Giai đoạn trước 1000BC - Ai Cập cổ đại

Giấy Cói

03/11/2023
749 lượt xem

Giấy Cói



Nguyễn Minh Tâm và Nguyễn Thị Ánh Nguyệt




  • 1500 BC – Edwin Smith Papyrus, an Egyptian medical text and the oldest known surgical treatise (no true surgery) no magic



https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/b4/Edwin_Smith_Papyrus_v2.jpg/220px-Edwin_Smith_Papyrus_v2.jpg



Edwin Smith (1822-1906) một nhà buôn, sưu tầm cổ vật người Mỹ, ông sinh ra ở Bridgeport, Connecticut, sau đó sống tại Ai Cập nửa sau thế kỉ 19, có đam mê với Ai Cập cổ đại. Năm 1862, ông sưu tầm được một bản giấy cói, ẩn dưới ngôi mộ Thebes hơn 3000 năm, tuy nhiên vốn hiểu biết về chữ tượng hình thời điểm đó không đủ để ông hiểu và dịch bản giấy cói này. Sau khi ông mất năm 1906, con gái ông đã tặng cổ vật này cho Hiệp hội lịch sử New York và nhờ đến James Henry Breasted, giáo sư Ai Cập học tại Đại học Chicago, bản dịch được xuất bản năm 1930 và được đặt theo tên chủ sở hữu, thường được biết đến với tên gọi ‘văn bản giấy cói Edwin Smith’ (ESP). Điều thú vị là chữ tượng hình được dùng phổ biến ở thời kỳ trước đó, khoảng 3000-2500 TCN nên Breasted tin rằng cuộn giấy ông đang có trên tay là bản sao của một văn bản cổ hơn.



James Breasted, 1930 từng đề cập “Việc nghiên cứu các thuật ngữ trong ESP là một sự khám phá hấp dẫn về sự đấu tranh trong tâm trí con người ở những giai đoạn đầu tiên của quá trình xây dựng khoa học, ngay cả khi những thuật ngữ cần thiết chưa ra đời nhưng cần phải được tạo ra và chúng ta được chứng kiến toàn bộ quá trình sáng tạo các thuật ngữ này đã diễn ra như thế nào.” [1].



( Văn bản gốc: “The study of these terms is a fascinating revelation of the human mind struggling with the first stages of science building, when even the terms it needed did not yet exist, but had to be created, and we watch the process of their creation going on.” )



Các nghiên cứu chỉ ra rằng tác giả của văn bản này là Imhotep (học giả người Ai Cập), và bản giấy cói này là bản chép lại theo kiến thức hơn 1000 năm trước đó. 



ghi lại cái quan niệm y học, phương thức điều trị được cho là có niên đại khoảng năm 1500 TCN (có tài liệu cho rằng 1700 TCN).



ESP gồm 48 ca bệnh liên quan đến vết thương, chấn thương, gãy xương được sắp xếp theo thứ tự từ đầu cổ, chi trên, ngực, cột sống ngực được trình bày theo cấu trúc gồm 




  • Lời giới thiệu > Tiêu đề?

  • Triệu chứng nổi bật > Thăm khám

  • Chẩn đoán

  • Đề xuất điều trị

  • Giải thích



Tài liệu chưa đưa ra chẩn đoán phân biệt nhưng đã được định hướng tổn thương theo vùng giải phẫu. ý niệm về tiên lượng bệnh được đưa ra khi mỗi ca bệnh đưa ra đều kèm theo một trong ba ý 




  1. Bệnh có thể lành

  2. Ta cần chiến đấu với bệnh

  3. Bệnh không thể lành



Từ cơ sở lí luận trên có thể thấy các bác sĩ thời kỳ Ai Cập cổ đại đã có kinh nghiệm sâu sắc trong điều trị và tiên lượng các trường hợp chấn thương.



 



 




  1. Chấn thương cột sống



 



Bản giấy cói ESP được biết đến là tài liệu cổ xưa nhất còn sót lại viết về chấn thương, trong 48 ca được ghi nhận, có 6 ca bệnh liên quan đến chấn thương cột sống được mô tả chi tiết triệu chứng với các thể bệnh khác nhau.





















































































ca



Vị trí



Phân loại chấn thương



Chẩn đoán



Triệu chứng



Tổn thương tủy sống



Triệu chứng



Triệu chứng khác



Dự đoán



29



Cổ



Hở



Gãy do chấn thương xuyên



Cổ cứng, không có khả năng xoay cổ hay cúi gập đầu



không



-


 

Có thể lành



30



Cổ



kín



Gãy do chấn thương đĩa đệm



Cổ đau khi xoay, gập



Không 



-


 

Có thể lành



31



Cổ 



kín



Trật khớp



-





Mất vận động, cảm giác tứ chi, bụng cướng, tiểu không tự chủ, dương vật cương cứng



Mắt đỏ ngầu



Không thể lành



32



Cổ



kín



Gãy xương chèn ép



Không xoay đầu, không gập cổ được



Không 



-


 

Có thể lành



33



Cổ



Kín 



Gãy xương vỡ



-



Có 



Mất vận động, cảm giác tứ chi



Giảm ý thức, mất ngôn ngữ



Không thể lành



48



lưng



kín



Tổn thương đĩa đệm



Đau khi duỗi chân



Không 


   

Có thể lành





 



Bảng mô tả chẩn đoán và tiên lượng trong ESP theo bản dịch hiệu chỉnh của Sanchez và Burridge.



 



2. Trật khớp thái dương hàm



 



Ảnh có chứa văn bản, chữ viết tay, Phông chữ, thư pháp
<br />
<br />Mô tả được tạo tự động



 



 



Chuyển nghĩa: Khi ta khám một người trật khớp hàm, lúc đó ta thấy miệng họ mở được nhưng không ngậm lại được, hãy đặt hai ngón cái phía sau ngành hàm dưới, các ngón còn lại đặt dưới cằm, đẩy xuống để nó về đúng vị trí. Ta nên nói với họ về bệnh của họ và thông báo là ta đã điều trị, sau đó dùng hỗn hợp mật ong với ‘imru’ bó mỗi ngày đến khi phục hồi.



 



 



 



 



theo dọc chiều dài lịch sử cổ đại, khi niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng chi phối hiểu biết của loài người, lúc đó người ta tin rằng bệnh tật là hình phạt của chúa trời, là sự đeo bám của yêu ma. do đó, cầu nguyện và trừ tà trở thành phương thức chính để chữa bệnh. Đến khoảng năm 2600 TCN, Imhotep viết nên tác phẩm y học mà trong đó không hề chứa một ý tưởng ma thuật nào, như một minh chứng của bước tiến bộ của lịch sử Ai Cập. Trong tài liệu trên, có những bức ảnh sinh động mô phỏng hình ảnh bác sĩ đang khâu vết thương, như một cột mốc khởi nguồn ngành phẫu thuật. 48 cách điều trị các vết thương và bệnh lý khác nhau của hầu khắp các bộ phận như đầu cổ, vai, ngực, vú bằng phương pháp mổ xẻ. Đặc biệt, sách đề cập đến những người lao dịch bị gãy xương trong khi xây kim tự tháp.



 



IMHOTEP










 










M18



m



R4







(người Hy Lạp gọi là Imuthes



IMHOTEP một học giả Ai Cập với tên mang ý nghĩa “người đến trong hòa bình”. Ông được coi là kỹ sư[2], kiến trúc sư và bác sĩ đầu tiên trong lịch sử được biết theo tên. Đương thời, khi đảm nhiệm chức danh tể tướng của Vua Ai Cập, ông thiết kế nên  Kim tự tháp Djosèr (Kim tự tháp bậc) tại Saqqara Ai Cập năm 2630–2611 trước Công Nguyên. Phức hợp kim tự tháp của Djoser xây theo hình vuông (hầu hết ngôi mộ trước đó hình chữ nhật) có 13 cánh cửa giả và chỉ có duy nhất một lối vào ở phía đông che giấu bơi một mê cung phòng. Có thể ông đã là người đầu tiên được biết tới sử dụng cột trong kiến trúc. 



 



https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/2a/Saqqara_-_Pyramid_of_Djoser_-_Mortuary_temple_-_Hypostyle_hall.JPG/220px-Saqqara_-_Pyramid_of_Djoser_-_Mortuary_temple_-_Hypostyle_hall.JPG



 



 



 Với tài hoa vượt bậc, sau khi chết, ông được tưởng niệm như một phần tượng Pharaoh.



 



https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/95/Imhotep-Louvre.JPG/220px-Imhotep-Louvre.JPG



 



 



Tài liệu tham khảo:



https://vi.wikipedia.org/wiki/Imhotep



https://en.wikipedia.org/wiki/Timeline_of_medicine_and_medical_technology



https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_b%E1%BA%A3n_gi%E1%BA%A5y_c%C3%B3i_Edwin_Smith



https://vi.wikipedia.org/wiki/Kim_t%E1%BB%B1_th%C3%A1p_Djoser



https://www.jameslindlibrary.org/edwin-smith-surgical-papyrus-c-1550-bce/



https://isac.uchicago.edu/sites/default/files/uploads/shared/docs/oip4.pdf



https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2989268/



 



 



 


aaaaaaaa

ASKLEPIOS: Vị thần y học

10/10/2023
1.173 lượt xem

NIÊN ĐẠI 1250 TCN - ASKLEPIOS: VỊ THẦN Y HỌC



Nguyễn Thị Thuỳ Trang



Lê Thị Ánh Kim 



Tổng quan về y học những năm 1250 TCN



Nền y học những năm 1250 trước công nguyên đã được mô tả ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, dấu ấn quan trọng nhất nằm ở sự xuất hiện của Asklepios, người được mệnh danh là “vị thần của y học”. Những dấu ấn về y học được biết đến ở thời đại này hầu hết không thông qua những ghi chép chính thống mà thông qua những tác phẩm văn học, điển hình là sử thi Hy lạp cổ đại The Iliad và Thánh ca Vedic



Asklepios - vị thần y học



Tại Hy Lạp, dấu ấn của y học được ghi lại bằng những truyền thuyết về Asklepios. Trong hầu hết các mô tả, Asklepios là một người đàn ông để ngực trần, có râu, khoác áo choàng dài. Đặc điểm nhận dạng là cây quyền trượng bằng gỗ với con rắn quấn quanh. Ở thời đại đó, rắn là biểu tượng cho những căn bệnh nguy hiểm và chết người. Cây quyền trượng của Asklepios mang ý nghĩa về việc ông có thể chữa khỏi những căn bệnh nguy hiểm và chết người đó. Hình ảnh cây quyền trượng với con rắn vẫn được sử dụng đại diện cho nền y học cho đến hiện nay. 



Có thể do chính y thuật tài giỏi hơn người của mình, những câu chuyện về Asklepios được thần thoại hoá trở thành một trong những vị thần Hy Lạp. Theo đó, Asklepios, hay Asklepius được tôn vinh là vị thần của thuốc trong Tôn giáo Hy Lạp cổ đại và Thần thoại Hy Lạp. Asklepios là con trai của Apollo và công chúa người phàn trần Trikkaian Koronis. Asklepios được nuôi dạy bởi nhân mã Chiron, người được cho là đã dạy ông tất cả về nghệ thuật chữa bệnh. 



Vợ của Asklepios là Epione. Ông có 9 người con, 4 trái, 5 gái, mỗi người được ông truyền cho một phần y thuật của mình, bao gồm: Hygiea: Nữ thần vệ sinh. Tên của bà là nguồn gốc của từ “Hygiene - vệ sinh” trong tiếng anh.  Iaso: Nữ thần Hồi sức.  Aceso: Nữ thần Hồi Phục.  Algea: Nữ thần sức khỏe. Panacea: Nữ thần Phương thuốc. Machaon: Nam thần Phẫu thuật. Ông đã chữa trị cho các chiến binh Hy Lạp trong chiến tranh thành Troy, nhưng đã hy sinh trong trận chiến. Machaon được mệnh nhanh như “Cha đẻ của ngành phẫu thuật”. Podalirius: ông cùng anh trai chữa trị cho các chiến binh Hy Lạp trong chiến tranh thành Troy, và đã sống sót sau chiến tranh. Trong một khám phá khảo cổ học, tên của Podalirius được khắc cùng với dòng chứ “God of Internal Medicine - Vị thần của nội khoa”. Telesphorus: một gã thần lùn đại diện cho sự hồi phục, thường đi theo giúp đỡ các chị. Aratus: một thầy lang, con riêng của Asclepius với người tình Aristodama. 



Asklepios được nhắc đến trong nhiều tài liệu sử thi. Theo Pindar, Pythian Ode 3. 5 ff (trans. Conway) (huyền thoại Hy Lạp C5th TCN):



"Asklepios (Asclepius) nhân hậu, người đem lại sức khỏe cho nhân loại và xua tan cơn đau, người chữa lành cho mọi căn bệnh hiểm nghèo”.



Theo Diodorus Siculus, Thư viện Lịch sử 4. 71. 3 (nhà sử học Hy Lạp C1st TCN):



"Asklepios (Asclepius) là con trai của Apollon và Koronis (Coronis), và vì xuất sắc về khả năng học hỏi và sự minh mẫn của trí óc, ông đã cống hiến hết mình cho khoa học chữa bệnh và có nhiều khám phá đóng góp cho sức khỏe của nhân loại. Và vì vậy ông ấy đã tiến xa trên con đường danh vọng, trước sự kinh ngạc của tất cả mọi người, ông ấy đã chữa lành cho nhiều bệnh nhân khi mà cuộc sống của họ đã tuyệt vọng, và vì lý do này, người ta tin rằng anh ấy đã hồi sinh nhiều người đã chết”.



Theo Diodorus Siculus, Thư viện Lịch sử 5. 74. 6 :



"Apollon và Koronis (Coronis) sinh ra Asklepios (Asclepius), người đã học được từ cha mình nhiều điều liên quan đến nghệ thuật chữa bệnh, và sau đó tiếp tục khám phá nghệ thuật phẫu thuật, điều chế thuốc. Ông ấy đã đưa những tiến bộ vào nghệ thuật chữa bệnh đến mức ông ấy được tôn vinh như thể là nguồn gốc và người sáng lập ra nó."



Theo Aelian, On Animals 10. 49 (trans. Scholfield) (Lịch sử tự nhiên Hy Lạp C2nd AD):



"Thần Apollon không chỉ có thể cứu sống mà còn là người sinh ra Asklepios (Asclepius), vị cứu tinh của con người và là nhà vô địch chống lại bệnh tật."



Y học tại Hy Lạp thời đại Asklepios



Y thuật của Asklepios ghi lại dấu ấn mạnh mẽ khi chữa trị những vết thương do chiến tranh, cùng với hai con trai của mình là  Podalirius và Machaon. Đối với những người lính bị thương do trúng tên, ban đầu, mũi tên sẽ được rút ra, sau đó rửa sạch bằng nước ấm. Vết thương sau đó được phủ lên bằng rễ của một loài cây thảo mộc đắng đã được nghiền nát. Những cơn đau được xoa dịu, máu ngừng chảy và vết thương bắt đầu khô. Cũng trong cuốn The Iliad, hơn 140 loại vết thương chiến tranh đã được mô tả với những hiểu biết đáng kể về giải phẫu học, 77,6% trong số đó là những vết thương chí mạng, chủ yếu do dao, kiếm và mũi tên. Tuy nhiên, việc điều trị đã được thực hiện bằng cách rút đầu mũi tên, bôi thuốc để cầm máu và vết thương, và các vết thương được băng bó bằng len. Homer cũng không đề cập đến bất kỳ câu thần chú nào để cầm máu hoặc thúc đẩy việc chữa lành. 



Asklepios không chỉ chữa khỏi những vết loét đã mưng mủ, những vết thương do vũ khí mà còn chữa lành cho những người bị tổn thương do nhiệt của mùa hạ hoặc băng giá của mùa đông, và tất cả những căn bệnh hiểm nghèo. Theo truyền thuyết, những phương pháp được Asklepios sử dụng bao gồm bài hát, thần chú, hoặc thảo mộc, thuốc mỡ, thậm chí bằng phương pháp phẫu thuật. 



Sự ảnh hưởng của Asklepios tới y học trong giai đoạn này còn được thể hiện bằng sự hiện diện của những ngôi đền thờ phụng ông như một địa điểm trọng tâm để cầu nguyện sức khoẻ. Trong nhiều thế kỷ, việc tôn thờ Asclepius lan rộng ra khắp thế giới Hy Lạp, tìm được chỗ đứng tại Rome, và chỉ nhường chỗ dần cho nền văn minh Cơ Đốc giáo nắm toàn quyền giải thích ý nghĩa của bệnh tật và sự chữa lành. ngựa, ông này vốn đã dạy dỗ cho rất nhiều vị anh hùng. Các đền thờ Asclpeius được xây dựng tại Cos, Cnidus, Epidaurus, và những nơi khác đều có các nguồn nước tinh khiết và cảnh quan tráng lệ, đền thờ Asclepius trở thành những chốn mà người hành hương hy vọng sẽ gặp được những cách chữa bệnh thần kỳ. Hàng trăm ngôi đền đã được xác định, với hàng ngàn người bệnh đổ xô đến để cầu nguyện và chữa lành. Quá trình chữa bệnh được kể lại bằng việc cầu nguyện hoặc người bệnh phải ngủ lại trong những địa điểm đặc biệt của ngôi đền, và sự chữa bệnh từ vị thần Asklepios sẽ đến trong những giấc mơ. Ngoài ra, người bệnh đến thăm những ngôi đền này có thể mong đợi được tắm và cầu nguyện, để nhận được những sự thanh tẩy, mong cầu sức khoẻ và bình an.



Dấu ấn y học tại Ấn Độ những năm 1250 TCN



Bên ngoài Hy Lạp, ở Ấn Độ, Y học trong những năm 1250 B.C được đề cập trong thánh ca Atharvaveda, là cuốn thứ 4 trong tập thánh ca Vedic. Cuốn thánh ca này bao gồm 731 bài thánh ca, lời cầu nguyện và thần chú, giúp chống lại bệnh tật. Các khái niệm cơ bản được đưa ra bao gồm bệnh tật được các vị thần và ác quỷ tạo ra để trừng phạt con người. Sức khoẻ được duy trì bằng việc giữ cân bằng và đồng đều ba chất dịch trong cơ thể - khí (wind), mật (gall) và chất nhầy (mucus). Máu (blood) đôi khi được nhận định là chất dịch quan trọng thứ tư. Năm khí chi phối hoạt động của cơ thể bao gồm: udana, đến từ cổ họng để phát ra tiếng nói; prana, từ tim, chịu trách nhiệm cho việc hít thở và nuốt thức ăn; samana, “đốt lửa” trong dạ dày để nấu chín hoặc tiêu hoá thức ăn; apama, trong bụng, kiểm soát sự bài tiết chất cặn bã và khả năng sinh sản; và vyana, lưu thông khắp cơ thể, tạo nên chuyển động của máu. Thức ăn được tiêu hoá bởi samana, sau đó được đưa đến tim, sau đó đến gan, rồi biến thành máu. Máu sẽ được chuyển hoá thành thịt, xương, và năng lượng. 



Bệnh tật được coi là tội lỗi trong thời kỳ Vedic và được tạo ra bởi thần Varuna, vị thần của luật phát và trật tự. Tuy nhiên, bất kỳ vị thần nào cũng có thể khiến kẻ bất lương mắc bệnh như một sự trừng phạt. Tuy nhiên, không phải người nào cố ý phạm tội cũng bị bệnh, và có những người phạm tội nhưng không nhận thức được, hoặc họ bị chọn để trả giá cho những lỗi lầm của người thân của mình. Người dân phải cầu nguyện để được chữa lành, ngay cả khi họ được kê đơn thuốc, người dân cũng phải cầu nguyện để thuốc phát huy được tác dụng. Một số cách chữa bệnh đã được nhắc đến, và có lời cầu nguyện riêng khi áp dụng các cách chữa bệnh khác nhau.Các loại thuốc được đưa vào chữa bệnh kết hợp cùng các lời cầu nguyện được chọn dựa trên giá trị ma thuật của chúng.



Một loại thảo mộc có tên O Kushtha, được cho là có khả năng xua đuổi bệnh tật, chữa lành các cơn đau ở đầu, mắt và cơ thể. Cây thuốc này còn có thể hạ sốt. Cây thảo mộc này sẽ được nghiền thành bột, trộn với bơ để thành một loại sáp và bôi lên người bệnh từ đầu tới chân. 



Khi chữa căn bệnh vàng da, phương pháp được sử dụng là làm phép thuật đưa những sinh vật màu đỏ vào trong cơ thể để đẩy những sinh vật tạo nên màu vàng của da ra khỏi cơ thể. Chẳng hạn, bệnh nhân bị vàng da phải uống nước pha với lông bò húc (có màu đỏ), sau đó, một tấm bùa hộ mệnh bằng da bò nhúng trong sữa và bơ được cuốn quanh cổ người bệnh. Những việc này được thực hiện đồng thời với việc cầu nguyện. 



Những niềm tin về phép thuật, tâm linh và tín ngưỡng cũng được tin tưởng trong giai đoạn này. Ví dụ, nếu người đưa tin mặc đồ trắng và đi trên một chiếc xe bò kéo tới gặp bác sĩ, đó là một dấu hiệu cho thấy tiên lượng của bệnh nhân tốt. Tuy nhiên, nếu người đưa tin mặc quần áo sờn và cưỡi lừa đến, đó là một điềm xấu. Nếu bác sĩ gặp một người phụ nữ đang cho con bú trên đường đến gặp bệnh nhân cũng là một dấu hiệu tốt cho thấy người bệnh đó sẽ khoẻ lại. 



Ngoài những vị thần, người phàm trần có thể gây bệnh cho nhau thông qua các phép thuật phù thuỷ. Người dân thời kỳ Vedic này sử dụng các bài thánh ca để xua đuổi loại bệnh tật này. 



Ngoài ra, nhiều triệu chứng của các bệnh đã được mô tả như ho, sốt, nước trong bụng,… Tuỳ hoàn cảnh được cung cấp, người ta xác định khả năng gặp các bệnh như viêm phế quản, viêm phổi, sốt rét, thương hàn, cổ chướng, ngoài ra còn có thấp khớp, động kinh, vàng da, bệnh ngoài da, bệnh về mắt, bệnh gout, khối u và áp xe. 



Tổng kết



Nhìn chung, dù có những phương thuốc từ tự nhiên hữu ích trong việc chữa bệnh, thực hành tôn giáo thông qua cầu nguyện vẫn là một phần rất quan trọng trong y học cổ đại những năm 1250 TCN. 



 



Tài liệu tham khảo




  1. Silverberg, Robert (1967). The dawn of medicine. Putnam. Retrieved 18 August 2012

  2. Maup van de Kerkhof, "Asclepius: Greek God of Medicine and the Rod of Asclepius", History Cooperative, August 21, 2022, https://historycooperative.org/asclepius-greek-god-of-medicine/. Accessed August 11, 2023

  3. https://www.greeka.com/greece-myths/asclepius/

  4. Lindberg, D.C., 2010. The beginnings of Western science: The European scientific tradition in philosophical, religious, and institutional context, prehistory to AD 1450. University of Chicago Press.



 



 



ASKLEPIUS



Tổng quan về cuộc đời Asklepius



Asklepius, hay Asklepios là vị thần của thuốc trong Tôn giáo Hy Lạp cổ đại và Thần thoại Hy Lạp. Asklepios là con trai của Apollo và công chúa Trikkaian Koronis. 



Khi Koronis có con với Apollo, cô ấy say mê Ischys, một người Arcadian, và Apollo đã được thông báo về điều này bởi một con quạ mà ông đã dùng để theo dõi. Coronis đã bị thiêu trong chính ngôi nhà của cô tại Lacereia ở Thessaly, trên bờ hồ Baebia. Apollo đã cứu đứa trẻ (Asklepius) khỏi ngọn lửa và mang nó đến cho Cheiron, người đã hướng dẫn cậu bé trong nghệ thuật chữa bệnh và săn bắn.



Asklepios được nuôi dạy bởi nhân mã Chiron, người đã hướng dẫn Asklepios cả nghệ thuật chữa bệnh và săn bắn. Sau khi Asklepios lớn lên, tin đồn lan truyền khắp các quốc gia rằng ông không chỉ chữa khỏi bệnh tật mà còn giúp người chết sống lại. Có hai truyền thuyết trong thời cổ đại về cách thức mà ông có được sức mạnh hồi sinh người chết. Tương truyền rằng, Aesculapius đã nhận được từ Athena chai máu Gorgo, và dòng máu ấy có sức mạnh hồi sinh người chết. Theo một truyền thuyết khác, trong một lần bị nhốt trong nhà của Glaucus, người mà ông đang chữa bệnh, và trong khi ông đang mải mê suy nghĩ, thì có một con rắn đến quấn quanh cây trượng và Aesculapius đã giết chết nó. Sau đó, một con rắn khác bò tới mang trong miệng một loại thảo mộc mà nó dùng để hồi sinh con rắn bị giết, và Aesculapius từ đó trở đi đã sử dụng chính loại thảo mộc này với tác dụng tương tự đối với con người.



Sau khi hồi sinh Glaucus, Zeus đã giết Aesculapius bằng một tia sét, vì ông sợ rằng con người có thể dần dần tìm cách thoát khỏi cái chết, hoặc theo những người khác, bởi vì Pluto đã phàn nàn về việc Aesculapius làm giảm số lượng người chết quá nhiều, đây là một tội ác chống lại trật tự tự nhiên. Sau khi chết, Asklepios được đặt giữa các vì sao với tư cách là chòm sao Ophiochus hay Xà Phu.



 



tumblr_inline_os4jqhhWvB1uk9lm5_1280



   Hình 1.  Asklepios và cây trượng của ông



ASKLEPIUS - thầy thuốc vĩ đại của nhân loại



Theo Pindar, Pythian Ode 3. 5 ff (trans. Conway) ( huyền thoại Hy Lạp C5th TCN):



"Asklepios (Asclepius) nhân hậu, người đem lại sức khỏe cho nhân loại và xua tan cơn đau, người chữa lành cho mọi căn bệnh hiểm nghèo.



Theo Pindar, Pythian Ode 3. 45 ff :



"Apollon đã gửi đứa trẻ (Asklepios ) cho Chiron, và Chiron dạy ông trở thành người chữa lành mọi bệnh tật cho nhân loại. Sau đó, người dân đã tìm đến với Asklepios, một số người mang theo những vết loét đã mưng mủ, một số bị thương do vũ khí, do viên đá bắn vào, những người khác bị tàn phá chân tay do sức nóng như thiêu đốt của mùa hè hoặc do cái lạnh của mùa đông. Asklepios đã chữa trị và giải thoát mọi người khỏi cơn đau bằng những bài hát thần chú nhẹ nhàng, một số khác được chữa khỏi bằng những bài thuốc nhẹ nhàng, hoặc quấn chân tay của họ bằng thuốc mỡ, và một số ông ấy lại chữa bằng phương pháp phẫu thuật.



Theo Diodorus Siculus, Thư viện Lịch sử 4. 71. 3 (nhà sử học Hy Lạp C1st TCN):



"Asklepios (Asclepius) là con trai của Apollon và Koronis (Coronis), và vì xuất sắc về khả năng học hỏi và sự minh mẫn của trí óc, ông đã cống hiến hết mình cho khoa học chữa bệnh và có nhiều khám phá đóng góp cho sức khỏe của nhân loại. Và vì vậy anh ấy đã tiến xa trên con đường danh vọng, trước sự kinh ngạc của tất cả mọi người, anh ấy đã chữa lành cho nhiều bệnh nhân khi mà cuộc sống của họ đã tuyệt vọng, và vì lý do này, người ta tin rằng anh ấy đã hồi sinh nhiều người đã chết.



Theo Diodorus Siculus, Thư viện Lịch sử 5. 74. 6 :



"Apollon và Koronis (Coronis) sinh ra Asklepios (Asclepius), người đã học được từ cha mình nhiều điều liên quan đến nghệ thuật chữa bệnh, và sau đó tiếp tục khám phá nghệ thuật phẫu thuật, điều chế thuốc và sức mạnh được tìm thấy từ gốc rễ, và nói chung, ông ấy đã đưa những tiến bộ vào nghệ thuật chữa bệnh đến mức ông ấy được tôn vinh như thể ông ấy là nguồn gốc và người sáng lập ra nó."



Theo Aelian, On Animals 10. 49 (trans. Scholfield) (Lịch sử tự nhiên Hy Lạp C2nd AD):



"Thần Apollon không chỉ có thể cứu sống mà còn là người sinh ra Asklepios (Asclepius), vị cứu tinh của con người và là nhà vô địch chống lại bệnh tật."



Những người con của Asklepios



Vợ của Asklepios là Epione. Ông có 9 người con, 4 trái, 5 gái, mỗi người được ông truyền cho một phần y thuật của mình, bao gồm:




  1. Hygiea: Nữ thần vệ sinh 

  2. Iaso: Nữ thần Hồi sức

  3. Aceso: Nữ thần Hồi Phục

  4. Algea: Nữ thần sức khỏe 

  5. Panacea: Nữ thần Phương thuốc

  6. Machaon: Nam thần Phẫu thuật, chàng đã chữa trị cho các chiến binh Hy Lạp trong chiến tranh thành Troy, nhưng đã hy sinh trong trận chiến 

  7. Podalirius: Nam thần Phẫu thuật, chàng cùng anh trai chữa trị cho các chiến binh Hy Lạp trong chiến tranh thành Troy, và đã sống sót sau chiến tranh 

  8. Telesphorus: một gã thần lùn đại diện cho sự hồi phục, thường đi theo giúp đỡ các chị

  9. Aratus: một thầy lang, con riêng của Asclepius với người tình Aristodama



 



Hygeia & Asclepius | Greco-Roman statue



Hình 2: Asklepios và con gái Hygiea



Việc thờ phụng Asclepius



Trong nhiều thế kỷ, việc tôn thờ Asclepius lan rộng ra khắp thế giới Hy Lạp, tìm được chỗ đứng tại Rome, và chỉ nhường chỗ dần cho nền văn minh Cơ Đốc giáo nắm toàn quyền giải thích ý nghĩa của bệnh tật và sự chữa lành. ngựa, ông này vốn đã dạy dỗ cho rất nhiều vị anh hùng. 



Các đền thờ Asclpeius được xây dựng tại Cos, Cnidus, Epidaurus, và những nơi khác đều có các nguồn nước tinh khiết và cảnh quan tráng lệ, đền thờ Asclepius trở thành những chốn mà người hành hương hy vọng sẽ gặp được những cách chữa bệnh thần kỳ. 



Cũng nằm trong đống đổ nát tại ngôi đền ở Epidaurus, có một điện thờ dành cho Hygeia, có thể là nữ thần nguyên bản Hy Lạp chăm lo về sức khỏe. Giống như các bậc hiền giả Trung Quốc không muốn chữa bệnh cho người bệnh, Hygeia dạy mọi người cách đạt được sức khỏe và trường thọ bằng cách giữ một lối sống đúng đắn. Về sau người ta không thờ Hygeia độc lập nữa mà gộp vào thờ chung với Asclepius và vai trò của bà bị hạ thấp từ người hành nghề độc lập xuống thành người phụ tá. 



 


aaaaaaaa

The Brugsch Papyrus

10/10/2023
907 lượt xem

The Brugsch Papyrus



Nguyễn Mộng Hoài Thu và Đinh Thiên Phúc



Mở đầu



“The Brugsch Papyrus” hay “The Greater Berlin Papyrus”, hay ngắn gọn hơn là “Berlin Papyrus”, cuốn sách y học của người Ai Cập cổ đại xưa được phát hiện bởi Giuseppe Passalacqua tại Saqqara, Ai Cập (thuộc Giza, Ai Cập ngày nay) trong một chuyến khảo cổ vào đầu thế kỷ 20. Friedrich Wilhelm IV đã dành tặng tài liệu quý giá đó cho Viện Bảo tàng Berlin, nơi nó vẫn còn được lưu giữ đến hiện tại. Ngôn ngữ trong tài liệu được viết theo lối văn tự của Vương triều XIX của Ai Cập, khoảng 1350-1200 TCN. [1]



“Berlin Papyrus” đã được nghiên cứu và xem xét kĩ lưỡng bởi nhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt là Heinrich Karl Brugsch, sau đó được Walter Wreszinski dịch ra tiếng Đức và xuất bản vào năm 1909, hiện chỉ có phiên bản tiếng Đức lưu hành với 24 trang, nội dung có nhiều nét tương đồng với the Ebers Papyrus trong việc đề cập đến giải phẫu học của tim và hệ tĩnh mạch [2]. Một số nhà sử học cho rằng tài liệu này từng được nhắc đến trong những bản thảo của Galen [1].







Tham khảo: Berlin medical papyrus



Một trong những cách thử thai sớm nhất được phát hiện và ghi nhận trong “Berlin medical papyrus” đó là người phụ nữ ăn hỗn hợp gồm bia, hạt chà là trộn đều. Việc mang thai sẽ dựa trên phần trọng lượng mà cô ấy nôn ra. Điều này nhằm đo độ nhạy cảm của người phụ nữ mang thai với các mùi mạnh. Hay phương pháp thử thai của người phụ nữ với lúa mì, lúa mạch. Theo đó, muốn biết mình “có tin vui” hay không thì họ ngâm hạt lúa mì, lúa mạch trong nước tiểu của mình vài ngày, nếu hạt lúa mạch nảy mầm, người phụ nữ đó mang thai bé trai, nếu lúa mì nảy mầm thì thai nhi là bé gái, nếu không hạt lúa nào nảy mầm thì chứng tỏ người phụ nữ đó không mang thai. Tuy vậy, cũng có trường hợp người phụ nữ mang thai nhưng hạt trong túi không nảy mầm [3]. Nghe có vẻ vô lý nhưng nghiên cứu của Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ vào năm 1963 đã chứng minh phương pháp này cho kết quả chính xác khá cao (70%). Nước tiểu của người phụ nữ mang thai đã kích thích hạt lúa nảy mầm trong khi nước tiểu của đàn ông và phụ nữ không mang thai thì không làm được như vậy. Người ta cho rằng, hormone estrogen tăng cao là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên [3],[4].



 



The London Medical Papyrus



“The London Medical Papyrus” là tài liệu y khoa của người Ai Cập cổ hiện đang được lưu giữ tại Viện Bảo tàng Anh, London. Bản papyrus này có 61 mục, trong đó chỉ có 25 mục đề cập đến các vấn đề y khoa như các bệnh về xương, da, mắt, xuất huyết và bỏng, số còn lại là ghi chép về cách chữa bệnh bằng ma thuật huyền bí liên quan đến các vị thần [1], được ghi chép vào Vương triều XVIII của Ai Cập (thế kỉ 14 TCN). Cuốn sách được xuất bản năm 1912 tại Leipzig bởi Walter Wreszinski.





Bản gốc lưu tại Bảo tàng Anh





Ấn bản năm 1912 của Walter Wreszinski (L15)



“The London Medical Papyrus” được cho là có liên quan đến sự kiện phun trào núi lửa tại Santorini vào khoảng 1627-1600 TCN [2], [3]. Có đến 23 mục (38%) nói về cách điều trị bỏng, trong đó ít nhất 5 mục mô tả Ai Cập bị bao phủ bởi tro núi lửa, nước sông Nile có màu đỏ, không thể uống được và cách điều trị những vết thương gây ra bởi mưa acid do ảnh hưởng của tro núi lửa.  Cách chữa trị thường là đắp hỗn hợp những nguyên liệu mang tính kiềm (do nước sông nhiễm tro núi lửa có tính acid) và một số nghi lễ tập trung vào việc sử dụng ma thuật [3]. 



Thực tế, Ai Cập không có núi lửa hoạt động trong khi ảnh hưởng của việc phun trào núi lửa có thể xa đến hàng trăm km. Những nghiên cứu địa chất học cho thấy rất có thể tro núi lửa ở Ai Cập bắt nguồn từ Santorini (thuộc Hy Lạp) dựa trên lớp trầm tích ở đáy sông tại Ai Cập. Các tai họa xảy ra tại Ai Cập ghi chép trong Kinh Thánh (Biblical plagues of Egypt) rất có thể là ảnh hưởng của sự phun trào núi lửa này [3].



 



Tài liệu tham khảo



[1] https://en.wikipedia.org/wiki/Brugsch_Papyrus



[2] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC325346/



[3] https://listverse.com/2013/12/28/10-mystical-facts-about-ancient-egypt/



[4] https://history.nih.gov/display/history/Pregnancy+Test+Timeline



[5] https://en.wikipedia.org/wiki/London_Medical_Papyrus



[6] https://www.science.org/doi/abs/10.1126/science.1125087



[7] https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0306987705004718



 


aaaaaaaa
Hỗ trợ khách hàng
Các chuyên viên tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng giúp bạn. Xin vui lòng liên hệ một trong các số dưới đây để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn:

Chuyên viên CSKH - Pivie - Huyền Hân

0911002612 cskh@pivie.com.vn

Sẵn sàng hỗ trợ qua

Chuyên viên CSKH - Pivie - Huyền Hân

Chuyên viên CSKH - Pivie - Yến Nhi

0941269911 cskh@pivie.com.vn

Sẵn sàng hỗ trợ qua

Chuyên viên CSKH - Pivie - Yến Nhi
Biểu mẫu gửi yêu cầu
Hãy cho chúng tôi biết mong muốn của bạn. Chúng tôi sẽ liên hệ lại cho bạn ngay lập tức.