Nghề hộ lý là gì? Sự khác nhau giữa nghề Hộ lý và nghề Điều dưỡng

12/10/2023 - 11:58 6.484 lượt xem
A A- A+ []

Hộ lý và Điều dưỡng là hai nghề khác nhau trong cùng một hệ thống y tế. Tuy nhiên, chắc hẳn chúng ta đều từng ngộ nhân hai nghề này là một. Vì vậy, bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt hai ngành nghề này và cung cấp thêm một số thông tin tổng quan về nghề hộ lý.

I. Tổng quan chung các vị trí trong một bệnh viện 


Trong một bệnh viện thường có nhiều vị trí công việc khác nhau

Có nhiều vị trí công việc để tạo nên một đơn vị bệnh viện hoàn chỉnh. Mỗi vị trí lại có một vai trò khác nhau và đều là hết sức quan trọng và khó có thể thay thế. Nhìn chung, một bệnh viện thường có cơ cấu gồm các thành phần sau:

- Bác sĩ các chuyên khoa: Đây là những chuyên gia y tế chịu trách nhiệm chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân.

- Dược sĩ bệnh viện: Họ có thể làm việc tại khu vực cấp phát thuốc hoặc với vai trò dược sĩ lâm sàng. Dược sĩ lâm sàng là người theo dõi việc điều trị dùng thuốc của bệnh nhân và đảm bảo tính an toàn của các đơn thuốc từ bác sĩ.

- Kỹ thuật viên y tế: Các kỹ thuật viên y tế thực hiện các xét nghiệm y khoa và quá trình chẩn đoán hình ảnh như X-quang, siêu âm và CT. 

- Điều dưỡng:  Điều dưỡng có trách nhiệm chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân, bao gồm đo lường và ghi nhận dấu hiệu sinh tồn, quản lý các hoạt động hàng ngày như tắm rửa, ăn uống và hỗ trợ trong việc thực hiện các quá trình y tế.

- Hộ lý: Những người này thường sẽ hỗ trợ kỹ thuật trong các bài tập vật lý trị liệu và giúp đỡ bệnh nhân trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày như di chuyển, ăn uống và vệ sinh cá nhân. Ngoài ra, họ còn phụ trách dọn dẹp buồng phòng, thu gom rác thải và sắp xếp các đồ dùng.

II. Tổng quát chung về nghề Hộ lý 


Những thông tin chung về nghề Hộ lý bạn cần biết

1. Nghề Hộ lý là gì? 

Nghề Hộ lý là một khái niệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và y học, dùng để mô tả công việc hỗ trợ vật lý cho bệnh nhân. Đây là những người có vai trò thầm lặng nhưng lại rất quan trọng trong quá trình điều trị của bệnh nhân. Bởi lẽ người hộ lý  giúp bệnh nhân trong việc khôi phục ở một môi trường đảm bảo nhất và duy trì chức năng cơ thể, giảm đau, tăng tính linh hoạt và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Hộ lý được phân thành nhiều loại khác nhau, trong đó hộ lý cấp 1 được đào tạo rất bài bản về quá trình chăm sóc sức khỏe cho những bệnh nhân nặng như các trường hợp xuất huyết tiêu hóa, ghép tạng, chấn thương sọ não,...

2. Học khối nào để vào nghề Hộ lý? 

Nhìn chung, nghề Hộ lý cũng tương tự như các nghề khác trong khối ngành y tế, đa phần các trường đều lấy điểm của tổ hợp khối B00 gồm Toán, Hóa học, Sinh học. Bạn có thể dùng kết quả thi THPT Quốc gia để xét tuyển vào các trường Trung cấp, Cao đẳng hoặc Đại học Y dược trên cả nước. 

3. Công việc của một người làm nghề hộ lý 

Hộ lý là những người đảm nhận nhiệm vụ vệ sinh phòng bệnh, theo dõi và chăm sóc người bệnh suốt thời gian điều trị, gồm tất cả những công việc liên quan đến vệ sinh cá nhân như ăn uống, đại tiện, đi tiểu hay vệ sinh cá nhân, giặt là quần áo, bảo quản tài sản,... Người hộ lý cần đảm bảo phòng bệnh sạch sẽ, vệ sinh, gọn gàng, ngăn nắp và đúng với quy định chống nhiễm khuẩn bệnh viện. 

Bên cạnh những nhiệm vụ trên, Hộ lý cũng có trách nhiệm đối với công tác thu dọn và xử lý chất thải của khu vực khoa mình phụ trách. Ngoài ra, họ cũng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác theo sự phân công của Điều dưỡng và Bác sĩ.

III. Nghề Hộ lý và nghề Điều dưỡng khác nhau như thế nào? 


Cần phân biệt giữa hai chức danh Hộ lý và Điều dưỡng

1. Về ngữ nghĩa

Điều dưỡng trong tiếng Anh là nurse trong khi Hộ lý là caregiver. Hộ lý còn được hiểu là nhân viên chăm sóc hay những người làm vệ sinh, dọn dẹp và hỗ trợ các Bác sĩ, Điều dưỡng theo dõi sức khỏe các đối tượng tại bệnh viện. 

Điều dưỡng là một ngành độc lập được Bộ Y tế quy định, với vai trò đảm bảo an toàn về sức khoẻ của người dân trong xã hội. Việc chăm sóc, phục vụ các bệnh nhân do đội ngũ Điều dưỡng viên đảm nhiệm. Họ thường được biết đến như những trợ lý của bác sĩ còn Hộ lý lại là những trợ lý Điều dưỡng đắc lực. Hiện nay ở Việt Nam, Hộ lý chưa phải một ngành nghề phổ biến. Tuy nhiên, ở nước ngoài thì đây là một vị trí công việc rõ ràng và thường xuất hiện tại các viện dưỡng lão, bệnh viện,…

2. Về trình độ chuyên môn và đào tạo 

Để được hành nghề Hộ lý, bạn cần trải qua khóa đào tạo sơ cấp trong thời gian 9-12 tháng tại các cơ sở đào tạo. Sau khóa học này, bạn sẽ được cấp chứng chỉ Sơ cấp Hộ lý và có thể xin việc tại các cơ sở y tế. 

Với Điều dưỡng, theo quy định cần yêu cầu phải có bằng cấp và được đào tạo chuyên sâu trong ngành này. Để trở thành một Điều dưỡng viên, cần mất khoảng 3 năm với hệ Cao đẳng, 4 năm với hệ Đại học và có thể hơn thế với các bậc học cao hơn. Xét về chuyên môn thì Điều dưỡng sẽ yêu cầu cao hơn Hộ lý.

3. Về công việc 

Nhiệm vụ của Điều dưỡng viên là phụ trách các công tác kiểm tra tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và thực hiện các quy trình y tế như tiêm truyền, sử dụng các máy móc, thiết bị,… Họ cũng có thể thực hiện các y lệnh từ bác sĩ hoặc làm việc độc lập.

Trong khi đó, Hộ lý có nhiệm vụ chủ yếu là hỗ trợ bệnh nhân trong các hoạt động sinh hoạt tại bệnh viện, dọn dẹp (buồng) phòng bệnh. Họ cũng phụ trách việc thu gom rác, chất thải từ khoa phòng và sắp xếp các vật dụng theo quy định. Một điểm khác biệt giữa Hộ lý và Điều dưỡng chính là Hộ lý sẽ không được sử dụng các thao tác như tiêm truyền hay sử dụng thiết bị y tế.

4. Về mức độ phổ biến và vị trí làm việc 

Ở Việt Nam, có thể dễ dàng tìm thấy các thông báo tuyển dụng Điều dưỡng viên. Họ thường làm việc ở khắp các cơ sở y tế, bệnh viện từ Trung Ương đến địa phương hay một số phòng khám tư nhân. Tùy thuộc vào chuyên ngành Điều dưỡng mà họ có thể ứng tuyển ở nhiều vị trí khác nhau.

Nghề Hộ lý ở Việt Nam hiện tại chưa thật sự được nhiều người quan tâm và biết đến. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh viện đều có rất nhiều Hộ lý làm việc. Họ là những người thầm lặng đóng góp công sức của mình để quá trình điều trị của bệnh nhân diễn ra tốt hơn.

IV. Lộ trình đào tạo chuyên môn cho một người làm trong nghề Hộ lý tại Việt Nam 


Lộ trình đào tạo sơ cấp Hộ lý ở Việt Nam từ 9 -12 tháng

Để được hành nghề Hộ lý, bạn cần hoàn thành khóa đào tạo chuyên môn trong khoảng thời gian 9-12 tháng. Cụ thể chương trình đào tạo của một Hộ lý gồm 4 nội dung sau:

- Nội dung 1: Chăm sóc người bệnh

Nội dung này có thời lượng đào tạo là 100 giờ đồng hồ với tỷ lệ lý thuyết/thực hành và kiểm tra là 30/70. Mục tiêu sau khi học xong module này, người học thực hiện được các kỹ thuật chăm sóc nhu cầu cơ bản của bệnh nhân (ăn uống, tắm rửa, di chuyển, vận động).

- Nội dung 2: Nhiễm khuẩn bệnh viện

Nội dung này có thời lượng đào tạo 60 giờ với 25% lý thuyết và 75% thực hành và kiểm tra. Nội dung này giúp người học nắm được các đường lây truyền bệnh trong bệnh viện để thực hiện các biện pháp nhiễm khuẩn.

- Nội dung 3: Quản lý chất thải y tế 

Đây là nội dung dài nhất trong toàn khóa học. Phần này có 190 giờ đào tạo với 15 giờ lý thuyết, 170 giờ thực hành và 5 giờ kiểm tra. Yêu cầu của nội dung này là người học thực hiện được các kỹ thuật và quy trình xử lý các loại chất thải trong bệnh viện.

- Nội dung 4: Thực tập bệnh viện

Trong nội dung cuối cùng này, người học sẽ có 100 giờ đào tạo với 95 giờ học thực hành và 5 giờ kiểm tra. Sau khi hoàn thành nội dung này, người học cần thực hiện được các kỹ thuật và quy trình vệ sinh tại các khoa, phòng trong bệnh viện.

V. Cơ hội việc làm của nghề Hộ lý 


Cơ hội việc làm của nghề Hộ lý tại Việt Nam và nước ngoài

Trước đây, Hộ lý ở Việt Nam chưa thật sự được hiểu đúng về chức danh và tầm quan trọng. Nhưng những năm gần đây, nghề Hộ lý ở Việt Nam cũng đã bước đầu có nhiều triển vọng và được nhiều người quan tâm hơn. 

1. Sinh viên sau đào tạo nghề Hộ lý có thể làm việc ở đâu? 

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Hộ lý, học viên có thể ứng tuyển vào làm việc tại các trung tâm dưỡng lão, trung tâm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, các bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khỏe công lập hay tư nhân. Nhìn chung, các cơ sở y tế trên cả nước đều có nhu cầu tuyển dụng vị trí Hộ lý.

2. Mức lương cơ bản của nghề hộ lý 

Một sự thật là dù Hộ lý có vai trò quan trọng và công việc cũng rất vất vả, thế nhưng mức lương cho vị trí này tại Việt Nam lại thường rất thấp. Lương cơ bản của họ gần như là thấp nhất trong các công việc của bệnh viện và thu nhập cũng phụ thuộc vào số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại cơ sở y tế. Ngoài lương cứng, vị trí Hộ lý hầu như không có các khoản thu nhập khác và lương cứng cũng tính theo lương cơ bản. 

Tuy nhiên, một tin vui chính là những năm trở lại đây, nhu cầu tuyển dụng Hộ lý sang làm việc các nước khác trở nên cao hơn. Các nước thường xuyên tuyển học viên từ Việt Nam sang để đào tạo và làm nghề Hộ lý như Đài Loan, Nhật Bản, Đức. Mức thu nhập của Hộ lý khi làm việc tại các nước này dao động từ 16 - 33 triệu đồng/tháng. Đây là một cơ hội lớn cho những bạn Hộ lý Việt Nam muốn làm việc trong các môi trường hiện đại, đảm bảo chất lượng cuộc sống.

3. Cơ hội làm việc ngoài nước của nghề Hộ lý 

Tại các nước phát triển như Đài Loan, Nhật Bản, Đức, tốc độ già hóa dân số diễn ra nhanh nên sự thiếu hụt nguồn nhân lực trong vị trí Điều dưỡng, Hộ lý làm việc trong các bệnh viện, trung tâm dưỡng lão là rất lớn. Các nước này thường xuyên tuyển dụng số lượng lớn lao động từ nước ngoài. 

- Hộ lý tại Đài Loan:

Đài Loan là một nước có nhu cầu tuyển nguồn lao động Hộ lý ngày càng cao bởi tỷ lệ già hóa dân số tại nước này đang tăng. Địa điểm làm việc chủ yếu của Hộ lý ở Đài Loan là các trung tâm dưỡng lão, trung tâm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, người có các bệnh tật gây khó khăn trong sinh hoạt. Theo quy định của chính phủ Đài Loan, người làm Hộ lý sẽ nhận được mức lương cơ bản là 23.100 tệ/tháng tức khoảng 17,4 triệu tiền Việt Nam. Bên cạnh mức thu nhập và công việc ổn định, Hộ lý khi làm việc ở Đài Loan cũng được hỗ trợ ăn uống 3 bữa/ngày và cả chỗ ở.

- Hộ lý tại Nhật Bản:

Nhật Bản có các chương trình tuyển dụng thực tập sinh Hộ lý, Điều dưỡng để làm việc tại các trung tâm dưỡng lão, cơ sở y tế. Hộ lý thực tập sinh sang Nhật sẽ làm các công việc như chăm sóc sinh hoạt thường ngày của người bệnh, hỗ trợ duy trì và mở rộng quan hệ xã hội thông qua các hoạt động vui chơi giải trí, phục hồi chức năng cho bệnh nhân. Mức thu nhập của Hộ lý tại Nhật khoảng 140.000 - 150.000 yên/tháng, tức khoảng 30 - 33 triệu đồng tiền Việt Nam/tháng. Ngoài mức lương cơ bản trên, các Hộ lý cũng sẽ nhận các khoản phụ cấp theo thành tích. 

- Hộ lý tại Đức:

Cũng giống như Nhật Bản, Đức cũng có tỉ lệ người cao tuổi khá đông. Nhu cầu tuyển Hộ lý tại nước này cũng ngày càng cao. Đặc biệt, Đức có chính sách miễn học phí đối với các loại hình giáo dục, nên học viên không phải đóng phí cho quá trình đào tạo. Mức thu nhập cho Hộ lý tại Đức lên đến 2000 - 2500 euro tương ứng với khoảng 50 - 55 triệu tiền Việt/tháng. Người Hộ lý sẽ phải đóng các khoản thuế, bảo hiểm theo quy định của nước Đức và tự chi trả tiền ăn ở, sinh hoạt. Ngoài ra, để được làm việc tại Đức, bạn cần yêu cầu sở hữu bằng B2 tiếng Đức. 

VI. Những khó khăn hiện có trong nghề hộ lý 


Nghề Hộ lý cũng có rất nhiều khó khăn, thử thách

Bất cứ ngành nghề nào cũng đều có những khó khăn nhất định, Hộ lý cũng không ngoại lệ. Là vị trí có vai trò quan trọng trong quá trình chăm sóc sức khỏe của ngành y tế nhưng khi là một Hộ lý, bạn cũng sẽ gặp nhiều vất vả, ví dụ như:

- Trước tiên là áp lực trong công việc vì hàng ngày số lượng bệnh nhân rất đông và nhu cầu khám sức khỏe của người dân cũng nhiều hơn trước. Điều này khiến khối lượng công việc của người Hộ lý sẽ trở nên nhiều hơn, một ngày làm việc sẽ vô cũng tất bật.

- Thứ hai, Hộ lý cũng phải đối mặt với rủi ro mắc các bệnh lây nhiễm do phải tiếp xúc nhiều với các bệnh nhân mắc các bệnh khác nhau. Áp lực từ công việc cũng khiến họ dễ gặp các vấn đề bệnh thần kinh nhiều hơn những đối tượng khác.

- Thứ ba, Hộ lý còn gặp nguy cơ từ chất độc hại trong chất thải y tế bởi họ là người phụ trách thu gom và xử lý các loại rác thải trong khoa phòng. Trong các chất thải y tế có thể có những chất độc nguy hiểm. Các chất độc này nếu không phát hiện và xử lý đúng cách có thể gây các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của Hộ lý.

Tại Pivie có khóa học Kỹ năng chịu áp lực cao, rất phù hợp với những người làm việc trong khối ngành sức khỏe nói chung và Hộ lý nói riêng:


Khóa học Kỹ năng chịu áp lực cao của Pivie

Tìm hiểu về khóa học tại: Kỹ năng chịu áp lực cao

VII. Kết luận 

Như vậy, Hộ lý là một chức danh có vai trò quan trọng trong hệ thống y tế và hoàn toàn khác với Điều dưỡng. Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn có thể biết được Nghề Hộ lý là gì và sự khác biệt giữa nghề Hộ lý và nghề Điều dưỡng. 
 

Bình luận Facebook
Đánh giá tin tức
5.0
Chưa có đánh giá
0%
0%
0%
0%
0%
Gửi đánh giá
Xem thêm
19/07/2024
Diễn giả Ths. BSNT Lương Tuấn Hiệp đã có những chia sẻ rất cụ thể  về lợi ích của nghiên cứu khoa học khi còn là học viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Lựa chọn con đường Ngoại khoa chuyên ngành Tiêu hóa, dù khối lượng công việc dày đặc, BS Hiệp vẫn luôn giữ cho mình niềm đam mê khoa học, nhiệt huyết không ngừng nghỉ trên hành trình nghiên cứu.
Đọc tiếp
16/07/2024
Để đạt thành tích cao trong bài thi môn Giải phẫu và chinh phục bộ môn giải phẫu, TS BS Lê Mạnh Thường, đã có những lưu ý quan trọng về phương pháp học tập bộ môn này.
Đọc tiếp
02/01/2024
Rối loạn nhịp tim là bệnh lý tim mạch rất phổ biến, có thể xảy ra với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, biểu hiện với việc nhịp tim quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Dựa vào cách thức rối loạn và những biểu hiện cụ thể, có thể chia rối loạn nhịp thành nhiều loại nhưng phổ biến nhất là 6 loại rối loạn như sau:
Đọc tiếp
02/01/2024
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao rất nhiều người xung quanh bị phát hiện mắc bệnh ung thư? Nhất là những năm gần đây các trường hợp được phát hiện mắc ung thư đột ngột tăng lên, điều đó có phải là do phương pháp chẩn đoán tốt hơn, hiệu quả hơn? Vậy đâu là cơ chế khiến các tế bào ung thư kích hoạt trong cơ thể bình thường? Cùng Pivie tìm hiểu tận gốc vấn đề dẫn đến căn bệnh gây ám ảnh này ngay dưới đây nhé!
Đọc tiếp
30/10/2023
Bạn có thể tham khảo website, các bài đăng trên mạng xã hội và thông cáo báo chí gần đây để có thêm thông tin cần thiết, cũng như sẵn sàng trả lời cho câu hỏi vì sao bạn lại phù hợp với tổ chức đó.
Đọc tiếp
26/10/2023
Cuộc phỏng vấn ngắn ngủi là cơ hội, thách thức để bạn tạo ấn tượng và thuyết phục nhà tuyển dụng. Xem ngay bài viết Tổng hợp kinh nghiệm phỏng vấn bác sĩ và bộ 10 câu hỏi thường gặp!
Đọc tiếp
23/10/2023
Ngành Điều Dưỡng là ngành có nhiều cơ hội trong nhóm ngành y dược. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi Ngành Điều dưỡng là gì? Học ngành Điều dưỡng ra trường làm gì?
Đọc tiếp
23/10/2023
Học y nên chọn ngành nào để phù hợp với năng lực và cá tính của bản thân. Xem ngay bài viết để có câu trả lời nhé!
Đọc tiếp
Hỗ trợ khách hàng
Các chuyên viên tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng giúp bạn. Xin vui lòng liên hệ một trong các số dưới đây để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn:

Chuyên viên CSKH - Pivie

0941269911 cskh@pivie.com.vn

Sẵn sàng hỗ trợ qua

Chuyên viên CSKH - Pivie
Biểu mẫu gửi yêu cầu
Hãy cho chúng tôi biết mong muốn của bạn. Chúng tôi sẽ liên hệ lại cho bạn ngay lập tức.