Bác sĩ đa khoa là gì? Thi khối gì, học ở đâu và ra trường làm gì?

13/10/2023 - 10:16 816 lượt xem
A A- A+ []

Câu nói "Nhất y, nhì dược" được truyền miệng qua các thế hệ khẳng định sự danh giá của ngành y. Vậy làm thế nào để trở thành bác sĩ đa khoa – nhân sự cốt lõi trong ngành y? Bài viết này đưa cho bạn các tiêu chuẩn để trở thành một bác sĩ đa khoa.

I. Tổng quan ngành bác sĩ đa khoa 


Tổng quan chung về ngành bác sĩ đa khoa

1. Bác sĩ đa khoa là gì? 

Bác sĩ đa khoa là một thuật ngữ ngành Y rất quen thuộc với nhiều người, dùng để chỉ những người làm công việc khám, chữa bệnh cho mọi người. Cụ thể hơn, bác sĩ đa khoa hay bác sĩ tổng quát là những người làm nhiệm vụ điều trị các bệnh cấp và mãn tính, thực hiện việc kê đơn, đưa ra các biện pháp phòng bệnh và cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân.

Bác sĩ đa khoa sẽ khám bệnh bằng phương pháp tiếp cận toàn diện, khai thác tất cả thông tin thể trạng, môi trường và cả tâm lý xã hội nơi người bệnh sinh sống. Họ là người thực hiện các chẩn đoán sơ bộ nhằm phát hiện sớm và hướng dẫn bệnh nhân đến khám bệnh, cách chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh.

Bác sĩ đa khoa là một công việc rất vất vả, cường độ công việc cao và áp lực công việc cũng khá lớn nên những người học ngành nghề này đều là những người có kết quả học tập vô cùng xuất sắc. 

2. Học khối nào để vào ngành bác sĩ đa khoa? 

Đối với ngành đào tạo bác sĩ đa khoa, các trường đại học thường sẽ xét tuyển từ điểm thi THPT Quốc gia của 2 khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học) và B00 (Toán, Hóa học, Sinh học). Ngành y đa khoa luôn là ngành có điểm chuẩn đầu vào rất cao. Điểm chuẩn ngành y đa khoa thường dao động từ 25 đến 29 điểm.

Thời gian gần đây, để đáp ứng nguyện vọng vào ngành y đa khoa của các sĩ tử, các trường đào tạo bác sĩ đa khoa đã mở thêm nhiều tổ hợp xét tuyển mới. Các tổ hợp mới mà bạn có thể tham khảo để vào ngành y đa khoa như:

- D07 gồm Toán, Hóa học, tiếng Anh

- D08 gồm Toán, Sinh học, tiếng Anh

- D90 gồm Toán, tiếng Anh, Khoa học tự nhiên

- A16 gồm Toán, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên

- A02 gồm Toán, Vật lý, Sinh học

- B03 gồm Toán, Sinh học, Ngữ văn

3. Học ngành bác sĩ đa khoa trong bao lâu? 

Chúng ta thường nghe học Y mất một thời gian rất dài, vậy cụ thể học ngành bác sĩ đa khoa mất bao lâu? Sinh viên ngành y đa khoa sẽ hoàn thành chương trình đại học trong khoảng 6 năm, sau đó sẽ được cấp bằng tốt nghiệp bác sĩ đa khoa.

Tuy nhiên, lúc này họ vẫn chưa đủ các kỹ năng thực hành và điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề. Các bác sĩ đa khoa mới ra trường cần được đào tạo nghiệp vụ ít nhất 18 tháng mới được cấp giấy chứng chỉ hành nghề.

Hành trình học tập của các bác sĩ chưa dừng lại ở đó, nếu muốn trở thành một bác sĩ chuyên khoa, bạn cần trải qua thêm một khoảng thời gian đào tạo nữa. Thời gian này sẽ khác nhau tùy theo chuyên khoa, nhưng trung bình sẽ khoảng 3 năm.

4. Các trường đào tạo ngành y đa khoa 

Hiện nay trên cả nước có rất nhiều trường có đào tạo ngành y đa khoa. Một số trường đào tạo ngành y đa khoa nổi tiếng về chất lượng có thể kể đến như:

- Đại học Y Hà Nội

- Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

- Đại học Y dược Huế

- Đại học Y Hà Nội phân hiệu Thanh Hóa

- Đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội

- Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

- Đại học Y dược Cần Thơ

Các trường này đều có điểm chuẩn đầu vào khá cao và chất lượng đào tạo được khẳng định qua nhiều năm.

II. Lộ trình đào tạo một bác sĩ đa khoa 


Lộ trình đào tạo một bác sĩ đa khoa thường kéo dài 6 năm

Như đã nói ở trên, quá trình học tập của một bác sĩ đa khoa là một chặng đường rất dài. Vậy cụ thể một sinh viên y đa khoa sẽ học những gì trong 6 năm đại học?

1. Trong ba năm đầu, bác sĩ đa khoa học những môn gì? 

Trong hai năm học đầu tiên, sinh viên sẽ học các môn đại cương về khoa học tự nhiên, tư tưởng chính trị và tiếng Anh chuyên ngành.

Các học kỳ kế tiếp, những bạn sẽ được đào tạo những kiến thức y học cơ sở về cấu trúc và chức năng cơ thể người trong trạng thái bình thường và bệnh lý (ở mức tế bào đến mức cơ thể) với những môn học như: Giải phẫu, tế bào học, vi sinh y học, vật lý, sinh hoá, tế bào học, ký sinh trùng,…

Qua ba năm học đầu tiên, sinh viên sẽ biết được các tác nhân gây bệnh, có khả năng giải thích được cơ chế bệnh sinh. Những kiến thức này là nền tảng giúp các bạn học tốt các môn lâm sàng ở những năm sau.

2. Trong ba năm cuối, bác sĩ đa khoa học những môn gì? 

Trong 3 năm cuối sinh viên y đa khoa, bạn sẽ học các môn chuyên ngành liên quan đến y đa khoa. Các bạn sẽ lần lượt học và thực hành tất cả các chuyên khoa, bao gồm: Nhi khoa, ngoại khoa, nội khoa, phẫu thuật, sản phụ khoa, hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm, lao, da liễu, thần kinh, pháp y, tâm thần, nhãn khoa, tai mũi họng, phục hồi chức năng, y học cổ truyền. 

Qua 6 kỳ học cuối cùng này, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức về các bệnh lý, hội chứng đặc thù theo từng lứa tuổi, giới tính, dịch tễ. Từ đó, vận dụng các kiến thức về nguyên tắc điều trị và chẩn đoán để đánh giá và xử lý các tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân và những người xung quanh.

III. Các tố chất để trở thành một bác sĩ đa khoa 


Các tố chất để trở thành một bác sĩ đa khoa

1. Y đức 

Nghề y là một nghề đặc biệt liên quan đến sức khoẻ và tính mạng của con người. Do đó, người làm nghề y không những phải giỏi về chuyên môn mà cần có y đức, lương tâm nghề nghiệp và ý thức trách nhiệm cao mới có thể làm tốt công việc của mình. Một bác sĩ đa khoa giỏi cần tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp. Y đức thể hiện ở việc tôn trọng quyền riêng tư của bệnh nhân, đảm bảo tính công bằng và không kỳ thị trong cung cấp các chăm sóc y tế.

2. Trí tuệ 

Có thể dễ dàng nhận thấy, điểm chuẩn của ngành y đa khoa luôn thuộc hàng top đầu trong các ngành nghề, vì vậy tiêu chuẩn đầu vào của ngành này cũng đã rất cao. Thêm nữa, chương trình đào tạo với khối lượng kiến thức khổng lồ yêu cầu các sinh viên ngành này có một khả năng tư duy, ghi nhớ rất tốt mới có thể vượt qua các kì thi ở trường. 

Không chỉ vậy, bác sĩ đa khoa cần có khả năng áp dụng kiến thức y tế phức tạp vào việc chăm sóc bệnh nhân. Trí tuệ tốt giúp họ hiểu và nhớ các thông tin liên quan trong lĩnh vực y học và áp dụng chúng vào thực tế đối với mỗi bệnh nhân cụ thể. Ngoài ra, một tư duy tốt giúp bác sĩ đa khoa nhanh chóng đánh giá và đưa ra quyết định trong tình huống khẩn cấp. Rõ ràng, trí tuệ là một tố chất rất quan trọng đối với một bác sĩ đa khoa.

3. Kỹ năng giao tiếp 

Bác sĩ đa khoa cần có khả năng giao tiếp tốt với bệnh nhân và những người chăm sóc. Kỹ năng này bao gồm khả năng lắng nghe, hiểu và giải thích thông tin một cách rõ ràng và dễ hiểu. Cần sử dụng ngôn ngữ đơn giản và tránh các thuật ngữ y tế phức tạp giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình và nắm được cách sử dụng các loại thuốc hay phương thức y tế. 

Việc có kỹ năng giao tiếp tốt giữa bác sĩ và bệnh nhân có thể tạo ra một môi trường tin cậy, trao đổi thông tin chính xác và tạo sự đồng tình và niềm tin. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp tốt giúp bác sĩ đa khoa xử lý các tình huống khó khăn và nhạy cảm một cách phù hợp.

4. Tính kiên trì

Để trở thành một bác sĩ đa khoa giỏi đòi hỏi sự kiên trì rất lớn. Con đường rèn luyện và học tập của các bác sĩ đa khoa thường rất dài và có thể gặp phải nhiều khó khăn thách thức. Nếu không có lòng kiên trì, bạn sẽ rất dễ cảm thấy nản chí và không thể vượt qua những thách thức đó.

Trong việc chăm sóc và điều trị bệnh nhân, tính kiên trì trở thành một yếu tố then chốt để đạt được kết quả tốt nhất. Một căn bệnh có thể kéo dài và đòi hỏi thời gian cũng như sự kiên nhẫn để tìm ra giải pháp tối ưu. Bác sĩ đa khoa cần kiên nhẫn và không vội vàng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh nhân, đồng thời duy trì sự yên tĩnh và đồng điệu trong quá trình giao tiếp với bệnh nhân và gia đình.

5. Khéo léo 

Người ta nói rằng rằng đôi sự khéo léo là một trong những "gia tài" giá trị nhất của người bác sĩ đa khoa. Công việc của một bác sĩ liên quan đến các bộ phận trên cơ thể người, từ những phần nhỏ nhất như các mao mạch đến các cơ quan phức tạp như não bộ. Vì vậy, bác sĩ cần ghi nhớ các mối liên quan của từng bộ phận giải phẫu. Chính sự khéo léo sẽ giúp bạn không nhỏ trong việc chẩn đoán bệnh để có được một cuộc điều trị thành công.

Nếu bạn có mong muốn trở thành một bác sĩ đa khoa trong tương lai, bạn có thể tham khảo các khóa học sau của Pivie. Những khóa học này sẽ cung cấp thêm cho bạn các kiến thức về các chuyên ngành trong y khoa.


Khóa học về sử dụng kháng sinh của Pivie

Khóa học 1: Hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong thực hành và điều trị từ góc nhìn của ngành Truyền nhiễm

Khóa học 2: Điện tâm đồ cơ bản cho người mới bắt đầu

Khóa học 3: Đại cương về Giải phẫu hệ thần kinh

IV. Cơ hội việc làm của bác sĩ đa khoa 


Cơ hội việc làm của bác sĩ đa khoa

Theo các báo cáo, nhu cầu cần các bác sĩ đa khoa sẽ tăng 15% từ năm 2016 đến năm 2026. Nhu cầu này tăng cao hơn hẳn các ngành nghề khác. Từ đây, có thể thấy cơ hội nghề nghiệp của các bác sĩ đa khoa cũng rất lớn. Cụ thể, sau khi tốt nghiệp, các bác sĩ đa khoa có thể lựa chọn làm việc tại nhiều vị trí khác nhau, ví dụ như:

- Bác sĩ trực tiếp tham gia khám, điều trị và quản lý các bệnh viện, cơ sở y tế công lập hay tư nhân.

- Chuyên viên tại các viện nghiên cứu lĩnh vực y dược, khoa học sức khỏe, y sinh.

- Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp y tế có đào tạo ngành y đa khoa.

- Chuyên viên các cơ quan quản lý y tế, các tổ chức nhà nước hoặc tổ chức phi chính phủ.

V. Nghề bác sĩ đa khoa thu nhập cao hay không? 


Mức lương của nghề bác sĩ đa khoa như thế nào?

Bác sĩ đa khoa là một công việc có tính chất tương đối ổn định so với những ngành nghề khác. Mức lương của các bác sĩ đa khoa sẽ tăng dần theo thâm niên làm nghề. Theo Thông tư liên tịch năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ, bác sĩ được phân thành bác sĩ cao cấp (hạng I), bác sĩ chính (hạng II) và bác sĩ (hạng III). Các bác sĩ đa khoa mới ra trường và có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh sẽ được xếp vào bác sĩ hạng III.

Cụ thể, mức lương cho từng chức danh bác sĩ ở các cơ sở y tế công lập dao động ở mức như sau:

Mức lương cho các chức danh bác sĩ tại bệnh viện công lập mới nhất hiện nay

Với các bác sĩ đa khoa làm việc ở các bệnh viện tư nhân, mức lương khởi điểm thường sẽ cao hơn ở bệnh viện công lập. Mức lương khởi điểm ở các bệnh viện tư cho vị trí bác sĩ đa khoa có thể từ 10 triệu đồng trở lên.

VI. Kết luận 

Bác sĩ đa khoa là một trong những ngành luôn hot trong mùa tuyển sinh, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống con người. Hy vọng thông qua bài viết Bác Sĩ Đa Khoa là gì? Các tiêu chuẩn để trở thành Bác sĩ Đa Khoa của Pivie đã giúp bạn biết được những thông tin về ngành học, mức lương và cơ hội nghề nghiệp của công việc này.
 

Bình luận Facebook
Đánh giá tin tức
5.0
Chưa có đánh giá
0%
0%
0%
0%
0%
Gửi đánh giá
Xem thêm
19/07/2024
Diễn giả Ths. BSNT Lương Tuấn Hiệp đã có những chia sẻ rất cụ thể  về lợi ích của nghiên cứu khoa học khi còn là học viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Lựa chọn con đường Ngoại khoa chuyên ngành Tiêu hóa, dù khối lượng công việc dày đặc, BS Hiệp vẫn luôn giữ cho mình niềm đam mê khoa học, nhiệt huyết không ngừng nghỉ trên hành trình nghiên cứu.
Đọc tiếp
16/07/2024
Để đạt thành tích cao trong bài thi môn Giải phẫu và chinh phục bộ môn giải phẫu, TS BS Lê Mạnh Thường, đã có những lưu ý quan trọng về phương pháp học tập bộ môn này.
Đọc tiếp
02/01/2024
Rối loạn nhịp tim là bệnh lý tim mạch rất phổ biến, có thể xảy ra với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, biểu hiện với việc nhịp tim quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Dựa vào cách thức rối loạn và những biểu hiện cụ thể, có thể chia rối loạn nhịp thành nhiều loại nhưng phổ biến nhất là 6 loại rối loạn như sau:
Đọc tiếp
02/01/2024
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao rất nhiều người xung quanh bị phát hiện mắc bệnh ung thư? Nhất là những năm gần đây các trường hợp được phát hiện mắc ung thư đột ngột tăng lên, điều đó có phải là do phương pháp chẩn đoán tốt hơn, hiệu quả hơn? Vậy đâu là cơ chế khiến các tế bào ung thư kích hoạt trong cơ thể bình thường? Cùng Pivie tìm hiểu tận gốc vấn đề dẫn đến căn bệnh gây ám ảnh này ngay dưới đây nhé!
Đọc tiếp
30/10/2023
Bạn có thể tham khảo website, các bài đăng trên mạng xã hội và thông cáo báo chí gần đây để có thêm thông tin cần thiết, cũng như sẵn sàng trả lời cho câu hỏi vì sao bạn lại phù hợp với tổ chức đó.
Đọc tiếp
26/10/2023
Cuộc phỏng vấn ngắn ngủi là cơ hội, thách thức để bạn tạo ấn tượng và thuyết phục nhà tuyển dụng. Xem ngay bài viết Tổng hợp kinh nghiệm phỏng vấn bác sĩ và bộ 10 câu hỏi thường gặp!
Đọc tiếp
23/10/2023
Ngành Điều Dưỡng là ngành có nhiều cơ hội trong nhóm ngành y dược. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi Ngành Điều dưỡng là gì? Học ngành Điều dưỡng ra trường làm gì?
Đọc tiếp
23/10/2023
Học y nên chọn ngành nào để phù hợp với năng lực và cá tính của bản thân. Xem ngay bài viết để có câu trả lời nhé!
Đọc tiếp
Hỗ trợ khách hàng
Các chuyên viên tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng giúp bạn. Xin vui lòng liên hệ một trong các số dưới đây để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn:

Chuyên viên CSKH - Pivie

0941269911 cskh@pivie.com.vn

Sẵn sàng hỗ trợ qua

Chuyên viên CSKH - Pivie
Biểu mẫu gửi yêu cầu
Hãy cho chúng tôi biết mong muốn của bạn. Chúng tôi sẽ liên hệ lại cho bạn ngay lập tức.