Ngành Điều dưỡng là gì? Học ngành Điều dưỡng ra trường làm gì?

23/10/2023 - 12:00 649 lượt xem
A A- A+ []

I. Tổng quan về hệ thống y tế Việt Nam


Hệ thống y tế Việt Nam bao gồm y tế Nhà nước và y tế tư nhân

Hệ thống y tế ở Việt Nam bao gồm y tế Nhà nước và y tế tư nhân. Y tế Nhà nước được quản lý và vận hành bởi Chính phủ, được tài trợ bởi ngân sách nhà nước. Y tế nhà nước hiện nay được phân ra bốn cấp bao gồm: cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, cấp trung ương. Y tế tư nhân được vận hành bởi các tổ chức không phải do chính phủ quản lý. Hai hệ thống này hoạt động song song cùng với nhau, cùng nhau mang lại lợi ích cho người dân.

II. Kiến thức chung về Ngành Điều dưỡng


Ngành Điều dưỡng là một ngành nghề thuộc khối ngành sức khỏe

1. Ngành Điều dưỡng là gì? Điều Dưỡng viên là gì?

Ngành điều dưỡng là một ngành nghề thuộc khối ngành chăm sóc sức khỏe. Những người thực hiện các nghiệp vụ trong ngành điều dưỡng là điều dưỡng viên. Nhiệm vụ của điều dưỡng viên là phối hợp cùng bác sĩ, nhân viên y tế khác theo dõi, chăm sóc sức khỏe bệnh nhân.

2. Vai trò của Điều dưỡng viên trong hệ thống y tế

Điều dưỡng viên có bốn vai trò chính: người chăm sóc, người tư vấn, người bảo vệ quyền lợi cho người bệnh, người truyền tin.

Người chăm sóc: Người điều dưỡng có vai trò chăm sóc, theo dõi tận tình sức khỏe bệnh nhân. Việc theo dõi sát sao sức khỏe giúp cho người bệnh nhanh chóng phục hồi, nâng cao hiệu quả điều trị.

Người tư vấn: Điều dưỡng viên là người có chuyên môn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, vai trò của họ là hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các phương pháp giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Để hoàn thành tốt vai trò này, điều dưỡng viên cần có kỹ năng giao tiếp tốt.

Người bảo vệ quyền lợi cho người bệnh: Trong bệnh viện, điều dưỡng viên là người gần gũi nhất với bệnh nhân. Họ chính là cầu nối giữa bệnh nhân và bệnh viện. Trong quá trình bệnh nhân lưu viện, nếu họ có thắc mắc về quyền lợi hay các chế độ bảo hiểm, điều dưỡng có thể giải đáp ngay giúp họ.

Người truyền tin: Điều dưỡng viên là người thực hiện theo các y lệnh của bác sĩ. Họ chính là những người truyền tin giữa bác sĩ và bệnh nhân. Khi bệnh nhân có vấn đề cần giải đáp, họ có thể truyền đạt cho điều dưỡng và điều dưỡng chuyển giúp câu hỏi tới bác sĩ.

3. Học khối nào để vào ngành Điều dưỡng?

Hiện nay, khối chính để xét tuyển vào ngành Điều dưỡng là B00 (Toán, Hóa, Sinh). Hiện nay, ở một số trường tư nhân có ngành điều dưỡng có tuyển thêm các khối A00 (Toán, Lý, Hóa), A11 (Toán, Hóa học, Giáo dục công dân), B03 (Toán, Ngữ văn, Sinh học).

III. Lộ trình đào tạo cử nhân Điều Dưỡng tại Việt Nam


Hiện nay, lộ trình đào tạo cử nhân điều dưỡng tại Việt Nam là 4 năm

Hiện nay, ở Việt Nam có đào tạo cử nhân điều dưỡng hệ chính quy trong thời gian 4 năm. Trong 2 năm đầu, cử nhân điều dưỡng học các môn y học cơ sở như: giải phẫu, sinh lý, hóa sinh,... Song song quá trình học các môn cơ sở, sinh viên điều dưỡng được học các môn tiền lâm sàng liên quan đến các kỹ năng cần có của một điều dưỡng. Bắt đầu từ năm thứ ba trở đi, sinh viên điều dưỡng đi thực tập ở bệnh viện. Tại đây, các sinh viên được học trực tiếp trên bệnh nhân, xử lý các tình huống diễn ra trong bệnh viện. Giai đoạn này rất quan trọng, giúp nâng cao tay nghề của một điều dưỡng.

IV. Vì sao sinh viên nên chọn học ngành Điều dưỡng?

Điều dưỡng là một trong những nghề được xã hội tôn trọng và được đánh giá cao trên toàn thế giới. Ngành Điều dưỡng có vai trò rất quan trọng trong hệ thống y tế, là cầu nối giữa bệnh nhân và bác sĩ. Trong quá trình học tập, sinh viên điều dưỡng được trang bị rất nhiều kiến thức về y học, giao tiếp, xử lý tình huống với bệnh nhân. Hơn nữa, cơ hội việc làm của cử nhân điều dưỡng rất rộng mở. Họ có thể làm trong các cơ sở y tế Nhà nước lẫn tư nhân. Vì vậy, với mức điểm chuẩn hợp lý như hiện nay, ngành Điều dưỡng là một ngành đáng học.

V. Cử nhân Điều dưỡng ra trường làm gì?


Có nhiều lựa chọn cho cử nhân điều dưỡng sau tốt nghiệp

Cử nhân điều dưỡng ra trường được làm việc tại các cơ sở y tế trên cả nước. Hiện nay, sau tốt nghiệp, cử nhân điều dưỡng có thể làm điều dưỡng đa khoa, điều dưỡng hộ sinh, điều dưỡng nha khoa.

1. Điều dưỡng đa khoa

Điều dưỡng đa khoa cơ bản có nhiệm vụ giống như những điều dưỡng khác. Tuy nhiên, vai trò của họ chuyên sâu về thực hiện các biện pháp phục hồi chức năng, phổ biến công tác phòng bệnh, theo dõi bệnh nhân vào viện/ra viện.

2. Điều dưỡng hộ sinh

Điều dưỡng hộ sinh là những điều dưỡng chuyên về chăm sóc sản phụ. Vai trò của họ là tư vấn trước sinh, hỗ trợ sinh nở và chăm sóc sau sinh. Điều dưỡng hộ sinh có thể làm việc tại các khoa sản của bệnh viện, phòng khám sản hoặc các cơ sở chăm sóc sức khỏe mẹ và bé.

3. Điều dưỡng nha khoa

Điều dưỡng nha khoa là những điều dưỡng chuyên hỗ trợ bác sĩ nha khoa trong quá trình thăm khám bệnh nhân. Vai trò của điều dưỡng đa khoa là đón tiếp bệnh nhân, hỗ trợ bệnh nhân chuẩn bị tâm lý trước khi thực hiện các thủ thuật trong điều trị răng miệng. Ngoài ra, điều dưỡng nha khoa có thể thực hiện một số kỹ thuật cơ bản như lấy cao răng, nhổ răng sữa,...

VI. Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành Điều Dưỡng

1. Mức lương các vị trí trong ngành Điều dưỡng

Điều dưỡng là một ngành có mức lương tăng theo số năm kinh nghiệm. Hiện nay, sinh viên mới tốt nghiệp ngành điều dưỡng có mức lương khoảng 3-4 triệu. Đối với nhân sự có thâm niên trên 5 năm trong ngành điều dưỡng, mức lương trung bình đạt từ 10 triệu.

2. Cơ hội làm việc ở nước ngoài

Ngành điều dưỡng là một trong những ngành có nhu cầu tuyển dụng rất lớn tại các nước phát triển như Đức, Nhật, Úc,... Vì vậy, đối với những điều dưỡng có khoảng hai năm kinh nghiệm có thể cân nhắc cơ hội làm việc tại các nước trên để nâng cao chuyên môn và tay nghề. 

VII. Những thách thức trong ngành Điều dưỡng


Ngành điều dưỡng cũng có một số rủi ro nhất định

Một số rủi ro trong ngành điều dưỡng có thể kể đến như:

Nguy cơ lây nhiễm bệnh cao: Môi trường làm việc của điều dưỡng là bệnh viện. Đây là nơi chứa rất nhiều các mầm bệnh. Vì vậy, điều dưỡng viên rất dễ lây nhiễm các bệnh. Để tránh điều này, điều dưỡng cần tuân thủ các quy tắc an toàn khi làm việc, mặc đồ bảo hộ khi làm việc ở những môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao và khám sức khỏe định kỳ thường xuyên.

Phụ trách nhiều đầu việc khác nhau: Điều dưỡng là cầu nối giữa bệnh nhân và bác sĩ. Họ là người thực hiện theo các y lệnh của bác sĩ và thay bác sĩ theo dõi bệnh nhân sát sao trên khoa. Vì vậy, công việc hàng ngày của họ có thể liệt kê là kiểm soát thuốc, tiêm thuốc, theo dõi bệnh nhân sau tiêm thuốc, di chuyển giữa các bệnh nhân để theo dõi sát sao.

Áp lực cao: Hiện nay, số lượng bệnh nhân ở một số bệnh viện lớn nên một điều dưỡng có thể phụ trách tới vài chục bệnh nhân. Vì vậy, việc đảm nhận nhiều đầu việc và nhiều bệnh nhân có thể khiến điều dưỡng stress. Để tránh điều này, điều dưỡng viên nên có các phương án giải lao sau mỗi ca làm việc căng thẳng

VIII. Cần rèn luyện những kỹ năng gì để trở thành Điều dưỡng viên xuất sắc

Điều dưỡng là một nghề có lương tăng theo thâm niên năm làm việc. Vì vậy, để trở thành một điều dưỡng viên xuất sắc, bạn cần rèn các kỹ năng sau:

Giao tiếp: Điều dưỡng viên phải có kỹ năng giao tiếp hiệu quả với bác sĩ trong kíp trực và bệnh nhân để truyền đạt đầy đủ thông tin tránh xảy ra hiểu lầm trong quá trình làm việc. Để làm tốt kỹ năng này, điều dưỡng viên cần rèn kỹ năng nói ngắn gọn, dễ hiểu, sử dụng từ ngữ phù hợp với từng đối tượng giao tiếp.

Kỹ năng lâm sàng: Điều dưỡng viên phải thành thạo các kỹ năng lâm sàng cơ bản như tiêm truyền, hút dịch, đặt sonde. Việc thành thạo các kỹ năng này giúp cho điều dưỡng hoàn thành tốt vai trò của mình, tránh gây các tổn thương không đáng có cho bệnh nhân, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Kỹ năng quản lý thời gian: Hiện nay, số lượng bệnh nhân ở các cơ sở y tế ngày càng gia tăng. Vì vậy, để đảm bảo các bệnh nhân đều được chăm sóc chu đáo, điều dưỡng viên cần phân bổ thời gian cho từng bệnh nhân một cách hợp lý.

IX. Thực trạng của ngành Điều dưỡng tại Việt Nam hiện nay

Điều dưỡng là một ngành nghề quan trọng trong hệ thống y tế. Tuy nhiên, hiện nay nhân lực cho ngành này còn thấp. Theo thống kê của Hội Điều dưỡng Việt Nam, tỷ lệ điều dưỡng/10000 dân là 11,4 - đây là một con số thấp. Vì vậy, ở mỗi bệnh viện, một điều dưỡng có thể phải chăm sóc tới vài chục bệnh nhân. Hiện nay, nhân lực cho ngành này chủ yếu ở trình độ Trung cấp, tỷ lệ điều dưỡng tốt nghiệp Cao đẳng trở lên là 4%. Bởi vậy, theo học ngành điều dưỡng hiện nay là một lựa chọn tốt.

Kết luận

Ngành Điều dưỡng là cầu nối giữa bệnh viện và bệnh nhân. Nếu thiếu vai trò của họ, bệnh viện không thể vận hành được. Vì vậy, với mức điểm chuẩn hợp lý như hiện nay, theo học ngành điều dưỡng là một lựa chọn tốt. Và trong quá trình học ngành điều dưỡng, bạn muốn nâng cao chuyên môn hay kỹ năng nào về khối ngành sức khỏe, bạn có thể tham khảo các khóa học sau của Pivie:

- Bệnh lý hô hấp ở trẻ em

- Hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh
 

Bình luận Facebook
Đánh giá tin tức
5.0
Chưa có đánh giá
0%
0%
0%
0%
0%
Gửi đánh giá
Xem thêm
19/07/2024
Diễn giả Ths. BSNT Lương Tuấn Hiệp đã có những chia sẻ rất cụ thể  về lợi ích của nghiên cứu khoa học khi còn là học viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Lựa chọn con đường Ngoại khoa chuyên ngành Tiêu hóa, dù khối lượng công việc dày đặc, BS Hiệp vẫn luôn giữ cho mình niềm đam mê khoa học, nhiệt huyết không ngừng nghỉ trên hành trình nghiên cứu.
Đọc tiếp
16/07/2024
Để đạt thành tích cao trong bài thi môn Giải phẫu và chinh phục bộ môn giải phẫu, TS BS Lê Mạnh Thường, đã có những lưu ý quan trọng về phương pháp học tập bộ môn này.
Đọc tiếp
02/01/2024
Rối loạn nhịp tim là bệnh lý tim mạch rất phổ biến, có thể xảy ra với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, biểu hiện với việc nhịp tim quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Dựa vào cách thức rối loạn và những biểu hiện cụ thể, có thể chia rối loạn nhịp thành nhiều loại nhưng phổ biến nhất là 6 loại rối loạn như sau:
Đọc tiếp
02/01/2024
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao rất nhiều người xung quanh bị phát hiện mắc bệnh ung thư? Nhất là những năm gần đây các trường hợp được phát hiện mắc ung thư đột ngột tăng lên, điều đó có phải là do phương pháp chẩn đoán tốt hơn, hiệu quả hơn? Vậy đâu là cơ chế khiến các tế bào ung thư kích hoạt trong cơ thể bình thường? Cùng Pivie tìm hiểu tận gốc vấn đề dẫn đến căn bệnh gây ám ảnh này ngay dưới đây nhé!
Đọc tiếp
30/10/2023
Bạn có thể tham khảo website, các bài đăng trên mạng xã hội và thông cáo báo chí gần đây để có thêm thông tin cần thiết, cũng như sẵn sàng trả lời cho câu hỏi vì sao bạn lại phù hợp với tổ chức đó.
Đọc tiếp
26/10/2023
Cuộc phỏng vấn ngắn ngủi là cơ hội, thách thức để bạn tạo ấn tượng và thuyết phục nhà tuyển dụng. Xem ngay bài viết Tổng hợp kinh nghiệm phỏng vấn bác sĩ và bộ 10 câu hỏi thường gặp!
Đọc tiếp
23/10/2023
Học y nên chọn ngành nào để phù hợp với năng lực và cá tính của bản thân. Xem ngay bài viết để có câu trả lời nhé!
Đọc tiếp
20/10/2023
Bác sĩ nội trú là chương trình học sau tốt nghiệp dành cho những sinh viên Y khoa chính quy sau khi đã hoàn thành xong chương trình Đại học và mong muốn học lên cao hơn.
Đọc tiếp
Hỗ trợ khách hàng
Các chuyên viên tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng giúp bạn. Xin vui lòng liên hệ một trong các số dưới đây để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn:

Chuyên viên CSKH - Pivie

0941269911 cskh@pivie.com.vn

Sẵn sàng hỗ trợ qua

Chuyên viên CSKH - Pivie
Biểu mẫu gửi yêu cầu
Hãy cho chúng tôi biết mong muốn của bạn. Chúng tôi sẽ liên hệ lại cho bạn ngay lập tức.