi các trường y tự chủ kinh tế, con số học phí ngành Y có thể sẽ tăng mạnh. Học phí hiện nay một số trường y ở miền Bắc tự chủ một phần rơi vào 24 triệu/năm. Trong các năm tới nếu tự chủ hoàn toàn, học phí có thể rơi vào khoảng 35-40 triệu/năm. Học phí các trường y trong Nam đã tự chủ hoàn toàn hiện là 70 triệu/năm.
VI. Kết luận
Ngành Y Dược là một ngành đòi hỏi chuyên môn, nghiệp vụ cao và thời gian học lâu dài. Tuy nhiên, ngành Y là một ngành đáng để theo đuổi vì những kiến thức chuyên sâu thú vị về sức khỏe con người. Nếu bạn đang gặp khó khăn trên con đường chinh phục các tri thức ấy, bạn có thể tham khảo các khóa học của Pivie dưới đây:
- Combo 15 khóa học y khoa toàn diện
- Kỹ năng ôn thi bác sĩ nội trú
- Hướng dẫn sử dụng kháng sinh trên lâm sàng