Ngành Điều dưỡng là gì? Học những gì và làm gì sau khi ra trường?

13/10/2023 - 11:59 563 lượt xem
A A- A+ []

Ngành Điều dưỡng là một ngành trong hệ thống đào tạo nhân lực y tế. Hãy cùng Pivie xem ngay thông tin về học gì khi vào khối ngành này và công việc sau khi ra trường ra sao?

I. Tổng quan về ngành Điều dưỡng


Ngành Điều dưỡng là một chuyên ngành trong hệ thống đào tạo nhân lực y tế Việt Nam

1. Ngành Điều dưỡng là gì? 

Ngành Điều dưỡng là một chuyên ngành trong hệ thống đào tạo nhân lực y tế Việt Nam. Ngành Điều dưỡng đào tạo ra Điều dưỡng viên, người phụ giúp bác sĩ vào việc trực tiếp chăm sóc sức khỏe bệnh nhân. Điều dưỡng viên tham gia vào quá trình trị liệu phục hồi cho người bệnh từ đầu đến cuối.

Công việc hàng ngày của một Điều dưỡng viên là thực hiện theo dõi, chăm sóc, kiểm tra sức khỏe người bệnh, hỗ trợ bác sĩ khi thăm khám, thực hiện y lệnh của bác sĩ, tư vấn và truyền thông, hướng dẫn bệnh nhân cách tự chăm sóc sau điều trị và các công việc chuyên môn khác nhằm phục vụ quá trình chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.

Ngoài vai trò trên, ngành Điều dưỡng ngày nay không chỉ giới hạn trong việc chăm sóc bệnh nhân trong bệnh viện mà còn mở rộng đến nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm chăm sóc tại nhà, chăm sóc dự phòng, nghiên cứu y học và quản lý chất lượng chăm sóc sức khỏe.

2. Lịch sử hình thành ngành Điều dưỡng 

Khoảng thế kỷ X trước công nguyên, một số chàng trai đã bắt đầu thực hiện công việc chăm sóc, quan sát bệnh nhân tại Hippocratic Corpus. Đến khoảng 600 năm trước công nguyên, ở Ấn Độ có những ghi chép lại trong một cuốn sách về y học cổ (Sushruta Samhita) nói về vai trò của người chăm sóc bệnh nhân. Sau đó, các nữ tu sĩ, nhà sư và thành viên của các dòng tu cũng bắt đầu cung cấp dịch vụ chăm sóc tương tự với Điều dưỡng ngày nay. 

Vào thế kỷ 19, Florence Nightingale đã đặt nền móng cho ngành Điều dưỡng chuyên nghiệp. Bà là một y tá nổi tiếng của Anh, được coi là "mẹ đẻ của ngành Điều dưỡng.”

Đến thế kỷ 20, Điều dưỡng viên đã được đào tạo tại các bệnh viện. Điều dưỡng đã trở thành một phần quan trọng của hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện đại, và các Điều dưỡng chuyên nghiệp thường là thành viên quan trọng trong đội ngũ chăm sóc bệnh nhân trong bệnh viện, trạm y tế, và các cơ sở y tế khác.

Ngày nay, Điều dưỡng viên được đào tạo theo các cấp bậc đại học và sau đại học. Ngày càng có nhiều sự công nhận cho ngành Điều dưỡng và nó trở thành một nghề quan trọng trong xã hội.

Ở Việt Nam, vào cuối thế kỷ XIX, khi các bệnh viện đầu tiên của nước ta được người Pháp thành lập thì ngành Điều dưỡng mới chính thức được hình thành. Lúc đầu người Điều dưỡng được đào tạo tại các bệnh viện theo cách "cầm tay chỉ việc" để làm công việc phục vụ. Đến năm 1946, các khóa đào tạo y tá, hộ sinh nông thôn được mở ra và sau đó tăng lên trình độ trung học vào cuối những năm 1960. Từ năm 2000 trở đi, ngành Điều dưỡng Việt Nam có những thay đổi như hình thành được hệ thống quản lý Điều dưỡng ở các cấp, công tác đào tạo Điều dưỡng đã nâng lên được hai bậc ở trình độ cao đẳng và đại học, thực hành Điều dưỡng đang có chuyển biến thông qua thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện, vị trí xã hội của người Điều dưỡng đã được nhìn nhận.

3. 6 tổ hợp môn thi vào ngành Điều dưỡng  


Khối thi vào ngành Điều dưỡng

B00 (Toán, Hóa học, Sinh học) là tổ hợp môn thi cổ điển vào khối ngành y dược trong đó có ngành Điều dưỡng. Ngoài B00, những năm gần đây có những tổ hợp mới mở rộng cơ hội trúng tuyển đối với các bạn có niềm yêu thích ngành Điều dưỡng.

Có các tổ hợp môn thi vào ngành Điều dưỡng bao gồm:

- Tổ hợp B00: Toán, Hóa học, Sinh học 

- Tổ hợp A00: Toán, Hóa học, Vật lý

- Tổ hợp A11: Toán, Hóa học, Giáo dục công dân

- Tổ hợp B03: Toán , Sinh học, Ngữ văn

- Tổ hợp B08: Toán, sinh học, tiếng anh

- Tổ hợp C08: Ngữ văn, Sinh học, Hóa học

- Tổ hợp D07: Toán , Hóa học, Tiếng anh

Tuy nhiên, các trường đại học xét tuyển theo các tổ hợp môn khác nhau, nên câu hỏi học Điều dưỡng thi khối nào? là phụ thuộc vào phương án tuyển sinh cụ thể của từng trường. 

4. Học ngành Điều dưỡng có khó như bạn nghĩ? 

Học ngành Điều dưỡng có thể được xem là một ngành học khá khó bởi công việc chăm sóc sức khỏe chưa bao giờ là dễ dàng. Để làm tốt nhiệm vụ, Điều dưỡng viên cần có nhiều tố chất tốt. Ngoài việc nắm chắc kiến thức chuyên môn đòi hỏi Điều dưỡng viên phải có kỹ năng nghề nghiệp giỏi, kỹ năng giao tiếp tốt với bệnh nhân.

Ngành Điều dưỡng không đòi hỏi có tố chất thiên bẩm hay quá thông minh và xuất sắc. Yếu tố thành công của ngành Điều dưỡng chính là niềm đam mê với ngành y và mang đến những giá trị tốt đẹp cho bệnh nhân nói riêng và xã hội nói chung. Với tình yêu, niềm đam mê đủ lớn với ngành Điều dưỡng sẽ giúp bạn vượt qua những khó khăn, mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp, đạt được thành công trong cuộc sống.

5. Ngành Điều dưỡng học bao nhiêu năm? 

Thời gian học tùy vào cấp bấc và hình thức học. Với hệ chính quy, các trường quy định quy định thời gian điều trị như sau:

- Hệ đại học: 4 năm

- Hệ cao đẳng: 3 năm

- Hệ trung cấp: 2 năm

Tuy nhiên Theo thông tư số 26/2015/TTLT-BYT-BNV dự định từ năm 2023 sẽ hủy bỏ và chấm dứt tuyển nhân viên Y tế trình độ Trung cấp. Do đó đối với các bạn học trung cấp Điều dưỡng thì phải liên thông lên cao đẳng, đại học thời gian liên thông cụ thể như sau:

- Liên thông từ trung cấp lên cao đẳng: 18 tháng

- Liên thông từ trung cấp lên đại học: 2,5 - 3 năm

- Liên thông từ cao đẳng lên đại học: 1,5 - 2 năm

II. Sinh viên ngành Điều dưỡng sẽ học những gì?  


Đào tạo ngành Điều dưỡng gồm các môn đại cương, y học cơ sở, y học lâm sàn

Nhằm trang bị những kiến thức nền tảng, chuyên sâu về khoa học xã hội, khoa học sức khỏe và Điều dưỡng, kỹ năng Điều dưỡng khung chương trình học của sinh viên được hoạch định rõ ràng theo lộ trình thời gian.

1. Các môn học đại cương 

Là các môn đầu tiên các bạn được học bao gồm: toán cao cấp, vật lý, sinh học, di truyền, tin học, xác suất thống kê,…

2. Các môn y học cơ sở 

Các môn cơ sở về cấu tạo và chức năng cơ thể người trong điều kiện bình thường là nền tảng để các bạn học tốt các kiến thức bệnh lý bao gồm: giải phẫu, hoá sinh, sinh lý học, miễn dịch học, di truyền học,…

3. Các môn y khoa lâm sàng 

Sau khi sinh viên có kiến thức y học cơ sở thì sẽ được tiếp cận với các môn học lâm sàng bao gồm nội bệnh lý, nội bệnh lý, ngoại bệnh lý song song với học các bạn được đi thực tập ở bệnh viện tiếp cận với bệnh nhân, học các kĩ năng của Điều dưỡng (tiêm, truyền, tư vấn,…).

II. Vai trò và nhiệm vụ của Điều dưỡng viên 


Nhiệm vụ của Điều dưỡng viên vô cùng quan trọng

1. Vai trò của Điều dưỡng viên trong công tác chăm sóc bệnh nhân

Vai trò chăm sóc: Điều dưỡng là người chăm sóc trực tiếp cho bệnh nhân, theo dõi tình trạng sức khỏe người bệnh sát xao. Sẽ không có máy móc kỹ thuật hiện đại nào có thể nhận diện và thấu hiểu con người tốt hơn là con người.

Vai trò truyền tin: Là cầu nối giữa người bệnh và bác sĩ, truyền đạt kịp thời thông tin, tình hình sức khỏe của người bệnh đến bác sĩ chuyên môn từ đó kịp thời chữa trị.

Vai trò hướng dẫn, tư vấn: Điều dưỡng có đủ năng lực để truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người bệnh. Là người gần gũi, tiếp xúc nhiều nhất là điều kiện thuận lợi cho Điều dưỡng thực hiện việc hướng dẫn tốt hơn ai hết. Việc hướng dẫn, tư vấn người bệnh được thực hiện trong quá trình điều trị và trước khi ra viện về nhà. 

Vai trò quản lý: Trong một ngày người Điều dưỡng đảm nhận rất nhiều vì vậy người Điều dưỡng phải quản lý thời gian, quản lý công việc, sắp xếp mọi thứ để thực hiện chăm sóc bệnh nhân đầy đủ theo y lệnh của bác sĩ.

Vai trò pháp lý và biện hộ cho người bệnh: Điều dưỡng theo dõi, tiếp nhận, ghi nhận mọi quá trình thay đổi bệnh lý của người bệnh giúp bác sĩ xác định vấn đề, nhận thức và thông báo kịp thời tình trạng người bệnh.

2. Nhiệm vụ của Điều dưỡng viên

Điều dưỡng viên hạng II: Điều dưỡng hạng II chịu trách nhiệm thăm khám, nhận định, đánh giá kết quả của bệnh nhân tại các cơ sở y tế. Việc sơ, cấp cứu, tư vấn, đào tạo, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, các chương trình mục tiêu quốc gia.

Ngoài ra, phải bảo vệ, thực hiện các quyền của bệnh nhân, biện hộ khi cần thiết để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Phối hợp với các bác sĩ để tổ chức điều trị cho bệnh nhân, đồng thời, tổ chức giáo dục, đào tạo, phát triển nghề nghiệp.

Điều dưỡng viên hạng III: Khác với Điều dưỡng hạng II, Điều dưỡng hạng III không cần phải đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp. Thế nhưng, những nhiệm vụ bắt buộc của một nhân viên Điều dưỡng như chăm sóc, thăm khám, theo dõi tình hình sức khỏe người bệnh, sơ cứu, bảo vệ người bệnh hay trao đổi tình hình với bác sĩ thì Điều dưỡng hạng III vẫn phải thực hiện theo đúng tiêu chuẩn. 

Điều dưỡng viên hạng IV: Một Điều dưỡng hạng IV sẽ có nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân tại các cơ sở y tế. Bao gồm các công việc thực hiện, theo dõi, đánh giá và báo cáo tình trạng sức khỏe bệnh nhân kịp thời. Đảm bảo an toàn và thực hiện quyền người bệnh. Đồng thời, phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị, tham gia công việc phân cấp chăm sóc bệnh nhân.

IV. Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành Điều dưỡng 

Điều dưỡng viên có thể lựa chọn các hướng đi khác nhau sau khi ra trường

Điều dưỡng sau khi ra trường và xu hướng việc làm của ngành Điều dưỡng hiện nay Sinh viên ngành Điều dưỡng làm gì sau khi ra trường?

1. Các vị trí việc làm sau khi ra trường của sinh viên ngành Điều dưỡng

- Trở thành Điều dưỡng viên tại các bệnh viện lớn nhỏ. 

- Làm việc tại các trung tâm chăm sóc sức khỏe của nhà nước hoặc tư nhân. 

- Trở thành nghiên cứu sinh về Điều dưỡng tại các trung tâm nghiên cứu y tế, khoa học, chăm sóc và phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân. 

- Tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng về Điều dưỡng. 

- Làm việc nghiên cứu sản phẩm tại các công ty sản xuất công cụ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe.   

- Cơ hội nhận học bổng nước ngoài và trở thành Điều dưỡng viên làm việc tại nước ngoài  

2. Nhu cầu việc làm, xu hướng nghề nghiệp

Xã hội cần nguồn nhân lực Điều dưỡng viên: Ở Việt Nam, cứ một bác sĩ thì có 1,5 Điều dưỡng, trong khi tỷ lệ tối thiểu mà Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo là 1 bác sĩ nên có 4 Điều dưỡng. Do đó thị trường lao động đang thiếu nhân sự Điều dưỡng có trình độ cao.

Triển vọng thăng tiến nghề nghiệp của ngành Điều dưỡng: Không chỉ trong nước mà các nước như Nhật Bản, Đức,… cũng tuyển dụng Điều dưỡng viên, có nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn về lương thưởng, cũng như điều kiện làm việc. Bạn có thể tìm cơ hội làm việc ở nước ngoài thông qua học bổng và thông tin tuyển dụng trong nước.

3. Mức lương của Điều dưỡng

Hiện nay, mức lương cơ bản của Điều dưỡng viên sau khi tốt nghiệp dao động từ 3-5 triệu/tháng. Đối với các Điều dưỡng đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc thì mức lương dao động từ 7 triệu/tháng đến 15 triệu/tháng ở cơ sở y tế công lập. Thu nhập Điều dưỡng sẽ cao hơn nếu như làm cho các bệnh viện tư nhân.

Mức lương Điều dưỡng tại Nhật dao động từ 38 đến 47 triệu VNĐ/tháng. Đối với các Điều dưỡng có chứng chỉ nghề nghiệp do chính phủ Nhật Bản cấp phép thì mức lương từ khoảng 51 triệu đồng/tháng và hưởng thêm các khoản phụ cấp nếu đạt thành tích tốt trong công việc. Đây là một mức lương hấp dẫn đối với một nhân viên y tế.

V. 5 lý do tại sao bạn nên chọn học ngành Điều dưỡng? 


Điều dưỡng viên là ngành có nhu cầu tuyển dụng cao

1. Nhu cầu tuyển dụng cao

Theo cổng thông tin chính phủ Việt Nam tại thời điểm hiện nay, với 100 triệu dân chúng ta cần phải có 260.000 Điều dưỡng tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, trên thực tế, Việt Nam mới có 140.000 Điều dưỡng.

Do đó ngành Điều dưỡng đang là ngành học hấp dẫn, được đánh giá có triển vọng phát triển, nhu cầu nhân lực cao rất cao trong thời gian tới.

2. Công việc ý nghĩa

Cứu một mạng người hơn xây 7 tòa tháp, công việc chăm sóc người bệnh là một việc làm mang ý nghĩa nhân văn. Nụ cười, sự hồi phục của bệnh nhân luôn là niềm vui, niềm động lực của Điều dưỡng viên. Ý nghĩa cao đẹp đó đã gieo vào tâm thức của Điều dưỡng viên ngay từ thời bé vẽ nên giấc mơ trở thành nhân viên y tế.

3. Tính thực tế và ứng dụng cao

Ngoài việc chăm sóc người bệnh thì việc vận dụng kiến thức y khoa để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người thân xung quanh là điều hết sức tuyệt vời, Điều dưỡng viên luôn luôn một người con, người vợ, người vợ đảm đang và giỏi giang.

4. Thu nhập ổn định

Với mức lương từ 7 triệu/tháng đến 15 triệu/tháng ở cơ sở y tế công lập đối với Điều dưỡng lành nghề là một thu nhập ổn định so với thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam. Đối với cơ sở tư nhân thì mức lương cao hơn gấp 2 lần hoặc hơn tùy vào năng lực của bản thân.

5. Cơ hội học tập và làm việc liên quan đến y tế 

Không những có nhiều cơ hội làm việc, thăng tiến trong các cơ sở y tế trong nước mà còn có nhiều cơ hội làm việc ở nước ngoài với điều kiện lao động và mức lương vô cùng hấp dẫn.

VI. Tố chất cần có của ngành Điều dưỡng 


Tố chất của một Điều dưỡng viên

1. Lòng trắc ẩn và sự yêu thương 

Người bệnh là những người không chỉ có vấn đề về mặt sức khỏe mà bất ổn về tinh thần luôn có trạng thái tiêu cực, hoang mang và lo lắng nên sự thấu hiểu, yêu thương bệnh nhân là tố chất cần có để Điều dưỡng làm tốt nhiệm vụ của mình.

2. Kỹ năng chuyên môn thuần thục

Nắm vững chuyên môn, thuần thục tay nghề là điều đòi hỏi ở một Điều dưỡng viên để hạn chế tối đa những sai sót y tế trong quá trình chăm sóc bệnh nhân

3. Kỹ năng giao tiếp tốt

Là chìa khóa kết nối với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân với bác sĩ, đồng nghiệp. Kỹ năng giao tiếp tốt giúp Điều dưỡng viên tạo được sự tin cậy của mọi người, nâng cao hiệu suất làm việc.

4. Chịu được áp lực

Là người đứng giữa, trực tiếp chăm sóc cho bệnh hàng ngày Điều dưỡng viên gặp áp lực từ nhiều phía bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, bác sĩ, đồng nghiệp xếp. Với khối công việc lớn, cùng lúc nhiều bệnh nhân nên áp lực không thể tránh khỏi nếu bạn không quản lý tốt.

5. Cẩn thận, khéo léo

Vì liên quan tới an toàn tính mạng người bệnh nên khi thực hiện y lệnh của bác sĩ có thể là tiêm, truyền, cấp phát và hướng dẫn bệnh nhân đòi hỏi tính cẩn thận, luôn luôn đối chiếu để hạn chế tối đa rủi ro do nhân viên y tế gây ra.

VII. Kết luận

Trên đây là tất tần tật những thông tin về ngành Điều dưỡng là gì mà Pivie tổng hợp được hi vọng sẽ mang lại những thông tin bổ ích cho các bạn định hướng ngành Điều dưỡng.
 

Bình luận Facebook
Đánh giá tin tức
5.0
Chưa có đánh giá
0%
0%
0%
0%
0%
Gửi đánh giá
Xem thêm
19/07/2024
Diễn giả Ths. BSNT Lương Tuấn Hiệp đã có những chia sẻ rất cụ thể  về lợi ích của nghiên cứu khoa học khi còn là học viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Lựa chọn con đường Ngoại khoa chuyên ngành Tiêu hóa, dù khối lượng công việc dày đặc, BS Hiệp vẫn luôn giữ cho mình niềm đam mê khoa học, nhiệt huyết không ngừng nghỉ trên hành trình nghiên cứu.
Đọc tiếp
16/07/2024
Để đạt thành tích cao trong bài thi môn Giải phẫu và chinh phục bộ môn giải phẫu, TS BS Lê Mạnh Thường, đã có những lưu ý quan trọng về phương pháp học tập bộ môn này.
Đọc tiếp
02/01/2024
Rối loạn nhịp tim là bệnh lý tim mạch rất phổ biến, có thể xảy ra với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, biểu hiện với việc nhịp tim quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Dựa vào cách thức rối loạn và những biểu hiện cụ thể, có thể chia rối loạn nhịp thành nhiều loại nhưng phổ biến nhất là 6 loại rối loạn như sau:
Đọc tiếp
02/01/2024
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao rất nhiều người xung quanh bị phát hiện mắc bệnh ung thư? Nhất là những năm gần đây các trường hợp được phát hiện mắc ung thư đột ngột tăng lên, điều đó có phải là do phương pháp chẩn đoán tốt hơn, hiệu quả hơn? Vậy đâu là cơ chế khiến các tế bào ung thư kích hoạt trong cơ thể bình thường? Cùng Pivie tìm hiểu tận gốc vấn đề dẫn đến căn bệnh gây ám ảnh này ngay dưới đây nhé!
Đọc tiếp
30/10/2023
Bạn có thể tham khảo website, các bài đăng trên mạng xã hội và thông cáo báo chí gần đây để có thêm thông tin cần thiết, cũng như sẵn sàng trả lời cho câu hỏi vì sao bạn lại phù hợp với tổ chức đó.
Đọc tiếp
26/10/2023
Cuộc phỏng vấn ngắn ngủi là cơ hội, thách thức để bạn tạo ấn tượng và thuyết phục nhà tuyển dụng. Xem ngay bài viết Tổng hợp kinh nghiệm phỏng vấn bác sĩ và bộ 10 câu hỏi thường gặp!
Đọc tiếp
23/10/2023
Ngành Điều Dưỡng là ngành có nhiều cơ hội trong nhóm ngành y dược. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi Ngành Điều dưỡng là gì? Học ngành Điều dưỡng ra trường làm gì?
Đọc tiếp
23/10/2023
Học y nên chọn ngành nào để phù hợp với năng lực và cá tính của bản thân. Xem ngay bài viết để có câu trả lời nhé!
Đọc tiếp
Hỗ trợ khách hàng
Các chuyên viên tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng giúp bạn. Xin vui lòng liên hệ một trong các số dưới đây để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn:

Chuyên viên CSKH - Pivie

0941269911 cskh@pivie.com.vn

Sẵn sàng hỗ trợ qua

Chuyên viên CSKH - Pivie
Biểu mẫu gửi yêu cầu
Hãy cho chúng tôi biết mong muốn của bạn. Chúng tôi sẽ liên hệ lại cho bạn ngay lập tức.