Giấy Cói
Nguyễn Minh Tâm và Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
- 1500 BC – Edwin Smith Papyrus, an Egyptian medical text and the oldest known surgical treatise (no true surgery) no magic

Edwin Smith (1822-1906) một nhà buôn, sưu tầm cổ vật người Mỹ, ông sinh ra ở Bridgeport, Connecticut, sau đó sống tại Ai Cập nửa sau thế kỉ 19, có đam mê với Ai Cập cổ đại. Năm 1862, ông sưu tầm được một bản giấy cói, ẩn dưới ngôi mộ Thebes hơn 3000 năm, tuy nhiên vốn hiểu biết về chữ tượng hình thời điểm đó không đủ để ông hiểu và dịch bản giấy cói này. Sau khi ông mất năm 1906, con gái ông đã tặng cổ vật này cho Hiệp hội lịch sử New York và nhờ đến James Henry Breasted, giáo sư Ai Cập học tại Đại học Chicago, bản dịch được xuất bản năm 1930 và được đặt theo tên chủ sở hữu, thường được biết đến với tên gọi ‘văn bản giấy cói Edwin Smith’ (ESP). Điều thú vị là chữ tượng hình được dùng phổ biến ở thời kỳ trước đó, khoảng 3000-2500 TCN nên Breasted tin rằng cuộn giấy ông đang có trên tay là bản sao của một văn bản cổ hơn.
James Breasted, 1930 từng đề cập “Việc nghiên cứu các thuật ngữ trong ESP là một sự khám phá hấp dẫn về sự đấu tranh trong tâm trí con người ở những giai đoạn đầu tiên của quá trình xây dựng khoa học, ngay cả khi những thuật ngữ cần thiết chưa ra đời nhưng cần phải được tạo ra và chúng ta được chứng kiến toàn bộ quá trình sáng tạo các thuật ngữ này đã diễn ra như thế nào.” [1].
( Văn bản gốc: “The study of these terms is a fascinating revelation of the human mind struggling with the first stages of science building, when even the terms it needed did not yet exist, but had to be created, and we watch the process of their creation going on.” )
Các nghiên cứu chỉ ra rằng tác giả của văn bản này là Imhotep (học giả người Ai Cập), và bản giấy cói này là bản chép lại theo kiến thức hơn 1000 năm trước đó.
ghi lại cái quan niệm y học, phương thức điều trị được cho là có niên đại khoảng năm 1500 TCN (có tài liệu cho rằng 1700 TCN).
ESP gồm 48 ca bệnh liên quan đến vết thương, chấn thương, gãy xương được sắp xếp theo thứ tự từ đầu cổ, chi trên, ngực, cột sống ngực được trình bày theo cấu trúc gồm
- Lời giới thiệu > Tiêu đề?
- Triệu chứng nổi bật > Thăm khám
- Chẩn đoán
- Đề xuất điều trị
- Giải thích
Tài liệu chưa đưa ra chẩn đoán phân biệt nhưng đã được định hướng tổn thương theo vùng giải phẫu. ý niệm về tiên lượng bệnh được đưa ra khi mỗi ca bệnh đưa ra đều kèm theo một trong ba ý
- Bệnh có thể lành
- Ta cần chiến đấu với bệnh
- Bệnh không thể lành
Từ cơ sở lí luận trên có thể thấy các bác sĩ thời kỳ Ai Cập cổ đại đã có kinh nghiệm sâu sắc trong điều trị và tiên lượng các trường hợp chấn thương.
- Chấn thương cột sống
Bản giấy cói ESP được biết đến là tài liệu cổ xưa nhất còn sót lại viết về chấn thương, trong 48 ca được ghi nhận, có 6 ca bệnh liên quan đến chấn thương cột sống được mô tả chi tiết triệu chứng với các thể bệnh khác nhau.
ca
|
Vị trí
|
Phân loại chấn thương
|
Chẩn đoán
|
Triệu chứng
|
Tổn thương tủy sống
|
Triệu chứng
|
Triệu chứng khác
|
Dự đoán
|
29
|
Cổ
|
Hở
|
Gãy do chấn thương xuyên
|
Cổ cứng, không có khả năng xoay cổ hay cúi gập đầu
|
không
|
-
|
|
Có thể lành
|
30
|
Cổ
|
kín
|
Gãy do chấn thương đĩa đệm
|
Cổ đau khi xoay, gập
|
Không
|
-
|
|
Có thể lành
|
31
|
Cổ
|
kín
|
Trật khớp
|
-
|
có
|
Mất vận động, cảm giác tứ chi, bụng cướng, tiểu không tự chủ, dương vật cương cứng
|
Mắt đỏ ngầu
|
Không thể lành
|
32
|
Cổ
|
kín
|
Gãy xương chèn ép
|
Không xoay đầu, không gập cổ được
|
Không
|
-
|
|
Có thể lành
|
33
|
Cổ
|
Kín
|
Gãy xương vỡ
|
-
|
Có
|
Mất vận động, cảm giác tứ chi
|
Giảm ý thức, mất ngôn ngữ
|
Không thể lành
|
48
|
lưng
|
kín
|
Tổn thương đĩa đệm
|
Đau khi duỗi chân
|
Không
|
|
|
Có thể lành
|
Bảng mô tả chẩn đoán và tiên lượng trong ESP theo bản dịch hiệu chỉnh của Sanchez và Burridge.
2. Trật khớp thái dương hàm

Chuyển nghĩa: Khi ta khám một người trật khớp hàm, lúc đó ta thấy miệng họ mở được nhưng không ngậm lại được, hãy đặt hai ngón cái phía sau ngành hàm dưới, các ngón còn lại đặt dưới cằm, đẩy xuống để nó về đúng vị trí. Ta nên nói với họ về bệnh của họ và thông báo là ta đã điều trị, sau đó dùng hỗn hợp mật ong với ‘imru’ bó mỗi ngày đến khi phục hồi.
theo dọc chiều dài lịch sử cổ đại, khi niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng chi phối hiểu biết của loài người, lúc đó người ta tin rằng bệnh tật là hình phạt của chúa trời, là sự đeo bám của yêu ma. do đó, cầu nguyện và trừ tà trở thành phương thức chính để chữa bệnh. Đến khoảng năm 2600 TCN, Imhotep viết nên tác phẩm y học mà trong đó không hề chứa một ý tưởng ma thuật nào, như một minh chứng của bước tiến bộ của lịch sử Ai Cập. Trong tài liệu trên, có những bức ảnh sinh động mô phỏng hình ảnh bác sĩ đang khâu vết thương, như một cột mốc khởi nguồn ngành phẫu thuật. 48 cách điều trị các vết thương và bệnh lý khác nhau của hầu khắp các bộ phận như đầu cổ, vai, ngực, vú bằng phương pháp mổ xẻ. Đặc biệt, sách đề cập đến những người lao dịch bị gãy xương trong khi xây kim tự tháp.
IMHOTEP
(người Hy Lạp gọi là Imuthes)
IMHOTEP một học giả Ai Cập với tên mang ý nghĩa “người đến trong hòa bình”. Ông được coi là kỹ sư[2], kiến trúc sư và bác sĩ đầu tiên trong lịch sử được biết theo tên. Đương thời, khi đảm nhiệm chức danh tể tướng của Vua Ai Cập, ông thiết kế nên Kim tự tháp Djosèr (Kim tự tháp bậc) tại Saqqara Ai Cập năm 2630–2611 trước Công Nguyên. Phức hợp kim tự tháp của Djoser xây theo hình vuông (hầu hết ngôi mộ trước đó hình chữ nhật) có 13 cánh cửa giả và chỉ có duy nhất một lối vào ở phía đông che giấu bơi một mê cung phòng. Có thể ông đã là người đầu tiên được biết tới sử dụng cột trong kiến trúc.

Với tài hoa vượt bậc, sau khi chết, ông được tưởng niệm như một phần tượng Pharaoh.

Tài liệu tham khảo:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Imhotep
https://en.wikipedia.org/wiki/Timeline_of_medicine_and_medical_technology
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_b%E1%BA%A3n_gi%E1%BA%A5y_c%C3%B3i_Edwin_Smith
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kim_t%E1%BB%B1_th%C3%A1p_Djoser
https://www.jameslindlibrary.org/edwin-smith-surgical-papyrus-c-1550-bce/
https://isac.uchicago.edu/sites/default/files/uploads/shared/docs/oip4.pdf
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2989268/