Tổng hợp kinh nghiệm phỏng vấn bác sĩ và bộ 10 câu hỏi thường gặp

26/10/2023 - 14:20 3.357 lượt xem
A A- A+ []

I. Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc, nên lưu ý những gì?


Những kinh nghiệm về phỏng vấn dưới đây giúp bạn gây ấn tượng, tạo sự thiện cảm đối với nhà tuyển dụng   

1. Chuẩn bị những gì trước khi phỏng vấn?

- Tìm hiểu về cơ sở y tế và vị trí mà bạn ứng tuyển

Trước khi tham gia ứng tuyển bác sĩ bạn cần phải tìm hiểu rõ về một số thông tin của cơ sở y tế bạn tuyển dụng như: Lịch sử hình thành và phát triển, các dịch vụ mà cơ sở y tế có thể cung cấp, môi trường làm việc của cơ sở y tế đó ra sao,... Điều này giúp bạn có khả năng tự soi chiếu bản thân để có thể nhìn nhận bạn có phù hợp với môi trường làm việc của cơ sở y tế hay không. Việc tìm hiểu một cách chọn lọc những thông tin cần thiết có thể dựa trên các website tuyển dụng, các hội nhóm về y khoa hoặc đồng nghiệp của bạn,… Ban tuyển dụng sẽ ấn tượng và có nhiều thiện cảm khi bạn thể hiện sự quan tâm và mong muốn với vị trí ứng tuyển cũng như mức độ hiểu biết về cơ sở y tế bạn mong muốn làm việc.

- Tham khảo các câu phỏng vấn thuộc chuyên ngành lĩnh vực y mà bạn cần ứng tuyển trên trang mạng uy tín

Tìm tòi và học hỏi các câu hỏi phỏng vấn về lĩnh vực y khoa bạn ứng tuyển giúp bạn có cái nhìn tổng quan về cách thức phỏng vấn khi bạn tham gia ứng tuyển. Việc này giúp bạn có thời gian lên kịch bản trước bộ câu trả lời của riêng mình sao cho phù hợp với bối cảnh làm việc và vị trí bạn mong muốn làm việc. Thêm vào đó giúp bạn có sự tự tin khi tham gia phỏng vấn nhờ vào sự hiểu biết về bộ câu hỏi có thể có và thể hiện sự trả lời khôn khéo, gây ấn tượng đối với nhà tuyển dụng.

- Học hỏi các kỹ năng, kinh nghiệm trả lời phỏng vấn được những người đi trước chia sẻ

Tham vấn từ những người đi trước có kinh nghiệm ứng tuyển giúp bạn tránh được những lỗi sai không đáng có qua việc học hỏi từ họ. Đồng thời xây dựng được tư duy đúng đắn khi tham gia phỏng vấn để từ đó tăng khả năng thành công trong công cuộc ứng tuyển. Việc học hỏi kỹ năng và kinh nghiệm từ các tiền bối còn giúp bạn thể hiện sự đam mê với công việc, mong muốn không ngừng học hỏi và phát triển mà qua đó trong bất cứ hoàn cảnh nào bạn cũng có thể tự mình xoay xở với các vấn đề cần giải quyết cũng như xây dựng mối quan hệ gắn bó hơn đối với những người đi trước đã có kinh nghiệm tạo tiền đề cho.

- Thực hành và trả lời phỏng vấn trước

Thực hành trước một số câu hỏi mà giúp bạn tăng sự tự tin khi tham gia phỏng vấn bởi lẽ, nhờ vào quá trình đó đó bạn đã giúp mình chuẩn bị tinh thần trước đối với các tình huống có thể có cũng như tạo cho bạn khả năng ứng biến khi gặp những câu hỏi hóc búa.

Nhà tuyển dụng đôi lúc sẽ muốn kiểm tra bạn về khả năng xử lý tình huống và kỹ năng ứng biến qua việc hỏi các câu hỏi bất ngờ, không liên quan, nằm ngoài những thông tin cơ bản như thông tin cá nhân hay lĩnh vực bạn ứng tuyển mà thay vào đó đặt bạn vào các bối cảnh khác nhau mà bạn cần vận dụng sự khéo léo, kinh nghiệm từ đời sống, công việc để giải quyết. Việc tập duyệt trước chính là một cách giúp bạn gia tăng sự mềm dẻo, khôn ngoan trong quá trình phỏng vấn phù hợp với nhà tuyển dụng.

2. Đúng hẹn, trang phục phù hợp


Đến đúng giờ và mặc trang hợp phù hợp khi tham gia phỏng vấn thể hiện sự chuyên nghiệp và tôn trọng 

Việc đến nơi phỏng vấn đúng hẹn là một cách giúp cho bạn thể hiện sự chuyên nghiệp với nhà tuyển dụng. Sự chậm trễ của sự có mặt tại nơi phỏng vấn có thể khiến cho bạn mất điểm trong mắt họ vì điều đó thể hiện bạn thiếu sự chuẩn bị cũng như thiếu trách nhiệm đối với cơ sở y tế bạn mong muốn làm việc ngoài ra còn làm mất thời gian không đáng có của bạn và nhà tuyển dụng. Do đó tính toán thời gian đến nơi phỏng vấn trước khoảng 10 - 15 phút là cách giúp cho bạn không bị rơi vào tình huống bị động, gây mất điểm.

Thêm vào đó trang phục phù hợp cũng là một trong những yếu tố giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Trang phục chỉnh tề, gọn gàng giúp bạn thể hiện thái độ tôn trọng và nghiêm túc đối với quy trình ứng tuyển cũng như cơ sở y tế bạn mong muốn làm việc. Do đó khi tham gia phỏng vấn bạn nên lựa chọn những trang phục đơn giản, lịch sự, gọn gàng để phù hợp với bối cảnh. Nhằm tránh sự bị động cũng như sự cố ngoài ý muốn, bạn nên chuẩn bị vào hôm trước phỏng vấn bộ trang phục phù hợp và treo sẵn chúng để có thể nhanh chóng khoác lên người bộ trang phục tránh trường hợp lúng túng, trễ giờ một cách không đáng có.

3. Kỹ năng trả lời các câu hỏi phỏng vấn viên

- Thái độ tự tin, thẳng thắn, thành thật

Một bác sĩ có năng lực không chỉ giỏi về mặt chuyên môn mà còn phải sở hữu kỹ năng giao tiếp khéo léo. Vì một phần đặc thù của công tác hành nghề bác sĩ là tư vấn sức khỏe cũng như báo tin xấu cho người bệnh và gia đình họ. Do vậy, khi thể hiện được sự tự tin khi giao tiếp có thể giúp cao ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Ngoài ra thái độ tự tin khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn còn thể hiện khí chất chuyên nghiệp, sự uy tín trong công việc ở bạn góp phần gia tăng khả năng được nhận vào làm việc tại cơ sở y tế bạn mong muốn. Để đạt được điều trên, giữ tinh thần thật bình tĩnh và tự tin, trả lời câu hỏi một cách mạch lạc, rõ ràng là điều tất yếu mà bạn cần có khi tham gia tuyển dụng.

- Phong thái đĩnh đạc: tư thế, ánh mắt

Đặc thù của công việc bác sĩ là tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân do đó phong thái đĩnh đạc thể hiện qua tác phong, thần thái, cách nói chuyện và đi lại cũng như ánh mắt tự tin là điều cần có để người bệnh có sự tin tưởng khi giao sức khỏe của họ cho người bác sĩ. Vì vậy, yêu cầu ở nhà tuyển dụng cũng hợp lẽ khi xem xét về cách ứng xử, phong thái làm việc và giao tiếp của bạn. Do đó, một cách có thể giúp bạn ghi điểm qua khi tham gia phỏng vấn là việc ngồi thẳng cũng như nhìn vào mắt nhà tuyển dụng.

- Trả lời câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng đúng trọng tâm

Trả lời câu hỏi đúng trọng tâm một cách mạch lạc giúp cho nhà tuyển dụng hiểu rằng bạn dễ dàng nắm rõ vấn đề và câu hỏi phỏng vấn. Điều này không những giúp bạn nâng cao thái độ chuyên nghiệp trong công việc mà còn thể hiện khả năng tư duy đúng đắn, hiểu đúng và rõ trọng tâm vấn đề cần giải quyết cũng như sở hữu những kinh nghiệm và kiến thức đầy đủ, phù hợp  để đối mặt các bài toán đặt ra trong quá trình hành nghề cũng như đời sống cá nhân, xã hội.

- Tránh nói câu "em không biết"

Việc nói trả lời “em không biết” sẽ mang lại cảm giác thụ động trong quá trình học hỏi ở bạn và còn có thể mang đến cảm giác tiêu cực ở nhà tuyển dụng. Vì điều đó thể hiện sự thiếu ý chí mở mang tri thức, kỹ năng cũng như sự thiếu cố gắng trong quá trình giải quyết các vấn đề có thể có.

Do đó thay vì trả lời như cách trên bạn có thể trả lời qua câu “em chưa biết” cùng với “em sẽ nghiên cứu và tìm hiểu thêm về nó”. Điều này góp phần thể hiện rằng trong tương lai bạn có thể sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề và cách giải quyết mà nhà tuyển dụng đặt ra qua việc mày mò, tìm hiểu các kiến thức và kinh nghiệm mình chưa có. Thông qua đó thể hiện bạn là một người có ý chí  học hỏi, không ngừng phát triển bản thân.

II. Bộ 10 câu hỏi phỏng vấn bác sĩ thường gặp khi đi xin việc


Bộ câu hỏi phỏng vấn thường gặp khi tham gia tuyển dụng bác sĩ bạn cần phải biết

1. Hãy giới thiệu về bản thân

Phần lớn các nhà tuyển dụng sẽ dùng câu hỏi này để bắt đầu buổi phỏng vấn với bạn. Mục đích không chỉ giúp nhà tuyển dụng nắm rõ khái quát thông tin mà còn nhằm đánh giá phong thái và cách trình bày của người ứng viên bác sĩ. Tùy thuộc vào cách trình bày cũng như sự thể hiện về tác phong, thần thái của bạn mà từ đó nhà tuyển dụng sẽ đặt ra các câu hỏi phù hợp tiếp theo với mục tiêu đánh giá kỹ năng, thái độ để xem xét có phù hợp với vị trí nghề nghiệp bác sĩ ở cơ sở y tế bạn mong muốn làm việc.

Gợi ý trả lời: Để có thể đưa ra câu trả lời tốt, bạn cần nêu ra một cách khái quát chung về các thông tin cá nhân có liên quan và hữu ích đến việc làm cũng như vị trí bạn ứng tuyển gồm có trình độ học vấn, kinh nghiệm hành nghề, mục tiêu sự nghiệp,… Bên cạnh đó, bạn nên cân nhắc giới thiệu bản thân một mạch lạc và rõ ràng theo trình tự về thời gian giúp nhà tuyển dụng đánh giá bạn về khả năng mô tả, tóm tắt nội dung cũng như dễ dàng theo dõi và nắm bắt thông tin bạn cung cấp. Những thông tin trên nên gói gọn trong vòng tối đa là 2 phút.

2. Bạn biết thông tin tuyển dụng từ đâu? 

Câu hỏi về thông tuyển dụng là một cách khác thể hiện sự mong muốn làm việc tại cơ sở y tế bạn phỏng vấn. Điều đó cho thấy sự khát khao trong công cuộc cống hiến cho cơ sở y tế cũng như có mục tiêu rõ ràng, lý tưởng mà nhờ đó một phần nào cho thấy sự cam kết làm việc lâu dài, uy tín của bạn đối với cơ sở làm việc trong tương lai. Ngoài ra câu hỏi này có thể giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ về hiệu quả của quy trình tuyển dụng với các khoản về xây dựng và quảng bá thương hiệu nhằm thu hút ứng viên.

Gợi ý trả lời: Để trả lời câu hỏi này bạn nên thành thật với lý do bạn biết đến thông tin về tuyển dụng ở cơ sở y tế đó. Vì nhà tuyển dụng nắm rất rõ về cách vận hành của quy trình ứng tuyển của cơ sở làm việc của họ, bên cạnh đó việc trả lời thành thật còn cho thấy bạn là con người thành thật, minh bạch trong quy trình phỏng vấn. Câu hỏi này có thể không cần thiết trong quá trình phỏng vấn nhưng để ghi điểm bạn có thể thể hiện sự tìm hiểu của bản thân về cơ sở làm việc cũng như mong muốn được công tác hành nghề tại cơ sở đó.

3. Tại sao bạn lại ứng tuyển vào bệnh viện chúng tôi?

Câu hỏi này nhằm đánh giá những điều gì mà bạn đã cân nhắc và mong muốn đạt được khi làm việc tại cơ sở y tế tổ chức tuyển dụng cũng như bạn mong muốn nhận lại gì khi làm việc tại nơi đây. Do đó trả lời một cách khôn ngoan, thể sự cân bằng trong lợi ích cá nhân và tập thể để có thể gây ấn tượng trong quá trình phỏng vấn.

Gợi ý trả lời: Để trả lời câu hỏi này một cách khéo léo bạn nên nói về sự quan trọng cũng như sứ mệnh của cơ sở y tế bạn muốn làm việc đồng thời thể hiện sự mong muốn khi làm việc ở nơi có những tầm nhìn và sứ mệnh như vậy. Đồng thời cũng nên thể hiện khao khát làm việc ở nơi chuyên nghiệp, được học hỏi và nâng cao tay nghề, vận dụng điều đã học để cứu chữa bệnh nhân mà những điều đó có thể đạt được và cống hiến cho xã hội thông qua công tác làm việc tại nơi đây.

4. Bạn mong muốn làm ở vị trí nào? tại sao?

Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng xác định rõ kỳ vọng của người ứng viên, xem xét xem họ đang quan tâm tới vị trí công việc nào. Điều quan trọng của câu hỏi này là để nhà tuyển dụng có thể xác định được bạn đang coi trọng vào điều gì và dựa vào điều đó để thuyết phục bạn tham gia vị trí phù hợp với bạn hoặc cân nhắc bạn có phù hợp với vị trí bạn mong muốn hay không.

Gợi ý trả lời: Bạn nên thể hiện kinh nghiệm của bạn ở vị trí mong muốn nếu có hoặc thể hiện các tố chất ở bạn phù hợp với vị trí mong muốn. Thêm vào đó, hãy thể hiện mình là người có trách nhiệm đảm bảo với khối lượng công việc tương xứng với vị trí ứng tuyển cũng như khả năng thích nghi trong các điều kiện công việc cụ thể khác nhau để giúp nhà tuyển dụng thấy được bạn có khả năng làm việc tại vị trí mong muốn.

5. Bạn có thế mạnh gì?


Thể hiện các điểm mạnh của bản thân một cách khéo léo và khôn ngoan là rất cần thiết khi tham gia phỏng vấn  

Câu hỏi này giúp ứng viên có sự suy nghĩ và thể hiện các ưu điểm về năng lực, kinh nghiệm của bản thân. Đồng thời thông qua đó có thể giúp nhà tuyển dụng đánh giá được đức tính khiêm tốn ở bạn khi chia sẻ các thế mạnh của bản thân mình cũng như nhìn nhận rõ được giá trị thực sự của người ứng viên một cách khéo léo. Ngoài ra còn giúp nhà tuyển dụng thấy được các điểm mạnh nổi trội của bạn so với các ứng viên khác

Gợi ý trả lời: Thể hiện các điểm mạnh mà bạn tự tin khi trình bày với mọi người để qua đó khi khai thác sâu hơn bạn không vào thế “bí” khi được đặt thêm các câu hỏi. Bạn có thể đưa ra các thế mạnh về hoạt động hoặc kinh nghiệm bạn đạt được. Các ví dụ có thể là kinh nghiệm có được từ những nơi bạn đã từng công tác làm việc hoặc từng có cơ hội tham gia thực tập khi còn đi học ở nhà trường, hoặc các hoạt khác nhưng có ý nghĩa đối với bạn cũng như phù hợp với công việc ứng tuyển thì cũng nên kể ra bằng một cách khéo léo và ngắn gọn. Tuy nhiên bạn cũng nên thể hiện mình là một người khiêm tốn, không phô trương qua việc trả lời một cách ngắn gọn, đầy đủ và khéo léo.

6. Bạn có kinh nghiệm làm việc ở đâu chưa?

Kinh nghiệm làm việc giúp bạn thể hiện được bạn là người đã có kinh nghiệm và có khả năng làm việc với các vị trí nhất định. Việc thể hiện các tổ chức bạn từng làm việc cũng như vị trí, vai trò của bạn còn giúp bạn cho thấy sự uy tín về chuyên môn, kỹ năng cũng như trách nhiệm của bạn.

Gợi ý trả lời: Bạn có thể trả lời với các chức vụ và tổ chức bạn từng làm qua với thái độ tích cực, tránh thái độ phàn nàn về nơi làm cũ vì có thể khiến nhà tuyển dụng cho rằng bạn là người nhỏ nhen, không hòa đồng. Bên cạnh đó thể hiện kinh nghiệm của bạn khi làm các công việc cũ là phù hợp với công việc bạn mong muốn được ứng tuyển cũng như mong muốn không ngừng phát triển trong công việc.

7. Định hướng tương lai của bạn như thế nào?

Nhà tuyển dụng thông câu hỏi này nhằm xác định xem bạn có hiểu rõ về ngành nghề ứng tuyển cũng năng lực của bản thân họ hay không. Thêm vào đó còn hiểu hơn về tham vọng của bạn là gì. Người có tham vọng lớn thường sẽ có động lực thúc đẩy mạnh mẽ cùng với sự quyết tâm cao độ để cố gắng đạt mục tiêu của mình. Tuy vậy, khi nói về chủ đề mục tiêu thì tố chất “biết mình biết ta” sẽ có khả năng được đánh giá cao vì khi bạn nói cho nhà tuyển dụng nghe về các định hướng của mình và nó phù hợp với điều kiện hiện tại của bạn cũng như cơ sở việc làm thì điều này có thể gây thuyết phục hơn những tham vọng quá khó để đạt được. Thêm vào đó, nhà tuyển dụng có thể biết được rằng bạn có muốn gắn bó một cách lâu dài với vị trí việc làm cũng như cơ sở y tế mà họ đang ứng tuyển không hay bạn chỉ xem đây là một bước đệm cho tương lai sau này của bạn.

Gợi ý trả lời: Để trả lời một cách khôn ngoan câu hỏi này bạn nên thể hiện một cách chắc chắn rằng định hướng nghề nghiệp của bạn là phù hợp với ngành nghề bạn ứng tuyển đồng thời thể hiện sự đồng nhất giữa định hướng bạn trình bày trong quá trình phỏng vấn với mục tiêu nghề nghiệp bạn thể hiện trong CV xin việc. Điều quan trọng hơn cả, bạn nên cho thấy được cam kết của bạn về việc cống hiến cho cơ sở y tế, thể hiện gắn mục tiêu của cá nhân với mục tiêu chung của tổ chức

8. Khi bị áp lực trong công việc, bạn thường làm gì? 

Câu hỏi này nhằm giúp nhà tuyển dụng cách bạn xử lý đối áp lực trong công việc ra sao, bạn cân bằng giữa công việc và đời sống như thế nào. Thông qua đó có thể đánh giá được khả năng làm việc, tính thích nghi và điều hòa giữa công việc và đời sống cá nhân của bạn. Bên cạnh đó còn giúp xác định tính cách cũng như hiểu rõ hơn con người của bạn.

Gợi ý trả lời: Bạn có thể mô tả về những cách thức giúp bạn giải tỏa áp lực thông qua các sở thích cá nhân như nghe nhạc, chơi thể thao. Hoặc gặp đi chơi hay đi du lịch cùng gia đình, bạn bè. Nhìn chung có rất nhiều cách giúp bạn có thể giải tỏa áp lực và cân bằng ổn định giữa công việc và đời sống cá nhân, xã hội.

9. Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu? 


Mức lương bạn mong muốn phải phù hợp với kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên môn và kỹ năng của bạn 

Khi nhà tuyển dụng hỏi về vấn đề này thì thực ra họ đang thực hiện tìm hiểu về giá trị sức lao động của bạn cùng với sự đánh giá mức lương phù hợp với chuyên môn, kỹ năng làm việc của bạn ra sao. Câu hỏi này đồng thời còn giúp nhà tuyển dụng đo lường khả năng phù hợp giữa chuyên môn của bạn với vị trí tuyển dụng, trường hợp mức lương bạn yêu cầu là quá thấp, nhà tuyển dụng sẽ dựa vào đó mà đánh giá trình độ chuyên môn, kỹ năng của bạn có thể không đáp ứng đủ những yêu cầu và điều kiện mà họ đặt ra. Nếu bạn đưa ra con số quá cao họ sẽ xem xét trình độ và kinh nghiệm bạn có tương xứng với mức lương đó hay không cũng như con số bạn đưa ra là phù hợp với ngân sách của cơ sở y tế hay không. Câu hỏi này thường được hỏi khi bạn ứng tuyển vào các vị trí ngành nghề bác sĩ tại cơ sở y tế tư nhân còn đối với cơ sở y tế công lập sẽ dựa vào hệ số lương và mức lương cơ sở, chức vụ của bạn để quy định mức lương.

Gợi ý trả lời: Đối với câu hỏi này bạn có thể đi thẳng vào mức lương mong muốn của mình dựa vào những thế mạnh về kỹ năng, chuyên môn và kinh nghiệm bạn tích lũy trong quá trình làm việc trước đó cũng như thành tích bạn đạt được trong thời gian làm việc ở những cơ sở khác nhau. Đồng thời, bạn nên trình bày với nhà tuyển dụng những ưu điểm mà bạn có thể đem đến với nhiều giá trị khác nhau cho tổ chức.

10. Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?

Đây là một câu hỏi phỏng vấn thường được hỏi thường xuyên nhằm xác định bạn có thực sự yêu thích và mong muốn được làm việc với vị trí tuyển dụng của cơ sở y tế hay không. Ngoài ra, nhà tuyển dụng đồng thời cũng đánh giá là bạn có thực sự quan tâm tới công việc hành nghề bác sĩ tại cơ sở đó hay không hay chỉ chú trọng tới mức lương và các phúc lợi của tổ chức. Từ đó đánh giá chuẩn xác về bạn với tư cách là ứng viên và đưa ra các quyết định tuyển mộ thích hợp.

Gợi ý trả lời: Bạn nên đặt ra các câu hỏi để làm rõ hơn về công việc và vị trí ứng tuyển. Đồng thời tìm hiểu sâu về trách nhiệm và vai trò của mình đối với tổ chức, định hướng phát triển dài hạn trong tương lai của cơ sở y tế. Khi trả lời hãy thể hiện thái độ quan tâm đến công việc, có trách nhiệm và cam kết đối với vị trí ứng tuyển.


Khóa học tại PIVIE giúp bạn trở thành người Bác sĩ hoàn thiện về chuyên môn và kỹ năng tạo tiền đề cho cơ hội việc làm sau này

Nhiều khóa học hỗ trợ kỹ năng và chuyên môn cho sinh viên Y dược đang được mở trên PIVIE:

Khóa 1: Làm sao để trở thành một bác sĩ tốt (Song ngữ) (PVKNb_100096)

Khóa 2: Workshop: Rút ngắn khoảng cách từ 0 - 9 IELTS (có tính phí)

Khóa 3: Chia sẻ kinh nghiệm Ôn thi BSNT Y Dược TPHCM (PVKNa_101510) (có tính phí)

III. Kết luận

Để đạt được kết quả mong muốn khi tham gia tuyển dụng bác sĩ khi xin việc bạn cần tham khảo các kinh nghiệm cũng như các câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhằm xây dựng tư duy, cách trả lời hợp lý khi đối mặt với các câu hỏi của nhà tuyển dụng.  
 

Bình luận Facebook
Đánh giá tin tức
5.0
Chưa có đánh giá
0%
0%
0%
0%
0%
Gửi đánh giá
Xem thêm
19/07/2024
Diễn giả Ths. BSNT Lương Tuấn Hiệp đã có những chia sẻ rất cụ thể  về lợi ích của nghiên cứu khoa học khi còn là học viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Lựa chọn con đường Ngoại khoa chuyên ngành Tiêu hóa, dù khối lượng công việc dày đặc, BS Hiệp vẫn luôn giữ cho mình niềm đam mê khoa học, nhiệt huyết không ngừng nghỉ trên hành trình nghiên cứu.
Đọc tiếp
16/07/2024
Để đạt thành tích cao trong bài thi môn Giải phẫu và chinh phục bộ môn giải phẫu, TS BS Lê Mạnh Thường, đã có những lưu ý quan trọng về phương pháp học tập bộ môn này.
Đọc tiếp
02/01/2024
Rối loạn nhịp tim là bệnh lý tim mạch rất phổ biến, có thể xảy ra với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, biểu hiện với việc nhịp tim quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Dựa vào cách thức rối loạn và những biểu hiện cụ thể, có thể chia rối loạn nhịp thành nhiều loại nhưng phổ biến nhất là 6 loại rối loạn như sau:
Đọc tiếp
02/01/2024
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao rất nhiều người xung quanh bị phát hiện mắc bệnh ung thư? Nhất là những năm gần đây các trường hợp được phát hiện mắc ung thư đột ngột tăng lên, điều đó có phải là do phương pháp chẩn đoán tốt hơn, hiệu quả hơn? Vậy đâu là cơ chế khiến các tế bào ung thư kích hoạt trong cơ thể bình thường? Cùng Pivie tìm hiểu tận gốc vấn đề dẫn đến căn bệnh gây ám ảnh này ngay dưới đây nhé!
Đọc tiếp
30/10/2023
Bạn có thể tham khảo website, các bài đăng trên mạng xã hội và thông cáo báo chí gần đây để có thêm thông tin cần thiết, cũng như sẵn sàng trả lời cho câu hỏi vì sao bạn lại phù hợp với tổ chức đó.
Đọc tiếp
23/10/2023
Ngành Điều Dưỡng là ngành có nhiều cơ hội trong nhóm ngành y dược. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi Ngành Điều dưỡng là gì? Học ngành Điều dưỡng ra trường làm gì?
Đọc tiếp
23/10/2023
Học y nên chọn ngành nào để phù hợp với năng lực và cá tính của bản thân. Xem ngay bài viết để có câu trả lời nhé!
Đọc tiếp
20/10/2023
Bác sĩ nội trú là chương trình học sau tốt nghiệp dành cho những sinh viên Y khoa chính quy sau khi đã hoàn thành xong chương trình Đại học và mong muốn học lên cao hơn.
Đọc tiếp
Hỗ trợ khách hàng
Các chuyên viên tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng giúp bạn. Xin vui lòng liên hệ một trong các số dưới đây để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn:

Chuyên viên CSKH - Pivie

0941269911 cskh@pivie.com.vn

Sẵn sàng hỗ trợ qua

Chuyên viên CSKH - Pivie
Biểu mẫu gửi yêu cầu
Hãy cho chúng tôi biết mong muốn của bạn. Chúng tôi sẽ liên hệ lại cho bạn ngay lập tức.