Ngành Điều dưỡng là gì? Thông tin và cơ hội việc làm về ngành Điều dưỡng

20/10/2023 - 11:52 585 lượt xem
A A- A+ []

Từ xưa tới nay, ngành Y luôn nằm trong top những ngành được mọi người quan tâm nhất. Bài viết này sẽ cung cấp cho quý vị thông tin tổng quan và lịch sử về ngành Điều dưỡng - một chuyên ngành đóng vai trò quan trọng trong ngành Y tế nhưng có điểm chuẩn mềm hơn ngành Y khoa.

I. Lịch sử về ngành Điều dưỡng 


Ngành Điều dưỡng ra đời gắn liền với diễn tiến của lịch sử nhân loại

1. Ngành Điều dưỡng ra đời trong hoàn cảnh nào? 

Những diễn biến thời trung cổ chính là tiền đề thúc đẩy sự phát triển của nghề Điều dưỡng viên ngày nay. Khi các nước châu  u thông qua một số đạo luật mới đã tạo điều kiện cho nhiều bệnh viện mới mọc lên ồ ạt. Các tu viện đã bắt đầu xây dựng bệnh viện riêng của chính họ với mục đích nhằm cung cấp những dịch vụ chăm sóc cơ bản. Bên cạnh đó, mỗi một nhà thờ đều có bệnh viện. Vì các lý do trên nên tại Đức từ năm 1200 đến 1600 đã xây dựng hơn 150 bệnh viện.

Vào thế kỉ XVI, Camillus De Lellis đã thành lập nên nhóm người chuyên chăm sóc người nghèo bệnh tật và tù nhân. Năm 1633, Sisters Chariting sáng lập nên tổ chức chuyên chăm sóc những người bệnh tật và đau ốm mang  tên Saint Vincent De Paul, tổ chức này đã đưa các “Điều dưỡng viên” của mình đi khắp nơi phạm vi toàn cầu.

Đầu thế kỷ XVII, chế độ nhà tù tại Anh và phần còn lại của châu  u bị bãi bỏ. Điều này gây ra hiện tượng thiếu hụt nặng nề những chăm sóc bệnh nhân. Do đó, những người phụ nữ bị phạm tội được lựa chọn để làm y tá. Từ đây, khuynh hướng nhìn nhận sai lệch của xã hội thời bấy giờ với nghề Điều dưỡng dần dần được hình thành. 

2. Ai sáng lập ra ngành Điều dưỡng? 

Được sinh ra và trưởng thành trong gia đình Anh có địa vị trong xã hội, Florence Nightingale (1820 – 1910) do đó bị ngăn cấm không được tham gia những công việc thấp kém như Điều dưỡng lúc bấy giờ.

Với đầu óc thông minh và một trái tim nhân hậu nên khi nhìn thấy những cảnh cực cơ hàn, đau thương vì nghèo đói, bệnh tật bà đã làm trái với lời cha mẹ và tiếp tục tìm tòi và đọc các loại sách báo viết về cách chăm sóc người bệnh. Trong hoàn cảnh đó, bà đã đi đến các bệnh viện tại London và những vùng lân cận để cứu trợ những mảnh đời tàn tật, không nơi nương tựa. 

Những năm 1854 – 1856,  xảy ra tranh "Cremean War" với một bên là Nga và bên còn lại là các nước gồm Anh, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ. Florence Nightingale đã cùng với 38 y tá khác được gửi sang Thổ Nhĩ Kỳ, là nơi quân đội Anh đóng quân. Thời điểm này, đã có hơn 4000 binh lính Anh bị thương và thiệt mạng vì dịch tả, thương hàn tại các đơn vị quân khu. Trong đó con số thiệt mạng do dịch bệnh còn nhiều hơn số người chết trên chiến trận.

Bà nhận thấy rằng số người nhiễm bệnh do ăn uống không đủ chất cùng với hệ thống thiếu an toàn vệ sinh và hệ thống đường ống cống và thông thoáng không khí bị tắc nghẽn làm cho môi trường không khí, nước sạch và thực phẩm không đảm bảo được an toàn vệ sinh và ô nhiễm trầm trọng. Florence Nightingale lên tiếng kêu gọi sự trợ giúp từ Chính phủ Anh. Nhờ đó vào tháng 3/1855, Chính phủ Anh gửi phái đoàn gồm các nhân viên sát trùng, làm sạch và thông thoáng hệ thống ống cống, nhờ thế mà con số thiệt mạng giảm đáng kể chỉ trong khoảng thời gian ngắn.

Vào những năm tháng chiến tranh ác liệt, khi các bác sĩ và y tá khác đều đã về nghỉ ngơi, bà lại tận tụy cống hiến cho sự khổ đau tại những trại lính với các thương binh chịu nhiều đớn đau về thể xác lẫn tinh thần.

Khi trở lại quê hương, bà dành trọn phần đời còn lại của mình đóng góp cho công cuộc chăm sóc bệnh nhân. Bà cùng với những người khác cùng  thành lập nên "Quỹ Nightingale" và "Trường đào tạo Điều dưỡng Nightingale" mà để từ đó sau này, chính ngôi trường bà tạo ra đã đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển ngành nghề Điều dưỡng ở nước Anh cũng như trên toàn cầu. "Cẩm nang Điều dưỡng" của bà chính là cuốn sách gối đầu, tài liệu căn bản đào tạo cho các sinh viên ngành Điều dưỡng sau này.

Ngày 13/8/1910, Florence Nightingale trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay ấm áp của người thân và xã hội. Ngày nay, bạn có thể bắt gặp nghi lễ thắp đèn dầu và đọc lời thề của Florence Nightingale vào dịp tốt nghiệp sinh viên ở các trường đào tạo Điều dưỡng trên thế giới. Không chỉ là người đặt những viên gạch đầu tiên cho ngành Điều dưỡng, Florence Nightingale thật sự đã trở thành biểu tượng thiêng liêng và là hình mẫu bất tử soi sáng cho những ngành nghề cao quý sau này.

II. Tổng quan về ngành Điều dưỡng 


Thông tin chung về ngành Điều dưỡng 

1. Ngành Điều dưỡng là gì? 

Điều dưỡng là một trong các ngành nghề nằm trong hệ thống y tế với mục đích nhằm nâng cao và cải thiện sức khỏe con người và cộng động, chữa trị người bệnh thông qua việc chẩn đoán, điều trị kịp thời và hợp lý những trường hợp mắc bệnh lý giúp hình thành các dịch vụ chăm sóc sức khỏe uy tín, chất lượng cao.

Điều dưỡng còn là người tham gia phối hợp với bác sĩ để khám, chữa bệnh và nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho người bệnh. Người Điều dưỡng chuyên nghiệp không những cần nắm vững kiến thức về chuyên môn và kỹ năng mà còn cần các phẩm chất đạo đức tốt khi hành nghề. 

2. Vai trò ngành Điều dưỡng trong hệ thống y tế Việt Nam 

a. Vai trò chăm sóc sức khỏe

Điều dưỡng thực hiện các quy trình về chăm sóc sức khỏe để đưa ra các quyết đồng thời lập và triển khai những kế hoạch chăm sóc nhằm nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân. Quy trình đòi hỏi những yêu cầu cụ thể về năng lực và kỹ năng đặt ra Điều dưỡng để từ đó họ có thể đảm bảo chất lượng về dịch vụ chăm sóc người bệnh.  

Điều dưỡng là người tiếp xúc thường xuyên và gắn bó với người bệnh, có khả năng thấu hiểu những nhu cầu, nguyện vọng và những thắc mắc của bệnh nhân với mục đích nhằm xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe người bệnh hiệu quả. Do đó Điều dưỡng giữ một vị trí cực kỳ quan trọng trong sự vận hành của bệnh viện và các cơ sở y tế.

b. Vai trò pháp lý về biện hộ cho người bệnh

Điều dưỡng còn là người có trách nhiệm đại diện và bảo đảm quyền lợi của bệnh nhân trong những tình huống cần thiết  nhằm mang lại lợi ích và hiệu quả điều trị tốt nhất cho họ. Do đó Điều dưỡng là người có trách nhiệm cực kỳ cao đối với người bệnh của mình về sự thấu hiểu, quan tâm cũng như lợi ích của họ. 

c. Vai trò về giáo dục

Người Điều dưỡng có thể sử dụng những kiến thức được tích góp trong quá trình được đào tạo và thực hành lâm sàng để giảng dạy và truyền đạt những kinh nghiệm cho các thế hệ Điều dưỡng viên mai sau. Họ có thể tham gia giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo Điều dưỡng nhằm đem những kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn bổ ích, phát huy những mặt tích cực về chuyên môn cũng đạo đức nghề nghiệp. Ngoài ra họ còn tham gia vào việc tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân và cộng đồng với mục tiêu nhằm nâng cao nhân thức, nâng cao sức khỏe và phòng ngừa những biến cố có thể có để góp phần đảm bảo sức khỏe cộng đồng người dân và xã hội đạt mức tốt nhất.

d. Vai trò về nghiên cứu khoa học

Điều dưỡng viên có thể đóng góp vào tri thức y khoa nhân loại thông qua việc tham gia nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu trong khám chữa bệnh. Thực tế có rất nhiều nghiên cứu và bài báo được thực hiện bởi người Điều dưỡng có tính ứng dụng thực tiễn cao từ đó đóng góp cho sự phát triển bền vững của ngành y tế trong tương lai, góp phần nâng cao vị thế của Điều dưỡng viên trong nền y tế nước nhà. 

Việc tham gia nghiên cứu khoa học có thể cung cấp những kiến thức mới cho tri thức y khoa nhân loại do đó cho thấy tầm quan trọng không hề nhỏ của người Điều dưỡng đối với quê hương cũng như thế giới.     

3. Ngành Điều dưỡng có những chuyên ngành gì? 

Ngành Điều dưỡng được phân thành nhiều ngành nhỏ khác nhau tạo nên sự phân môn hóa trong ngành nghề với những đối tượng và nhiệm vụ khác nhau nhằm tối đa hiệu quả chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng người bệnh. Điều dưỡng gồm các phân ngành: Điều dưỡng đa khoa, chăm sóc người cao tuổi và Điều dưỡng hộ sinh. Cụ thể như sau:

a. Chuyên ngành Điều dưỡng đa khoa

Chuyên ngành Điều dưỡng đa khoa gồm có 12 chuyên ngành khác nhau. Do đó sau khi tốt nghiệp tại các trường Đại học, Cao đẳng Điều dưỡng có thể làm việc tại bất cứ phân khoa nào phù hợp với nhu cầu, đam mê của họ cũng như nhu cầu về nhân lực tại cơ sở y tế. Ngạch Điều dưỡng đa khoa được chia thành 12 chuyên ngành nhỏ bao gồm:

- Điều dưỡng tâm thần

- Điều dưỡng ngoại thần kinh

- Điều dưỡng hồi sức cấp cứu

- Điều dưỡng tim mạch, hô hấp

- Điều dưỡng tai, mũi, họng

- Điều dưỡng da liễu

- Điều dưỡng nội tiết

- Điều dưỡng nhi khoa

- Điều dưỡng nội khoa

- Điều dưỡng nhãn khoa

- Điều dưỡng phẫu thuật tạo hình

- Điều dưỡng răng, hàm, mặt (nha khoa)

b. Chuyên ngành hộ sinh – Điều dưỡng 

Chuyên ngành này có tình chất đặc thù riêng về công việc vì đối tượng của họ là các thai phụ do đó có những tính chất việc làm riêng cũng như yêu cầu khác biệt so với các chuyên ngành còn lại. 

c. Chuyên ngành Điều dưỡng – Chăm sóc người cao tuổi 

Số lượng người cao tuổi gia tăng nhiều so với trước đây vì vậy đặt ra vấn đề về nhân lực Điều dưỡng phục vụ cho công việc chăm sóc họ. Đối tượng của chuyên ngành này là người cao tuổi vì vậy người Điều dưỡng phải rèn luyện sự cẩn trọng, tỉ mỉ trong quá trình hành nghề. Bên cạnh đó cần có sự thấu hiểu, nhẫn nại và hòa đồng với người cao tuổi để có thể đáp ứng được mong muốn và nhu cầu của họ.

III. Lộ trình trở thành một Điều dưỡng tại Việt Nam 


Con đường giúp bạn trở thành người Điều dưỡng tốt

1. Học khối gì để thi vào ngành Điều dưỡng? 

Theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo dành cho các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp đào tạo ngành Điều dưỡng, thí sinh để thi ngành Điều dưỡng cần thi tổ hợp khối B gồm 3 môn: Toán, Hoá và Sinh học.

Tuy vậy, dưới việc đổi mới cả phương thức thi và xét tuyển ở năm gần đây, các trường đào tạo ngành Điều dưỡng sẽ đánh giá và xem xét dựa trên kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông. Hoặc, nhiều trường tiến hành xét tuyển theo những tổ hợp môn thi mở rộng. Ví dụ như:

Khối A00: Toán, Vật lí, Hoá học

Khối B00: Toán, Hóa, Sinh

Khối D07: Toán, Hoá học, Ngoại ngữ

Khối C08: Ngữ văn, Hoá học, Sinh học 

2. Các trường đào tạo ngành Điều dưỡng tại Việt Nam 

Hiện nay, trên cả nước có nhiều trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành nghề này và theo thời gian sẽ có thêm nhiều trường có đào tạo Điều dưỡng mở ra thêm tạo cơ hội cho các bạn sinh viên có đam mê theo đuổi. Tham khảo danh sách dưới đây:

3. Điểm chuẩn các trường đào tạo ngành Điều dưỡng tại Việt Nam 

Qua quá trình khảo sát tại các trường trên cả nước, kết quả cho thấy điểm xét vào ngành Điều dưỡng khác nhau theo các trường. Trong đó, điểm xét tuyển sẽ giảm dần từ bậc Đại học, bậc Cao đẳng và thấp nhất là bậc Trung cấp nghề.

Mức điểm trung bình để trúng tuyển ngành Điều dưỡng dao động từ 19 đến 24 điểm. Tuy vậy, yêu cầu đối với ngành Điều dưỡng ngày càng tăng cao dẫn đến việc điểm chuẩn xét tuyển cũng có khuynh hướng gia tăng.

4. Các môn học trong hệ đào tạo cử nhân ngành Điều dưỡng 

Trong quá trình đào tạo tại các trường đào tạo Điều dưỡng, sinh viên sẽ được học nhiều môn học khác nhau nhằm đảm bảo yêu cầu về tính chất chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với thực tiễn. Gồm các môn học như sau:

Nhóm môn khoa học xã hội: Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Ngoại ngữ, Tin học, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh,…

Nhóm môn khoa học tự nhiên: Hóa học, Sinh học, Di truyền, Vật lý đại cương,  Sức khỏe – môi trường và vệ sinh nâng cao sức khỏe,…

Nhóm môn y học cơ sở: Sinh lý,, Hóa sinh, Giải phẫu, Dược lý, Dược lâm sàng, Mô phôi, Vi sinh vật, Ký sinh trùng,…

Nhóm môn chuyên ngành Điều dưỡng: Điều dưỡng cơ sở, Điều dưỡng chuyên khoa, Đạo đức Điều dưỡng, Chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, Chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực, Sức khỏe sinh sản, Quản lý và tổ chức y tế, Kiểm soát nhiễm khuẩn trong thực hành Điều dưỡng,…

Nhóm môn về kỹ năng nghề nghiệp: tư vấn và giáo dục sức khỏe cho người bệnh; thực hiện tốt các y lệnh của thầy thuốc, chăm sóc phù hợp với văn hóa người bệnh; kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý, giao tiếp hiệu quả,…

IV. Cơ hội việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp ngành Điều dưỡng 


Ngành nghề Điều dưỡng có cơ hội nghề nghiệp cao với mức thu nhập ổn định

1. Mức lương của một Điều dưỡng có cao không? 

Tại Việt Nam, mức lương trung bình cho Điều dưỡng ít kinh nghiệm dao động trong khoảng 6-7 triệu đồng/tháng. Một ca trực trung bình là 200.000 – 300.000 VNĐ. Nếu hành nghề ở vị trí cao hơn hoặc có nhiều kinh nghiệm khi hành nghề, mức lương có thể là 9-10 triệu đồng hoặc trên 10 triệu đồng/tháng. Do đó có thể thấy rằng ngành Điều dưỡng là ngành có mức thu nhập ổn định và đáng mơ ước, phù hợp cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường.

Mức lương này chỉ là mức lương tham khảo chung, sẽ có sự biến động tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác.

2. Cơ hội việc làm trong nước cho sinh viên tốt nghiệp ngành Điều dưỡng 

Điều dưỡng là một bộ phận nhân lực không thể thiếu trong sự vận hành của các cơ sở y tế. Ở các nước phát triển và đang phát triển, người Điều dưỡng là mắt xích quan trọng trong quy trình quản lý những cơ sở chăm sóc ban đầu cũng như tham gia vào việc chẩn đoán và chữa trị, chăm sóc bệnh nhân theo các chuyên khoa Điều dưỡng cụ thể.

Theo quy định về mức chuẩn của Bộ Y tế Việt Nam, tại các bệnh viện, tỷ lệ Điều dưỡng/bác sĩ cần đạt là từ 2,5/1 đến 3,5/1, thực tế tỷ lệ này ở nước ta mới chỉ đạt 1, 7/1. Do vậy, nhằm mục đích phát triển nguồn nhân lực y tế, đáp ứng đúng nhu cầu xã hội, Nhà nước phấn đấu vào năm 2023 đạt tỷ lệ 25 Điều dưỡng trên 10.000 dân.

Bên cạnh đó, nhu cầu được phục vụ và chăm sóc bởi dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân ngày một cao cho nên các sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường ngành Điều dưỡng hiện nay không cần phải quan ngại về vấn đề thiếu việc làm. 

3. Cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành Điều dưỡng ở nước ngoài 

Hiện nay các nước tiên tiến trên thế giới đã có nhiều Quỹ học bổng giúp sinh viên ngành Điều dưỡng sau khi ra trường có thể học cao thêm và làm việc tại nước ngoài. Điều này không những giúp cho mức thu nhập được đáp ứng đầy đủ mà còn có thể hiện thực hóa ước mơ được làm việc trên trường quốc tế của các bạn sinh viên.    

V. Những tố chất cần có để trở thành một Điều dưỡng 


Những phẩm chất sau giúp bạn trở thành người Điều dưỡng toàn vẹn về chuyên môn và y đức

1. Kiến thức 

Là một ngành nghề liên quan đến sức khỏe con người và cộng đồng với đối tượng là con người, người Điều dưỡng phải đảm bảo vững chắc về kiến thức chuyên môn, các kỹ năng cần thiết để đảm bảo chất lượng phục vụ tốt nhất cho người bệnh. Việc nắm chắc kiến thức để hành nghề một cách chuyên nghiệp, uy tín cũng là một phần của sự thể hiện đức tính nhân ái, thương người bên cạnh sự thấu hiểu, đồng cảm với bệnh nhân vì chính sự kỷ cương trong công việc nhằm đạt hiệu quả chẩn đoán và chữa trị là nhân tố chính giúp cho sự phục hồi của bệnh nhân đạt được mức độ cao nhất.    

2. Kỹ năng giao tiếp 

Điều dưỡng có thể nói là người gần gũi, hiểu rõ tâm lý bệnh nhân nhất, đồng thời cũng là người có thể thấu hiểu về những suy nghĩ, lo lắng của người bệnh và thân nhân của họ. Sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt, khôn ngoan giúp người Điều dưỡng thực hiện tốt nhiệm vụ mà bên cạnh đó còn là liều thuốc tinh thần vô giá đối với đồng nghiệp, người bệnh.

Bên cạnh đó kỹ năng giao tiếp tốt còn giúp tạo mối quan hệ gần gũi trong công việc với đồng nghiệp. Điều này góp phần tạo nên môi trường làm việc hiệu quả, hòa đồng giữa những người hành nghề trong ngành nghề y tế. 

3. Kiên nhẫn 

Nghề Điều dưỡng gắn liền với chăm sóc bệnh nhân với những đêm trực liên tục kéo dài 24 giờ và hầu như không có ngày nghỉ, ngày lễ. Điều dưỡng phải có khả năng duy trì ổn tình trạng bản thân, giữ cho đầu óc được tỉnh táo và không để rơi vào tình trạng quá tải, stress.

Trong quá trình hành nghề, việc đối diện với các tình huống không mong muốn như người bệnh tử vong trước mắt mình hay là biểu hiện nặng khiến người bệnh đau đớn có thể khiến người Điều dưỡng trở nên gục ngã. Chính sự bình tĩnh sẽ tạo nên tinh thần ổn định để từ đó không ảnh hưởng đến công việc chăm sóc bệnh nhân, tạo sự an toàn trong công tác chẩn đoán và chữa trị người bệnh.

4. Tỉ mỉ 

Tỉ mỉ điều vô cùng quan trọng với mỗi người Điều dưỡng vì đây là ngành nghề ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của bệnh nhân do đó sự tỉ mỉ sẽ giúp bạn hạn chế rất nhiều rủi ro không mong muốn xảy ra. Sự tỉ mỉ đảm bảo cho công tác nghiệp vụ được chuẩn xác trong các khâu chăm sóc người bệnh do đó để trở thành người Điều dưỡng tốt bạn rèn luyện đức tính này ở mọi thời điểm. 


Nhiều khóa học trên PIVIE giúp bạn trau dồi về kiến thức và kỹ năng trên con đường trở thành Điều dưỡng giỏi

Nhiều khóa học hỗ trợ kiến thức và kỹ năng cho sinh viên đam mê ngành nghề Điều dưỡng đang được mở trên PIVIE:

Khóa 1: Module 10: Sinh học tế bào (Cell biology) (PNKNa_101110) (có tính phí)

Khóa 2: Module 13: Miễn dịch học (Immunology) (PVKNa_101113) (có tính phí)

Khóa 3: Workshop: Rút ngắn khoảng cách từ 0 - 9 IELTS) (có tính phí)

Kết luận

Điều dưỡng là mắt xích quan trọng trong sự vận hành của hệ thống y tế. Họ là những cá nhân trực tiếp chăm sóc người bệnh, đảm bảo sự nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của bệnh nhân. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của người Điều dưỡng đối với xã hội. Để trở thành người Điều dưỡng tận tâm với nghề với chuyên môn và kỹ năng cao, người Điều dưỡng phải không ngừng trau dồi kiến thức, rèn luyện đức tính nghề nghiệp tốt nhằm đảm bảo cho chất lượng trong việc chăm sóc y tế người bệnh.   
 

Bình luận Facebook
Đánh giá tin tức
5.0
Chưa có đánh giá
0%
0%
0%
0%
0%
Gửi đánh giá
Xem thêm
19/07/2024
Diễn giả Ths. BSNT Lương Tuấn Hiệp đã có những chia sẻ rất cụ thể  về lợi ích của nghiên cứu khoa học khi còn là học viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Lựa chọn con đường Ngoại khoa chuyên ngành Tiêu hóa, dù khối lượng công việc dày đặc, BS Hiệp vẫn luôn giữ cho mình niềm đam mê khoa học, nhiệt huyết không ngừng nghỉ trên hành trình nghiên cứu.
Đọc tiếp
16/07/2024
Để đạt thành tích cao trong bài thi môn Giải phẫu và chinh phục bộ môn giải phẫu, TS BS Lê Mạnh Thường, đã có những lưu ý quan trọng về phương pháp học tập bộ môn này.
Đọc tiếp
02/01/2024
Rối loạn nhịp tim là bệnh lý tim mạch rất phổ biến, có thể xảy ra với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, biểu hiện với việc nhịp tim quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Dựa vào cách thức rối loạn và những biểu hiện cụ thể, có thể chia rối loạn nhịp thành nhiều loại nhưng phổ biến nhất là 6 loại rối loạn như sau:
Đọc tiếp
02/01/2024
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao rất nhiều người xung quanh bị phát hiện mắc bệnh ung thư? Nhất là những năm gần đây các trường hợp được phát hiện mắc ung thư đột ngột tăng lên, điều đó có phải là do phương pháp chẩn đoán tốt hơn, hiệu quả hơn? Vậy đâu là cơ chế khiến các tế bào ung thư kích hoạt trong cơ thể bình thường? Cùng Pivie tìm hiểu tận gốc vấn đề dẫn đến căn bệnh gây ám ảnh này ngay dưới đây nhé!
Đọc tiếp
30/10/2023
Bạn có thể tham khảo website, các bài đăng trên mạng xã hội và thông cáo báo chí gần đây để có thêm thông tin cần thiết, cũng như sẵn sàng trả lời cho câu hỏi vì sao bạn lại phù hợp với tổ chức đó.
Đọc tiếp
26/10/2023
Cuộc phỏng vấn ngắn ngủi là cơ hội, thách thức để bạn tạo ấn tượng và thuyết phục nhà tuyển dụng. Xem ngay bài viết Tổng hợp kinh nghiệm phỏng vấn bác sĩ và bộ 10 câu hỏi thường gặp!
Đọc tiếp
23/10/2023
Ngành Điều Dưỡng là ngành có nhiều cơ hội trong nhóm ngành y dược. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi Ngành Điều dưỡng là gì? Học ngành Điều dưỡng ra trường làm gì?
Đọc tiếp
23/10/2023
Học y nên chọn ngành nào để phù hợp với năng lực và cá tính của bản thân. Xem ngay bài viết để có câu trả lời nhé!
Đọc tiếp
Hỗ trợ khách hàng
Các chuyên viên tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng giúp bạn. Xin vui lòng liên hệ một trong các số dưới đây để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn:

Chuyên viên CSKH - Pivie

0941269911 cskh@pivie.com.vn

Sẵn sàng hỗ trợ qua

Chuyên viên CSKH - Pivie
Biểu mẫu gửi yêu cầu
Hãy cho chúng tôi biết mong muốn của bạn. Chúng tôi sẽ liên hệ lại cho bạn ngay lập tức.