The Brugsch Papyrus

10/10/2023 - 21:34 907 lượt xem
A A- A+ []
Mục lục

The Brugsch Papyrus

Nguyễn Mộng Hoài Thu và Đinh Thiên Phúc

Mở đầu

“The Brugsch Papyrus” hay “The Greater Berlin Papyrus”, hay ngắn gọn hơn là “Berlin Papyrus”, cuốn sách y học của người Ai Cập cổ đại xưa được phát hiện bởi Giuseppe Passalacqua tại Saqqara, Ai Cập (thuộc Giza, Ai Cập ngày nay) trong một chuyến khảo cổ vào đầu thế kỷ 20. Friedrich Wilhelm IV đã dành tặng tài liệu quý giá đó cho Viện Bảo tàng Berlin, nơi nó vẫn còn được lưu giữ đến hiện tại. Ngôn ngữ trong tài liệu được viết theo lối văn tự của Vương triều XIX của Ai Cập, khoảng 1350-1200 TCN. [1]

“Berlin Papyrus” đã được nghiên cứu và xem xét kĩ lưỡng bởi nhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt là Heinrich Karl Brugsch, sau đó được Walter Wreszinski dịch ra tiếng Đức và xuất bản vào năm 1909, hiện chỉ có phiên bản tiếng Đức lưu hành với 24 trang, nội dung có nhiều nét tương đồng với the Ebers Papyrus trong việc đề cập đến giải phẫu học của tim và hệ tĩnh mạch [2]. Một số nhà sử học cho rằng tài liệu này từng được nhắc đến trong những bản thảo của Galen [1].

Tham khảo: Berlin medical papyrus

Một trong những cách thử thai sớm nhất được phát hiện và ghi nhận trong “Berlin medical papyrus” đó là người phụ nữ ăn hỗn hợp gồm bia, hạt chà là trộn đều. Việc mang thai sẽ dựa trên phần trọng lượng mà cô ấy nôn ra. Điều này nhằm đo độ nhạy cảm của người phụ nữ mang thai với các mùi mạnh. Hay phương pháp thử thai của người phụ nữ với lúa mì, lúa mạch. Theo đó, muốn biết mình “có tin vui” hay không thì họ ngâm hạt lúa mì, lúa mạch trong nước tiểu của mình vài ngày, nếu hạt lúa mạch nảy mầm, người phụ nữ đó mang thai bé trai, nếu lúa mì nảy mầm thì thai nhi là bé gái, nếu không hạt lúa nào nảy mầm thì chứng tỏ người phụ nữ đó không mang thai. Tuy vậy, cũng có trường hợp người phụ nữ mang thai nhưng hạt trong túi không nảy mầm [3]. Nghe có vẻ vô lý nhưng nghiên cứu của Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ vào năm 1963 đã chứng minh phương pháp này cho kết quả chính xác khá cao (70%). Nước tiểu của người phụ nữ mang thai đã kích thích hạt lúa nảy mầm trong khi nước tiểu của đàn ông và phụ nữ không mang thai thì không làm được như vậy. Người ta cho rằng, hormone estrogen tăng cao là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên [3],[4].

 

The London Medical Papyrus

“The London Medical Papyrus” là tài liệu y khoa của người Ai Cập cổ hiện đang được lưu giữ tại Viện Bảo tàng Anh, London. Bản papyrus này có 61 mục, trong đó chỉ có 25 mục đề cập đến các vấn đề y khoa như các bệnh về xương, da, mắt, xuất huyết và bỏng, số còn lại là ghi chép về cách chữa bệnh bằng ma thuật huyền bí liên quan đến các vị thần [1], được ghi chép vào Vương triều XVIII của Ai Cập (thế kỉ 14 TCN). Cuốn sách được xuất bản năm 1912 tại Leipzig bởi Walter Wreszinski.

Bản gốc lưu tại Bảo tàng Anh

Ấn bản năm 1912 của Walter Wreszinski (L15)

“The London Medical Papyrus” được cho là có liên quan đến sự kiện phun trào núi lửa tại Santorini vào khoảng 1627-1600 TCN [2], [3]. Có đến 23 mục (38%) nói về cách điều trị bỏng, trong đó ít nhất 5 mục mô tả Ai Cập bị bao phủ bởi tro núi lửa, nước sông Nile có màu đỏ, không thể uống được và cách điều trị những vết thương gây ra bởi mưa acid do ảnh hưởng của tro núi lửa.  Cách chữa trị thường là đắp hỗn hợp những nguyên liệu mang tính kiềm (do nước sông nhiễm tro núi lửa có tính acid) và một số nghi lễ tập trung vào việc sử dụng ma thuật [3]. 

Thực tế, Ai Cập không có núi lửa hoạt động trong khi ảnh hưởng của việc phun trào núi lửa có thể xa đến hàng trăm km. Những nghiên cứu địa chất học cho thấy rất có thể tro núi lửa ở Ai Cập bắt nguồn từ Santorini (thuộc Hy Lạp) dựa trên lớp trầm tích ở đáy sông tại Ai Cập. Các tai họa xảy ra tại Ai Cập ghi chép trong Kinh Thánh (Biblical plagues of Egypt) rất có thể là ảnh hưởng của sự phun trào núi lửa này [3].

 

Tài liệu tham khảo

[1] https://en.wikipedia.org/wiki/Brugsch_Papyrus

[2] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC325346/

[3] https://listverse.com/2013/12/28/10-mystical-facts-about-ancient-egypt/

[4] https://history.nih.gov/display/history/Pregnancy+Test+Timeline

[5] https://en.wikipedia.org/wiki/London_Medical_Papyrus

[6] https://www.science.org/doi/abs/10.1126/science.1125087

[7] https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0306987705004718

 

Hỗ trợ khách hàng
Các chuyên viên tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng giúp bạn. Xin vui lòng liên hệ một trong các số dưới đây để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn:

Chuyên viên CSKH - Pivie - Huyền Hân

0911002612 cskh@pivie.com.vn

Sẵn sàng hỗ trợ qua

Chuyên viên CSKH - Pivie - Huyền Hân

Chuyên viên CSKH - Pivie - Yến Nhi

0941269911 cskh@pivie.com.vn

Sẵn sàng hỗ trợ qua

Chuyên viên CSKH - Pivie - Yến Nhi
Biểu mẫu gửi yêu cầu
Hãy cho chúng tôi biết mong muốn của bạn. Chúng tôi sẽ liên hệ lại cho bạn ngay lập tức.