Ngành Y khoa là gì? Thi khối nào, học gì và ra trường làm gì?

11/10/2023 - 17:16 8.404 lượt xem
A A- A+ []

Y khoa là lựa chọn và định hướng nghề nghiệp của nhiều bạn trẻ có niềm mơ ước trở thành bác sĩ cứu người trong tương lai. Các bạn muốn tìm hiểu kĩ càng về ngành Y khoa để đưa ra quyết định hãy cùng Pivie tham khảo những thông tin bổ ích dưới đây. 

I. Tổng quan về ngành Y khoa 


Ngành Y khoa là ngành đào tạo bác sĩ y khoa

1. Ngành Y khoa là gì? 

Y khoa (hay còn gọi là Y đa khoa tên tiếng Anh: General Medicine) là ngành đào tạo bác sĩ y khoa, lực lượng cốt lõi của ngành y tế với kỹ năng thăm khám, chẩn đoán, tư vấn và điều trị cho người bệnh.

Mục tiêu đào tạo ngành Y Khoa là đào tạo ra thế hệ Bác sĩ đa khoa có y đức, có tâm với nghề, chuyên môn vững vàng cũng như kỹ năng hành nghề tốt để phục vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng và xã hội.

Bác sĩ đa khoa hay còn gọi là bác sĩ tây y. Sở dĩ gọi là đa khoa vì sinh viên được đào tạo một cách tổng quát và toàn diện mọi chuyên khoa như nội, ngoại, sản, nhi cùng các chuyên khoa lẻ (mắt, tai – mũi – họng, da liễu, dinh dưỡng,…) cùng các khoa cận lâm sàng như chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, giải phẫu bệnh.

Sinh viên cầm tấm bằng bác sĩ đa khoa có rất nhiều lựa chọn chuyên khoa làm việc sau khi tốt nghiệp. Để trở thành bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn và tay nghề cao trong mảng bạn yêu thích thì phải trải qua ít nhất là 2 năm đào tạo chuyên sâu sau đại học. Khi đó bạn sẽ trở thành bác sĩ chuyên khoa như bác sĩ nội tim mạch, bác sĩ nội tiết, bác sĩ cơ xương khớp, bác sĩ ngoại khoa, bác sĩ mắt, bác sĩ da liễu, bác sĩ siêu âm,… trừ chuyên khoa răng hàm mặt vì nó được tách hẳn thành một mã đào tạo ngay từ đầu, tức bác sĩ đa khoa sẽ không làm được bác sĩ răng hàm mặt.

2. Ngành Y khoa học bao nhiêu năm? 


Ngành y khoa đào tạo trong 6 năm

Chính vì là ngành đặc thù về sức khoẻ và tính mạng con người nên thời gian đào tạo ngành Y khoa hệ đại học là 6 năm. Quá trình đào tạo trải qua 12 kì học cùng vô số kỳ thi để nhận được tấm bằng Y khoa danh giá.

Khối lượng kiến thức khổng lồ, toàn diện về cơ thể con người, bệnh lý, thuốc men được dàn trải xuyên suốt 6 năm học.

Không dừng lại việc học sau khi đã tốt nghiệp, bác sĩ Y khoa phải học sau đại học để lấy tấm bằng chuyên khoa và cập nhật kiến thức mỗi ngày. Dường như Y Khoa là ngành học và hành suốt đời nếu muốn làm một bác sĩ giỏi.

II. Trường đào tạo ngành y khoa trong nước cùng tổ hợp môn, điểm chuẩn và học phí mới nhất


Tổ hợp môn, điểm chuẩn và học phí của các trường đào tạo Y khoa phía nam


Tổ hợp môn, điểm chuẩn và học phí của các trường đào tạo Y khoa miền trung


Tổ hợp môn, điểm chuẩn và học phí của các trường đào tạo Y khoa phía bắc

Ngoài tổ hợp môn B00 (Toán, Hóa học, Sinh học) là tổ hợp cổ điển thi vào ngành Y khoa, năm 2023 có nhiều tổ hợp môn khác ở một số trường để mở rộng cơ hội xét tuyển ngành Y khoa đối với các bạn cụ thể:

- Tổ hợp A00: Toán, Hóa học, Vật lý

- Tổ hợp A02: Toán, Vật lý, Sinh học

- Tổ hợp A16: Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ Văn

- Tổ hợp B03: Toán , Sinh học, Ngữ văn

- Tổ hợp B08: Toán, Sinh học, tiếng Anh

- Tổ hợp D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh 

- Tổ hợp D02: Toán, Ngữ văn, ngoại ngữ

- Tổ hợp D07: Toán , Hóa học, tiếng Anh

- Tổ hợp D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh 

- Tổ hợp D12: Ngữ văn, Hóa học, Tiếng Anh

Như vậy, trong tất cả các trường đại học đào tạo ngành Y khoa ở Việt Nam có 4 trường đại học dùng tổ hợp có môn Văn để xét tuyển bao gồm Trường Văn Lang, Duy Tân (Đà Nẵng), Võ Trường Toản (Hậu Giang) và Tân Tạo (Long An).

III. Sinh viên ngành Y khoa sẽ học các môn gì?


Sinh viên Y khoa học các môn đại cương, y học cơ sở, y khoa lâm sàng

Các môn học đại cương

 Vào năm nhất đại học Y các bạn được học các môn học đại cương bao gồm: toán cao cấp, vật lý, sinh học, di truyền, tin học, xác suất thống kê,…

Các môn y học cơ sở

Bước vào năm thứ 2 và 3 sinh viên được tiếp cận với các môn cơ sở về cấu tạo và chức năng cơ thể người trong điều kiện bình thường và bệnh lý bao gồm các môn: giải phẫu, hoá sinh, sinh lý học, miễn dịch học, sinh lý bệnh, giải phẫu bệnh,… kiến thức y học cơ sở, giúp người học hiểu được các yếu tố gây bệnh, có thể giải thích được cơ chế gây bệnh và là nền tảng để các bạn học tốt các kiến thức Y khoa lâm sàng.

Các môn y khoa lâm sàng

Từ năm 3 trở đi các bạn sinh viên Y khoa sẽ được tiếp cận với các môn học lâm sàng bao gồm 4 chuyên khoa lớn: Nội, Ngoại, Sản, Nhi và các chuyên khoa lẻ truyền nhiễm, lao, da liễu, thần kinh, nhãn khoa, tai mũi họng, răng hàm mặt,… song song với học lý thuyết các bạn được đi thực tập ở bệnh viện tiếp cận với bệnh nhân, học các kỹ năng khám, chẩn đoán, tiên lượng, phương pháp điều trị và tư vấn cho bệnh nhân. 

IV. Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành Y Khoa sau khi ra trường? 


Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành Y Khoa

1. Trở thành Bác sĩ đa khoa tham gia công tác khám chữa bệnh tại các bệnh viện và cơ sở y tế 

2. Trở thành giảng viên, nghiên cứu sinh tại các trường đại học 

3. Làm việc trong các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý ngành khoa học sức khỏe cũng như các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực sức khỏe

4. Tiếp tục chương trình sau đại học như bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa, thạc sĩ, tiến sĩ 

5. Tìm kiếm cơ hội nhận học bổng du học trở thành nghiên cứu sinh nước ngoài, bác sĩ Y khoa làm việc tại nước ngoài.

V. Nhu cầu nghề nghiệp Bác sĩ Y Khoa hiện nay

1. Nhu cầu bác sĩ Y khoa tại Việt Nam

Sau 2 năm đại dịch Covid-19, ngành Y Khoa khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong xã hội. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng cao khiến Việt Nam ngày càng có nhiều các phòng khám tư nhân, bệnh viện, cơ sở y tế,… mở ra cơ hội việc làm cho các Bác sĩ, Điều dưỡng viên và Kỹ thuật viên. 

Theo Quyết định số 2992/QĐ-BYT ngày 17/07/2015 về “Phê duyệt Kế hoạch phát triển nhân lực trong hệ thống khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2015-2020”, Việt Nam hiện đang cần 55.245 nhân lực Bác sĩ Y khoa và con số này đang ngày càng tăng cao trong tương lai. Mỗi năm có hàng nghìn sinh viên Y ra trường dần đáp ứng được nhu cầu về nhân lực tuy nhiên thị trường lao động vẫn đang thiếu những nhân lực có trình độ cao và giàu kinh nghiệm.

2. Cần bao nhiêu bác sĩ cho 10.000 dân 

Với mục tiêu Việt Nam cần đạt được 10 bác sĩ/10.000 dân, hiện tại trung bình Việt Nam chỉ có 8 bác sĩ/10.000 dân, thậm chí ở nhiều địa phương, con số này còn thấp hơn rất nhiều.

Riêng ở TPHCM có chỉ số 20 bác sĩ/10.000 dân, con số này tuy đã cao gấp đôi so với chỉ số chung của cả nước nhưng nhìn ra các nước trên thế giới có hệ thống y tế chỉ tương đối phát triển thôi (chỉ số bác sĩ dao động từ 30-60 bác sĩ/10.000 dân) cho thấy số bác sĩ tại TPHCM hiện tại vẫn đang rất thấp so với nhu cầu. Chỉ số này nếu so với hầu hết các nước châu  u thì thấp hơn nhiều. Đơn cử, chỉ số ở 2 quốc gia có dân số lớn là Trung Quốc 22 bác sĩ/10.000 dân và Ấn Độ là 9 bác sĩ/10.000 dân.

VI. 7 tố chất cần thiết cần có ở Bác sĩ Y khoa 


Những tố chất cần có ở bác sĩ y khoa

1. Có kiến thức chuyên môn vững vàng 

Sức khỏe và sự sống của bệnh nhân nằm trong tay bác sĩ nên khả năng chuyên môn của họ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị và chăm sóc người bệnh. Do đó học Y thì phải giỏi, kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng xuất sắc.

2. Lòng nhân ái, thành thật và có tâm 

Lòng trắc ẩn, thấu cảm với nỗi đau với người bệnh là động lực trên con đường hành nghề Y, mang lại sức khỏe, nụ cười, những tia hy vọng cho người bệnh. 

3. Kỷ luật, trách nghiệm, chịu được áp lực cao

Sự thiếu kỷ luật và trách nhiệm có thể dẫn đến sai sót trong quá trình điều trị, làm tệ hơn tình trạng sức khỏe của bệnh nhân do đó tinh thần kỉ luật và trách nghiệm là yếu tố cần ở bác sĩ Y khoa.

Bác sĩ thường xuyên phải làm việc trong tình huống căng thẳng, khẩn cấp, quản lý nhiều bệnh nhân cùng một lúc, và đối mặt với các tình huống phức tạp nên khả năng chịu áp lực giúp họ duy trì hiệu suất trong môi trường làm việc.

Chăm chỉ, kiên nhẫn 

Bác sĩ cần phải học suốt đời để cập nhật kiến thức mới và các phương pháp điều trị tiến tiến. Điều này đòi hỏi sự chăm chỉ trong việc nghiên cứu và học tập liên tục.

Bác sĩ cần phải kiên nhẫn trong việc theo dõi tiến triển của người bệnh đòi hỏi điều trị kéo dài. Bệnh nhân có thể có sự lo lắng, hoang mang thì tính kiên nhẫn giúp bác sĩ trong việc giải thích và tư vấn cho bệnh nhân cặn kẽ.

Kỹ năng giao tiếp tốt

Khả năng giao tiếp tốt giúp bác sĩ tiếp cận với bệnh nhân, giải thích và tư vấn cho bệnh nhân tốt hơn, tạo thiện cảm, sự tin cậy và tránh đi những tình huống có thể gây hiểu nhầm đối với bệnh nhân.

Kỹ năng ngoại ngữ tốt 

Kỹ năng ngoại ngữ tốt giúp bác sĩ tìm kiếm tài liệu nước ngoài, cập nhật thông tin, tri thức mới nhất từ các quốc gia có nền Y học phát triển. Khả năng ngoại ngữ không những nâng cao kỹ năng nghề nghiệp còn giúp cho bác sĩ mở rộng cơ hội việc làm.

Có sức khỏe tốt 

Bất cứ nghề nào cũng cần sức khoẻ, nhưng đối với nghề Y thì điều này đặc biệt quan trọng vì bác sĩ làm việc trong môi trường áp lực, vất vả, tiếp xúc trực tiếp nguồn bệnh lây nhiễm và các tác nhân gây bệnh, không có những giấc ngủ ngon khi trực đêm tại bệnh viện.


Khóa học làm sao để trở thành một bác sĩ tốt

Khóa học: Làm sao để trở thành một bác sĩ tốt (Song ngữ) (PVKNb_100096)

VII. Mức lương dành cho Bác sĩ Y khoa 2023


Thu nhập của bác sĩ được quy định trong bộ luật Việt Nam

1. Đối với bác sĩ là viên chức trong các bệnh viện công

Căn cứ khoản 1 Điều 13 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV quy định như sau:

Cách xếp lương

Các chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước  ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang như sau:

- Chức danh nghề nghiệp bác sĩ cao cấp (hạng I), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3 (nhóm A3.1), từ hệ số lương từ 6,20 đến hệ số lương 8,00.

- Chức danh nghề nghiệp bác sĩ chính (hạng II), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương từ 4,40 đến hệ số lương 6,78.

- Chức danh nghề nghiệp bác sĩ (hạng III), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng (hạng III) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.

- Chức danh nghề nghiệp y sĩ được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng

Cụ thể mức lương bác sĩ được thể hiện dưới bảng sau đây:

2. Đối với bác sĩ làm bệnh viện tư

Đối với các bệnh viện tư nhân thì thu nhập tùy theo mức độ năng lực của bạn với mức khởi điểm trung bình là 10 triệu/tháng đối với sinh viên mới ra trường với cam kết thời gian làm việc nhất định.

Có thể thấy mức lương bác sĩ ở bệnh viện tư cao gấp 3 lần so với mức lương cơ bản của bác sĩ mới ra trường công tác tại bệnh viện công. Sự chênh lệch này phản ánh tầm quan trọng của việc làm việc trong bệnh viện tư, cũng như khả năng hấp dẫn của môi trường làm việc có thu nhập cao hơn đối với các bác sĩ.

Kết luận

Hi vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin bổ ích mà bạn đang tìm kiếm, hiểu biết về ngành Y Khoa là gì cũng như có định hướng rõ ràng hơn cho tương lai.
 

Bình luận Facebook
Đánh giá tin tức
5.0
Chưa có đánh giá
0%
0%
0%
0%
0%
Gửi đánh giá
Xem thêm
19/07/2024
Diễn giả Ths. BSNT Lương Tuấn Hiệp đã có những chia sẻ rất cụ thể  về lợi ích của nghiên cứu khoa học khi còn là học viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Lựa chọn con đường Ngoại khoa chuyên ngành Tiêu hóa, dù khối lượng công việc dày đặc, BS Hiệp vẫn luôn giữ cho mình niềm đam mê khoa học, nhiệt huyết không ngừng nghỉ trên hành trình nghiên cứu.
Đọc tiếp
16/07/2024
Để đạt thành tích cao trong bài thi môn Giải phẫu và chinh phục bộ môn giải phẫu, TS BS Lê Mạnh Thường, đã có những lưu ý quan trọng về phương pháp học tập bộ môn này.
Đọc tiếp
02/01/2024
Rối loạn nhịp tim là bệnh lý tim mạch rất phổ biến, có thể xảy ra với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, biểu hiện với việc nhịp tim quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Dựa vào cách thức rối loạn và những biểu hiện cụ thể, có thể chia rối loạn nhịp thành nhiều loại nhưng phổ biến nhất là 6 loại rối loạn như sau:
Đọc tiếp
02/01/2024
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao rất nhiều người xung quanh bị phát hiện mắc bệnh ung thư? Nhất là những năm gần đây các trường hợp được phát hiện mắc ung thư đột ngột tăng lên, điều đó có phải là do phương pháp chẩn đoán tốt hơn, hiệu quả hơn? Vậy đâu là cơ chế khiến các tế bào ung thư kích hoạt trong cơ thể bình thường? Cùng Pivie tìm hiểu tận gốc vấn đề dẫn đến căn bệnh gây ám ảnh này ngay dưới đây nhé!
Đọc tiếp
30/10/2023
Bạn có thể tham khảo website, các bài đăng trên mạng xã hội và thông cáo báo chí gần đây để có thêm thông tin cần thiết, cũng như sẵn sàng trả lời cho câu hỏi vì sao bạn lại phù hợp với tổ chức đó.
Đọc tiếp
26/10/2023
Cuộc phỏng vấn ngắn ngủi là cơ hội, thách thức để bạn tạo ấn tượng và thuyết phục nhà tuyển dụng. Xem ngay bài viết Tổng hợp kinh nghiệm phỏng vấn bác sĩ và bộ 10 câu hỏi thường gặp!
Đọc tiếp
23/10/2023
Ngành Điều Dưỡng là ngành có nhiều cơ hội trong nhóm ngành y dược. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi Ngành Điều dưỡng là gì? Học ngành Điều dưỡng ra trường làm gì?
Đọc tiếp
23/10/2023
Học y nên chọn ngành nào để phù hợp với năng lực và cá tính của bản thân. Xem ngay bài viết để có câu trả lời nhé!
Đọc tiếp
Hỗ trợ khách hàng
Các chuyên viên tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng giúp bạn. Xin vui lòng liên hệ một trong các số dưới đây để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn:

Chuyên viên CSKH - Pivie

0941269911 cskh@pivie.com.vn

Sẵn sàng hỗ trợ qua

Chuyên viên CSKH - Pivie
Biểu mẫu gửi yêu cầu
Hãy cho chúng tôi biết mong muốn của bạn. Chúng tôi sẽ liên hệ lại cho bạn ngay lập tức.