Giai đoạn trước c450BC - Hy lạp cổ đại

Alcmaeon xứ croton và bí ẩn về tâm trí con người

02/11/2023
546 lượt xem

NIÊN ĐẠI 530-410 TCN



ALCMAEON XỨ CROTON VÀ BÍ ẨN VỀ TÂM TRÍ CON NGƯỜI



Nguyễn Quang Vinh



Thần học là khoa học của mọi khoa học. Con người tìm đến tôn giáo cũng như triết học để lấp đầy khoảng trống tâm hồn bên trong. Triết học Hy Lạp thời kì tiền Socrates là thời kì đầu tiên của nền triết học truyền thống Tây phương. Với tư tưởng tiến bộ và mang tính đột phá khi loại bỏ các yếu tố siêu nhiên thần bí về các hiện tượng tự nhiên. Thay vào đó là lời giải thích có được nhờ lý tính qua quan sát, thử nghiệm cùng trí thông minh tự nhiên mà hình thành các lập trường, có thể kể đến nhất nguyên luận (chỉ một trong các yếu tố nước hoặc không khí hoặc lửa, v.v.), đa nguyên luận (đất, nước, lửa, không khí, v.v.) hay nguyên tử luận (nguyên tử).



Vào khoảng thế kỉ V-VI TCN, trong thời buổi chuyển giao giữa khoa học thần bí và khoa học thực nghiệm (thời kì sơ khai) ấy có rất nhiều triết gia kiêm nhà khoa học với những tư tưởng mang tính cách mạng, những cuộc thử nghiệm với mong muốn thấu hiểu tự nhiên và con người. Nổi bật là Alcmaeon - triết gia, nhà khoa học, bác sĩ đã thực hiện các ca giải phẫu xác chết, thí nghiệm trên động vật, mô tả giải thích các hiện tượng sinh lý của cơ thể. Ông cho rằng, bộ não là nơi phát xuất của trí thông minh và các cảm giác thu được từ giác quan. Ông cũng đặt ra giả thiết rằng mỗi vùng của não đóng vai trò cho mỗi cảm giác khác nhau. Ông cũng có khái niệm sơ khởi về vòng tuần hoàn của máu với sự phân tách động mạch – tĩnh mạch. Các công trình của ông tập trung chủ yếu vào bộ não, thị giác, thính giác. Dưới góc nhìn giải phẫu, ông mô tả đường đi của dây thần kinh thị. Dưới ảnh hưởng của thuyết đa nguyên luận, ông quan niệm mắt có chứa cả lửa và nước. Mắt muốn nhìn thấy một vật thì vật đó phải lọt vào tầm nhìn và có ánh sáng truyền vào mắt qua phần trong suốt, lấp lánh. Những thành tựu mang tính cách mạng ấy khiến ông được biết đến với cái tên Cha đẻ ngành thần kinh học, Cha đẻ ngành giải phẫu học, Cha đẻ ngành sinh lý học. Cách giải thích của ông mộc mạc, tuy nhiên có giá trị tiến bộ rất lớn trong thời đại mà hầu hết các sự kiện đều được lý giải dưới cái nhìn thần bí. Những quan sát này đã góp phần vào việc nghiên cứu y học bằng cách thiết lập mối liên hệ giữa não và các cơ quan cảm giác, đồng thời vạch ra đường đi của các dây thần kinh thị giác cũng như khẳng định rằng não là cơ quan của tâm trí.



Công việc của Alcmaeon cũng có tác động quan trọng đến sự phát triển của y học phương Tây. Sự nhấn mạnh của ông vào việc quan sát và mổ xẻ đã giúp thiết lập một phương pháp tiếp cận khoa học đối với y học, trong đó nêu bật tầm quan trọng của bằng chứng thực nghiệm và thử nghiệm. Công trình của Alcmaeon về não và các giác quan cũng giúp xác định tầm quan trọng của việc hiểu biết về hoạt động sinh lý cơ bản của bệnh tật, tạo nền tảng cho những tiến bộ sau này trong khoa học y sinh.



Những ý tưởng của Alcmaeon về bộ não và các giác quan có tác động rất lớn đến sự phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại. Sự hiểu biết của ông về bộ não là nơi tạo ra trí thông minh và ý thức đã thách thức niềm tin về bản chất của linh hồn và tâm trí vào thời điểm đó. Công trình của Alcmaeon đã đặt nền móng cho các cuộc tranh luận triết học và khoa học sau này về mối quan hệ giữa cơ thể và tâm trí, và những ý tưởng của ông tiếp tục ảnh hưởng đến suy nghĩ của chúng ta về những vấn đề này ngày nay.




  1. https://en.wikipedia.org/wiki/Alcmaeon_of_Croton

  2. https://vi.wikipedia.org/wiki/Tri%E1%BA%BFt_h%E1%BB%8Dc_ti%E1%BB%81n_Socrates

  3. Celesia GG (2012), “Alcmaeon of Croton's observations on health, brain, mind, and soul”, J Hist Neurosci, 21(4), 409-26.



 


aaaaaaaa

Asen được dùng làm thuốc

01/11/2023
501 lượt xem

Kính chào quý độc giả, Chúng tôi đang trong quá trình hoàn thiện các bài viết, quý độc giả hãy chờ đón những điều thú vị tiếp theo nhé!





Trân trọng, 

Ban tổ chức Dự án


aaaaaaaa

Sử dụng xác động vật để học giải phẫu vì Hy Lạp cấm mổ xẻ cơ thể người

01/11/2023
241 lượt xem

Kính chào quý độc giả, Chúng tôi đang trong quá trình hoàn thiện các bài viết, quý độc giả hãy chờ đón những điều thú vị tiếp theo nhé!





Trân trọng, 

Ban tổ chức Dự án


aaaaaaaa

Danh y Biển Thước - Cha đẻ của châm cứu và mạch chẩn

18/10/2023
1.908 lượt xem

NIÊN ĐẠI 500 TRƯỚC CÔNG NGUYÊN



 DANH Y BIỂN THƯỚC - CHA ĐẺ CỦA CHÂM CỨU VÀ MẠCH CHẨN



Nguyễn Thị Thủy



Tổng quan



Nghiên cứu về lịch sử y học thế giới cho phép chúng ta khám phá nguồn gốc và sự phát triển của y học trên các nền văn minh khác nhau. Một thời kỳ quan trọng như vậy trong bối cảnh y học là thời kỳ Biển Thước ở Trung Quốc cổ đại, có niên đại khoảng 500 năm trước Công nguyên. Giai đoạn này đánh dấu cột mốc trong sự phát triển của y học Trung Quốc, cung cấp những hiểu biết có giá trị về các phương pháp thực hành ban đầu đã đặt nền móng cho y học Trung Quốc hiện đại. Trong đó không thể không nhắc đến danh y Biển Thước, một trong Tứ đại danh y Trung Hoa cổ đại cùng với Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh và Lý Thời Trân. Ông là người đầu tiên khai sinh ra phương pháp mạch chẩn (Chẩn đoán bệnh qua việc bắt mạch) và châm cứu học, đặt nền móng quan trọng cho Y học Trung Hoa. Ông là một trong những danh y được ghi chép sớm nhất trong thư tịch về y học Trung Quốc. Những tác phẩm y học nổi tiếng nhất của ông gồm Biển Thước nội kinh, Biển Thước ngoại kinh và Nạn kinh.



Chi tiết



Bối cảnh y học thời kỳ Biển Thước 



Bối cảnh lịch sử


Biển Thước sinh năm 401 TCN, mất năm 301 TCN (trước thời kì của Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh hay Lý Thời Trân – Biển Thước cùng ba danh y này được ca tụng là “Tứ đại danh y” nổi tiếng nhất của Trung Hoa cổ đại). Biển Thước sống trong thời Đông Chu Liệt Quốc, giai đoạn Chiến Quốc (sau thời kì Xuân Thu), khoảng năm 500 TCN tới năm 221 TCN (tương đương với thời kì các vua Hùng của Việt Nam). Nổi bật trong giai đoạn này là sự suy yếu trong quản lý của nhà Chu, đưa tới sự hợp nhất của các vua chư hầu địa phương, sự giao tranh giữa các vương quốc để tranh giành quyền lực với bảy nước lớn gồm: Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy, Tần trước khi tiến tới thống nhất đất nước. Đây là giai đoạn chuyển giao sang đồ sắt sau đồ đồng, có ảnh hưởng đến vật liệu để chế tạo các công cụ lao động và điều trị bệnh. Các triết lý khác nhau đã được xây dựng, phát triển trong giai đoạn này gồm Khổng giáo, Đạo giáo, Pháp gia và Mặc học. 



Bối cảnh y học


Thời điểm này ở Trung Quốc, y học chưa có nhiều phát triển, nghề y bị lạnh nhạt và không được xem trọng. Những người hành nghề đồng bóng ngày càng nhiều và chiếm được lòng tin của người dân. Nhiều người mắc bệnh không chịu đi khám thầy y hay uống thuốc mà tin theo đồng bóng giúp “đuổi quỷ, trừ tà”, xin được khỏi bệnh nhờ thần linh. Thậm chí nhiều nước chư hầu còn đặt ra các chức quan “đại chức”, “tư vu” để chuyên lo việc này. Người ta tin rằng bệnh tật là do ma quỷ gây ra, do vận xui rủi ám vào người, cần phải có thầy cúng làm phép mới giải trừ được, từ đó bệnh tật mới khỏi. Biển Thước hoàn toàn không tin vào những điều này, ông thường xuyên đấu tranh chống lại những trò mê tín dị đoan một cách kiên trì. Ông đã sử dụng những kinh nghiệm cho chẩn đoán và điều trị bệnh của bệnh để giúp đỡ mọi người đồng thời vạch trần những chiêu trò lừa đảo của thầy đồng bóng. 



Các danh y nổi tiếng trong thời kì này phải kể đến Kỳ Bá (Qibo), Yufu (thời kì thượng cổ của Trung Quốc) hay cùng thời kì trung cổ với Biển Thước còn có danh y Hà (Yi – He). Bộ sách y thuật nổi tiếng nhất thời kì này là Hoàng đế nội kinh (khoảng năm 500 TCN) với nhiều bí ẩn vẫn chưa được giải mã triệt để, vẫn được tham khảo cho tới ngày nay. Hoàng đế nội kinh là một trong những bộ sách quý, mệnh danh là “Tứ đại kì thư” của nền văn hóa Đông phương cùng với Chu dịch, Mai hoa dịch, Đạo đức kinh. Đây là công trình lý luận hàng đầu của nền y học Đông phương, là bộ sách kinh điển, trở thành sách gối đầu giường của các bậc danh y nổi tiếng như Hoa Đà, Biển Thước, Y Doãn hay sau này là Trọng Cảnh, Tôn Tự Dịch, Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông. Sách tập trung nói về chẩn trị, bổ, tả, liệu dược bệnh nhân trên hình thức cuộc bình nhật của Hoàng Đế cùng sáu vị đại thần của ông, trong đó nổi tiếng nhất là Kỳ Bá. Hoàng Đế nội kinh cũng là quyển sách đầu tiên trình bày về học thuyết âm dương, học thuyết ngũ hành, sau này trở thành triết lý cơ bản và quan trọng nhất trong y học Đông phương. Hoàng đế nội kinh đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong đó bản tiếng việt được danh y Nguyễn Từ Siêu biên dịch khá nổi tiếng. 



Trong thời đại của Biến Thước, y khoa chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thuyết âm dương và ngũ hành, làm nền tảng cho sự hình thành và phát triển của Đông y sau này. Sự biến hoá theo quy luật không ngừng nghỉ của sự vật sớm được phát hiện qua việc thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Cốt lõi của sự biến hoá không ngừng đó là ức chế lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau và thúc đẩy lẫn nhau. Tức là vừa trái ngược nhau nhưng lại bổ trợ cho nhau trong đối lập. Để biểu thị cụ thể về vấn đề này, người xưa đặt ra “thuyết âm dương”, đã được ghi chép sớm nhất trong Hoàng đế nội kinh. Dương bao gồm những thuộc tính mạnh: sự biểu lộ của trời, nam, cha, vua chúa, sang trọng, ban ngày, ánh sáng, … hay biểu, mặt trên, lưng, mặt ngoài tứ chi, bì mao, lục phủ, kinh dương ở chân và tay, khí của cơ thể. Trong khi âm biểu thị những thuộc tính yếu mềm: đất, nữ, mẹ, yếu, bóng tối, đêm, mặt trăng, mềm mại, … hay lý, mặt dưới, bụng, mặt trong tứ chi, cân cốt, ngũ tạng, kinh âm ở tay. Ngũ hành cho rằng bất kì một dạng thể nào của thế giới vật chất và các thực thể sống đều được quy thuộc vào một Hành trong Ngũ hành gồm: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ hoạt động theo quy luật tương sinh, tương khắc. Nhờ vậy mà việc nắm bắt các thuộc tính của sự vật, hiện tượng được quy chuẩn và dễ dàng hơn. Hai quy luật này được ứng dụng vào việc chẩn đoán và điều trị bệnh: Trạng thái sinh lý bình thường của cơ thể là kết quả của âm dương duy trì được động thái cân bằng, ngũ hành hòa hợp. Nếu quá trình đó bị phá vỡ sẽ xuất hiện biến hoá thiên thịnh thiên suy, tức là phát sinh bệnh tật. Chính vì vậy, việc điều trị quan trọng là phải nhận ra sự bất thường này và khôi phục trạng thái cân bằng của âm dương và ngũ hành trong cơ thể. 





Hình 1.1: Một bản sao của Tố vấn (phần đầu Hoàng đế nội kinh) (Nguồn: Wikipedia)



Cuộc đời Biển Thước



Biển Thước (Bian Qiao hay Bian Que hay còn được biết với tên Qin Yue-ren) sinh khoảng năm 401 TCN, mất năm 301 TCN, ở tỉnh Mạc châu, thuộc nước Trịnh (nay là huyện Nhâm Khâu, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc). Tên thật của ông là Tần Việt Nhân hay có thuyết ghi lại là Tần Hoãn, nhà họ Tần (Qin), hiệu là Lư Y. Ngay từ nhỏ, ông đã có niềm đam mê bất tận với cơ thể người và bệnh tật, ông rất ham học hỏi và bộc lộ nhiều khả năng đặc biệt trong việc lĩnh hội các kiến thức về vấn đề này. Ông là người được nhận xét có tư chất hơn người, quan sát và phân tích mọi thứ rất tỉ mỉ và chính xác, là một danh y xuất sắc. Mọi người thường ưu ái gọi ông là “Biến Thước tiên sinh”. Sử gia Tư Mã Thiên – người đã viết một quyến sách dài về cuộc đời của Biển Thước đã đánh giá: “Biển Thước hành nghề y làm kẻ đứng đắn đáng tôn trọng, giữ mực thước tinh tế trong sáng, đời sau học theo không phải dễ”. Ở đâu có bệnh nghiêm trọng ông đều có thể chữa được nên mọi người còn ca tụng gọi ông là “thần y”. 



 



A person with a beard and a long hair wearing a robe
<br />
<br />Description automatically generated



Hình 2.1: Chân dung danh y Biển Thước (Nguồn: Livejournal)



Thời trẻ, Biển Thước kinh doanh một quán trọ, đây cũng là nơi ông gặp được Trường Tang Quân (Chang Sangjun), người thầy đầu tiên và cũng là giúp ông bén duyên với nghề y sau này. Trong quyển “Sử ký: Biển Thước tiểu sử” ghi lại một câu chuyện rằng: Trường Tang Quân là một vị lương y thường hay lưu trú tới quán trọ của ông, ông rất kính trọng tài năng và đức độ của vị lương y này nên đã rất tận tâm phục vụ chu đáo. Trong thời gian hơn 10 năm ở đây, Trường Tang Quân cũng đã quan sát cẩn thận và nhận ra những phẩm chất hơn người của Biển Thước, ông biết rằng Biển Thước không giống người bình thường. Một ngày nọ, Trường Tang Quân nói với Biển Thước “Tôi có một bài thuốc bí mật. Bây giờ tôi đã già rồi, tôi muốn truyền lại cho anh. Xin đừng tiết lộ ra ngoài”.  Trường Tang Quân lấy trong tay ra một gói thuốc đưa cho Biển Thước, dặn ông uống vị thuốc đó liên tục bằng nước giọt sương đọng trên cây cỏ sớm mai trong 30 ngày để nhìn thấy điều phi thường, sau đó rời đi. Biển Thước uống thuốc theo lời dặn sau ba mươi ngày, ông có khả năng nhìn thấy người dù ở sau bức tường (được so sánh như máy Xquang ngày nay). Chỉ cần nhìn qua một người, ông có thể thấy được cơ quan nội tạng bên trong, biết được vấn đề bệnh ở đâu. Người ta truyền tai nhau rằng ông có thể nhìn xuyên vật thể. Ngoài ra, ông nổi tiếng nhất về bắt mạch để tìm ra bệnh, chỉ cần đặt tay lên vị trí mạch quay (Mạch thốn khẩu), ông có thể biết được người bệnh có vấn đề gì. Ông gọi là phương pháp “Mạch chẩn” và bắt đầu hành nghề y ở khắp nước Tề và nước Triệu, với danh nghĩa “chẩn mạch”. Tích lũy qua nhiều năm kinh nghiệm, ông đã đúc kết nên phương pháp “tứ chẩn” trong chẩn đoán bệnh thông qua “nhìn, nghe, hỏi và bắt mạch”. Đây cũng chính là một cột trụ vững chắc, làm nền tảng cho cho Đông y ngày nay. Sau này ông ứng dụng và phát triển thêm các phương pháp chữa bệnh dựa vào châm cứu, châm kim đá, xoa bóp, bấm huyệt.



Cuộc đời ông có rất nhiều giai thoại khác nhau được lưu truyền, kể về những công lao và khả năng đặc biệt của ông như xuyên nhìn qua cơ thể năm người, gây mê thành công để ghép tim, dự đoán được thời gian mất của người bệnh... Trong đó có giai thoại nói rằng Biển Thước có thể “Cải tử hoàn sinh” (cứu người đã chết). Theo Hán thư ngoại truyện, có lần Biển Thước dẫn năm người học trò đến nước Quắc (nay thuộc tỉnh Thiểm Tây) để làm thuốc, nghe nói Thế tử nước Quắc bị bệnh qua đời đột ngột, ông cảm thấy đáng ngờ nên xin vào xem. Quan sát một hồi, thấy cánh mũi người chết còn động đậy, hai chân còn ấm, Biển Thước xem xét kĩ càng rồi kết luận: “Thế tử mắc chứng “thi quyết” (chết giả), có thể cứu sống được” (trạng thái hôn mê sâu trong y học ngày nay). Ông bèn châm kim các huyệt chủ yếu, sau đó sai học trò làm ngải cứu, đút thuốc, xoa bóp không ngừng tay. Hồi lâu, quả nhiên Thế tử dần tỉnh lại. Vua nước Quắc hết sức vui mừng, không tiếc lời khen ngợi, xem Biển Thước như thần tiên. Biển Thước khiêm tốn giải thích: “Không phải tôi cứu sống người chết, mà người bệnh vốn chưa chết, tôi chỉ cứu người bệnh khỏi cơn hấp hối mà thôi”.  Sau đó có một vị đại phu hỏi ông tại sao dám tự tin khẳng định Thế tử chưa chết, Biển Thước trả lời: “Cách ngươi khám bệnh cũng giống như nhìn bầu trời qua một cái ống nhỏ, chỉ nhìn thấy một phần nhỏ của cả tổng thể lớn. Về phần ta, ta đánh giá mọi yếu tố, quan sát màu sắc khuôn mặt, lắng nghe âm thanh, ấn vào mạch máu, nghe về âm dương của bệnh mà thảo luận. Thế tử hai tai ù ù, lỗ mũi phập phồng, cảm giác các bộ phần từ đùi lên còn ấm nên hẳn còn sống.”



Ngay từ sớm, Biển Thước đã rất đề cao vai trò của phòng bệnh vì nó quan trọng gấp đôi việc chữa bệnh. Phòng bệnh là điều trị bệnh khi bệnh chưa hình thành có ý nghĩa hơn chữa bệnh khi nó đã biểu hiện ra ngoài và gây tổn hại cơ quan. Trong cuốn sử lược Xuân Thu Chiến Quốc có viết tương truyền có một lần Ngụy Văn Hầu hỏi Biển Thước: “Tôi nghe nói ba anh em ngài đều là thần y. Vậy y thuật của ai là cao siêu nhất?” Biển Thước trả lời: “Y thuật của đại ca tôi là cao nhất, sau đó đến nhị ca và cuối cùng là tôi”. Ngụy Văn Hầu ngạc nhiên hỏi: “Vậy tại sao chỉ có ông là nổi danh lừng lẫy thiên hạ? Hai người họ thì một chút danh tiếng cũng không có?” Biển Thước trả lời: “Y thuật của đại ca tôi cao, có thể tránh được cho bệnh không xảy ra. Khi bệnh của một người còn chưa phát, đại ca vừa nhìn khí sắc là phát hiện ra ngay. Sau đó, ông ấy sẽ dùng thuốc cho người đó uống khỏi, cho nên người trong thiên hạ đều cho là ông ấy không biết trị bệnh. Vì vậy, ông ấy một chút danh tiếng cũng không có. Khả năng trị bệnh của nhị ca tôi cũng rất cao. Ông ấy có thể trị bệnh ngay khi bệnh còn ở thời điểm bắt đầu, tránh cho họ bị lâm bệnh nặng. Khi người bệnh vừa cảm mạo ho khan thì ông ấy đã dùng thuốc chữa khỏi rồi. Cho nên, danh tiếng của nhị ca tôi chỉ vẻn vẹn ở trong phạm vi quê nhà, bị mọi người gọi là bác sĩ trị bệnh nhẹ”. Biển Thước ngừng một lát rồi lại nói: “Còn tôi, cũng bởi vì có y thuật kém cỏi nhất nên nhất định phải đợi đến lúc người bệnh bị nguy kịch, hấp hối rồi mới cắt thuốc được. Nhờ uống thuốc, họ từ chết đi lại được sống lại nên toàn bộ thế giới mới cho tôi là thần y. Ngẫm nghĩ lại, cách trị bệnh của đại ca tôi là không làm tổn thương nguyên khí của người bệnh. Cách trị bệnh của nhị ca tôi là chỉ để người bệnh bị tổn thương một chút nguyên khí, bồi bổ một chút sẽ nhanh khỏi. Còn tôi, cứu được mạng của người ta nhưng nguyên khí bị thương nặng mất rồi. Ngài nói xem, y thuật của ai cao nhất?”



Đến cuối đời, danh tiếng Biển Thước ngày càng lớn, càng khiến cho nhiều người ganh ghét, trong đó có một viên quan Thái y nước Tần tên Lý Ê. Sau một lần chẩn bệnh cho Tần Vũ vương nhưng không thành (do nhà vua bị quan viên xúi giục không tin vào y thuật của Biển Thước), ông đã bị Lý Ê mai phục và giết chết. Người dân khắp nơi tiếng thương, lập rất nhiều bia, mộ thờ cúng ông. 



Những thành tựu quan trọng và nổi tiếng của ông phải kể đến phương pháp mạch chẩn, kĩ thuật châm cứu và sử dụng các loại thảo dược để chữa bệnh. Bằng những kinh nghiệm của mình, ông đã đúc kết sau 6 yếu tố khiến cho bệnh tật trở nên không thể chữa:




  1. Người bệnh kiêu ngạo, hoàn toàn không muốn tranh luận về bệnh với mình

  2. Không coi trọng thân xác, sức khỏe chỉ chú tâm vào tiền tài

  3. Lựa chọn quần áo và thức ăn không phù hợp

  4. Khí của tạng, mạch âm dương không hòa hợp

  5. Thể chất ốm yếu, không thể uống thuốc

  6. Không tin vào thầy thuốc.



Ngoài ra sử sách ghi chép, khi còn sống, ông đã viết ba bộ sách nội tiếng gồm Biển Thước nội kinh, Biển Thước ngoại kinh và Nạn Kinh, nhưng hiện hai bộ đầu đã mất. Quyển “Nạn Kinh” viết vào khoảng năm 206 TCN - 220 SCN, cuốn sách được cho là của Biển Thước về mạch chẩn, lý thuyết ngũ hành và về 5 điểm shu. Nó cũng mô tả việc sử dụng hơi thở để tăng cường lưu thông “khí”. Nam Kinh rất quan trọng đối với những người quan tâm đến chẩn mạch, tương ứng hệ thống Y học Trung Quốc và lý thuyết và châm cứu 5 yếu tố shu sau này.



Đóng góp chính của Biển Thước cho nền y học cổ đại



Mạch chẩn



Trước Biển Thước, sử kí từng ghi lại một số câu chuyện chẩn đoán bệnh bằng cách khám mạch. Theo đó, chẩn mạch lần đầu được thấy vào năm Triệu Công thứ nhất trong quyển Tả Truyện khi Tần Công sai Tần Hách đi chẩn bệnh cho hầu tước. Chẩn mạch là phương pháp dựa vào việc bắt mạch ở cổ tay, từ đó tìm ra mối tương quan giữa màu da và nhịp tim để phân tích tình trạng bệnh. Sau đó một số danh y cũng đã được nhắc tới là người thành thạo trong việc bắt mạch như Quách Vũ, Tần Hòa. Tuy nhiên việc kiểm tra mạch để chẩn bệnh được ghi lại một cách hệ thống và nổi tiếng nhất là của danh y Biển Thước. Biển Thước chỉ sử dụng duy nhất vị trí “Thốn” (một trong tam bộ) (vị trí của mạch quay) hay còn được gọi là “mạch Thốn khẩu” khi thực hiện mạch chẩn. Sau này đệ tử của ông và nhiều danh y khác đã dựa trên phương pháp cốt lõi này và phát triển mở rộng mạch chẩn trở thành “Tam bộ, cửu hậu”. Đây cũng chính là sự khác biệt lớn nhất trong mạch chẩn của Biển Thước và phương pháp được ghi chép trong sách Nội kinh.



Biển Thước đặc biệt coi trọng sự thay đổi nhịp tim trong một ngày hoặc một năm. Vì vậy, ông đề xuất nguyên tắc khám mạch âm dương. Ông nhấn mạnh các mô hình thay đổi theo thời gian thường xuyên trong ba mạch âm và ba mạch dương và cũng quan sát mối tương quan giữa các cơ quan và tình trạng mạch. Theo phân loại của ông, có 22 loại mạch, gồm mạch nổi, mạch chìm, mạch dạng dây, mạch thô, mạch chặt, mạch trơn, mạch nhanh, mạch cứng, mạch đầy, mạch dài, mạch lớn, mạch yếu, mạch bình thường, mạch huyên thuyên, mạch yên, mạch kích động, mạch tán loạn, mạch ngắt quãng, ngoại âm, ngoại dương, hòa kéo. Khi sốt bệnh nhân sẽ đổ mồ hôi, kích động, mạch đập nhanh và mạnh. Biển Thước ứng dụng mạch chẩn để giải thích tình trạng sốt như sau: mạch dương kéo dài là sự hòa trộn của âm dương, sự co kép nguy hiểm gây tái phát sốt (tăng nhiệt độ) sau khi đổ mồ hôi, mạch đập kích động và đổ mồ hôi không ngừng, kích động và không thể ăn uống. Những hiểu biết sâu sắc của ông đã được sử dụng trong các tác phẩm kinh điển khác như “Những câu hỏi đơn giản, Luận bàn về bệnh nhiệt”. 



Thương Công (một học trò của Biển Thước) áp dụng mạch chẩn của Biển Thước bằng cách ấn bằng hai hoặc ba ngón tay cùng nhau vào vị trí mạch Thốn khẩu. Phương pháp này chỉ giúp ông đánh giá được mạch nổi và mạch chìm. Cho đến khi Hua Tuo, ông đề xuất phương pháp “ba ngón tay và ba phần” nghĩa là chúng ta có thể ấn bằng ba ngón tay cùng nhau hoặc bằng một ngón tay riêng lẻ vào ba vị trí liền kề nhau trên cổ tay. Điều này giúp ông đánh giá tình trạng mạch rõ ràng và cung cấp được nhiều thông tin hơn. Phương pháp này ngày nay được áp dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để chẩn mạch (phương pháp “Tam bộ, cửu hậu”). Về sau, Hoa Đà cũng đề xuất “kiểm tra mạch theo tám nguyên tắc”, bao gồm mạch âm dương, mạch ngoài và trong, mạch lạnh và nhiệt, mạch trống và mạch đầy đủ, tương đương với kiểm tra mạch cơ quan. 



Trong Nội Kinh từng viết mạch chẩn có liên quan đến việc khám mạch 12 kinh. Lý thuyết huyết áp của Nội Kinh dựa trên “âm dương” và coi “kinh mạch” là mạch máu. Nó coi máu đi qua mười hai kinh tuyến (không phải mạch máu thường được gọi ngày nay) nên việc kiểm tra mạch là để kiểm tra và chẩn đoán sự phân phối máu bên trong cơ thể con người. Ví dụ, mạch bình thường được gọi là “mạch bình thường” và mạch bất thường được gọi là “mạch bệnh”. Theo quan điểm của Nội Kinh, có nói rõ ràng rằng khám mạch là để kiểm tra “kinh mạch”. Để kiểm tra “kinh tuyến”, chúng ta có thể kiểm tra trực tiếp các điểm của động mạch trên “kinh tuyến” và chúng ta cũng có thể phân biệt được “mười hai kinh tuyến” hay “ba phần chín chỉ” thông qua mạch cổ tay. Nó cũng là cơ sở để các thế hệ sau phát triển việc kiểm tra mạch.



Như vậy, danh y Biển Thước là người đầu tiên đưa ra ghi chép một cách hệ thống và khá đầy đủ về phương pháp mạch chẩn, cách thực hiện và ý nghĩa tương ứng. Sau này được các danh y tiếp tục phát triển và hoàn thiện như Thương Công, Hoa Đà, Huo Tuo. Phương pháp này cùng với nghe, nhìn và hỏi bệnh trở thành “Tứ chẩn”, nguyên tắc cơ bản trong chẩn đoán và điều trị của y học Trung Quốc hay y học cổ truyền ngày nay.



A diagram of a healing chart
<br />
<br />Description automatically generated with medium confidence



Hình 3.1: Tam bộ, cửu hậu trong phương pháp mạch chẩn (Nguồn: Tonikahealth)



Chú giải: Bộ vị xem mạch là ở chỗ mỏm xương quay nhô lên ở phía sau bàn tay, gọi là bộ vị mạch Quan. Trước bộ Quan là bộ Thốn thuộc dương, phía sau bộ Quan là bộ Xích thuộc âm. Các bộ theo chiều từ cổ tay xuống khuỷu tay lần lượt là Thốn, Quan, Xích. Khi xem mạch đặt ngón tay giữa ở bộ Quan, hai ngón tay còn lại đặt ở bộ Xích và bộ Thốn. Như vậy mỗi tay có 3 bộ Thốn, Quan, Xích, mỗi bộ có 3 hậu Phù, trung, trầm nên 3 nhân 3 là chín (3x3) mới có tên gọi là 3 bộ chín hậu (tam bộ, cửu hậu). Ngoài ra, mỗi tạng phủ đều có bộ vị trên thốn khẩu như: Bộ Thốn bên tay trái (tả) thuộc tâm và tiểu tràng, Quan thuộc can và đởm, Xích thuộc thận và bàng quang, Thốn bên tay phải (hữu) thuộc phế và đại tràng, Quan thuộc tỳ và vị, Xích thuộc mệnh môn hỏa, cũng có sách ghép cả đại tràng vào bộ xích bên tay phải.



Châm cứu



Phương pháp châm cứu bao gồm việc đưa những chiếc kim mỏng vào các điểm cụ thể trên cơ thể, được gọi là huyệt vị hoặc huyệt. Đâm hoặc kích thích huyệt vị bằng các loại kim gọi là châm, trong khi cứu là dùng lá ngải khô đã qua chế biến để đặt lên huyệt vị nhất định của cơ thể. Hai phương pháp này tác động lên cùng vị trí huyệt, gọi chung là phép châm cứu. Những huyệt này được cho là được kết nối bằng các con đường hoặc kinh tuyến mà qua đó năng lượng quan trọng, được gọi là Khí, chảy qua. Bằng cách kích thích các huyệt này, người tập nhằm mục đích khôi phục lại sự cân bằng của khí và 



Theo lý luận y học cổ truyền, trong cơ thể âm và dương phải cân bằng nhau thì cơ thể mới khỏe mạnh, khi âm dương mất cân bằng thì sinh ra bệnh tật. Bệnh tật phát sinh do nguyên nhân bên ngoài (tà khí), hoặc do nguyên nhân bên trong cơ thể bị suy yếu (chính khí hư). Nếu do nguyên nhân bên ngoài xâm nhập sẽ gây bế tắc sự vận hành của kinh khí, châm cứu vào các huyệt trên đường kinh để loại trừ tác nhân gây bệnh ra ngoài (gọi là khu tà). Nếu do nguyên nhân bên trong, chính khí hư, kinh khí không đủ thì châm cứu có tác dụng làm tăng kinh khí để đạt mục đích điều trị (gọi là bổ chính).



Các tài liệu văn học cổ xưa đã chứng minh hoạt động điều trị bệnh tương tự châm kim vào cơ thể người đã có nguồn gốc từ hàng trăm năm TCN. Điều này được chứng minh trong nhiều văn kiện hay các họa tiết hình vẽ đặc trưng được tìm thấy trong các khu lăng mộ được khai quật hay trên các bức tường đá. Thuở sơ khai, loại kim sử dụng để châm được làm bằng đá đã được gọt dũa tỉ mỉ, tuy nhiên độ tinh xảo và hiệu quả không cao. Đến giai đoạn Xuân Thu – Chiến Quốc, khoảng năm 300 TCN là thời kì chứng kiến sự chuyển mình và phát triển vượt bậc của châm cứu. Bằng chứng là sự thay thế kim châm đá bằng kim làm bằng kim loại như bạc, đồng, vàng. Tài năng và khả năng sử dụng thuần thục kim châm của các thầy thuốc trong giai đoạn này để chữa bệnh cũng phần nào nói lên tầm quan trọng của kĩ thuật châm cứu. Điển hình nhất là danh y Biển Thước, sau khi ông dùng kim châm để “cải tử hoàn sinh” cho Thế tử nước Hoắc khi người này được cho là đã tử vong. 



Biển Thước được ghi nhận là người đã nghĩ ra một bộ kỹ thuật châm cứu và ông đã tiến hành nghiên cứu sâu rộng về các điểm và kinh tuyến khác nhau của cơ thể con người để điều trị bệnh dựa trên sự bất tương hợp của thuyết âm dương và ngũ hành. Theo một số tài liệu sử học, những quan sát và đúc kết của ông về châm cứu đã được ghi chép trong quyển “Giáo lý y khoa cơ bản” (Classic of Medical Catechism). Ngoài ra 2 quyển sách nổi tiếng nhất nói về kĩ thuật châm cứu, vị trí huyệt vị, trạng thái đắc khí là Hoàng đế nội kinh và Nạn kinh (Biển Thước). Những đóng góp của ông đã giúp đặt nền tảng, mở đường cho sự phát triển của kĩ thuật châm cứu trong các giai đoạn tiếp theo. Năm 1034, khi danh y Xu Xi sử dụng kim châm đâm vào màng bên ngoài dưới tim trái để chữa khỏi bệnh cho Hoàng đế trước sự thán phục và lo sợ của quần thần. Sau đó, ông được khen thưởng hậu hĩnh và ông đã xin nhà vua xây một ngôi đền để tỏ lòng biết ơn đến danh y Biển Thước, “cha đẻ của châm cứu”. Sau này khi nhắc tới kĩ thuật châm cứu, người ta đều sẽ nhớ đến sự xuất sắc và đóng góp tuyệt vời của danh y Biển Thước. 



Trong y học hiện đại, châm cứu đã được công nhận và chấp nhận như một liệu pháp bổ sung. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để khám phá hiệu quả và cơ chế hoạt động của nó. Nghiên cứu cho thấy châm cứu có thể kích thích giải phóng endorphin, serotonin và các chất dẫn truyền thần kinh khác, có thể giúp giảm đau và thúc đẩy cảm giác hạnh phúc.



Thảo dược



Ngoài những đóng góp về mạch chẩn, châm cứu và mạch máu, Biển Thước còn là một chuyên gia nổi tiếng về dược thảo. Thuốc thảo dược Trung Quốc sử dụng các đặc tính chữa bệnh của thực vật và khoáng chất để khôi phục lại sự cân bằng của cơ thể. Biển Thước đã nghiên cứu sâu rộng, lập danh mục và hệ thống hóa các phương thuốc thảo dược, xác định các đặc tính chữa bệnh của chúng và kê đơn cho nhiều loại bệnh khác nhau. Kiến thức toàn diện về thảo dược của ông đã đặt nền móng cho việc xây dựng nhiều bài thuốc và trở thành một thành phần thiết yếu trong dược điển của y học Trung Quốc.



Những tài liệu ghi chép lại những bài thuốc hay các loại thảo dược do Biển Thước nghiên cứu và biên soạn hiện không còn nhiều, chủ yếu là các giai thoại về khả năng sử dụng thảo dược chữa bệnh tài tình của ông. Nổi tiếng nhất là câu chuyện ông sử dụng thảo dược kết hợp với châm cứu để “cải tử hoàn sinh” cho Thế tử nước Quắc. Từ đó danh tiếng của ông vang danh khắp thiên hạ, ông cùng các đệ tử đã đi đến rất nhiều đất nước để chữa bệnh cho mọi người. 



Tổng kết



Biển Thước có thể được coi như một trong những vị danh y nổi tiếng nhất của nền y học Trung Hoa cổ đại. Những khám phá và đóng góp của ông có ý nghĩa sâu sắc, làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển của y học cổ truyền xưa và nay. Những thành tựu nổi bật nhất của bt bao gồm phương pháp chẩn đoán bệnh qua bắt mạch (mạch chẩn), điều trị bệnh bằng châm cứu, hiểu biết nghiên cứu về lĩnh vực mạch máu và các loại thảo dược. Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các phương pháp tiếp cận toàn diện và cá nhân hóa đối với việc chăm sóc sức khỏe hay đặt cao vai trò của việc phòng ngừa bệnh thay vì chỉ tập trung vào chữa bệnh. Bằng cách xem xét tổng thể từng cá nhân và điều chỉnh các phương pháp điều trị phù hợp cho họ, Biển Thước nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của bệnh tật thay vì chỉ làm giảm bớt các triệu chứng. Di sản của Biển Thước vẫn tồn tại cho đến ngày nay, với những lời dạy và đóng góp của ông tiếp tục định hình việc thực hành y học Trung Quốc cũng như y học cổ truyền trên toàn thế giới.  



Tài liệu tham khảo




  1. Alan Berkowitz. (2005). "Sima Qian, "Account of The Legendary Physician Bian Que"". Hawai'i Reader In Traditional Chinese Culture. 174-178.

  2. Brown M. Who was he? Reflections on China's first medical 'naturalist'. Med Hist. 2012 Jul;56(3):366-89. 

  3. Britannica, The Editors of Encyclopaedia. "Bian Qiao". Encyclopedia Britannica, 24 Aug. 2011, https://www.britannica.com/biography/Bian-Qiao 

  4. Wang YY, Wang SH, Jan MY, Wang WK. Past, Present, and Future of the Pulse Examination (mài zhěn). J Tradit Complement Med. 2012 Jul;2(3):164-85. 

  5. Ma K-W. The Roots and Development of Chinese Acupuncture: From Prehistory to Early 20Th Century. Acupuncture in Medicine. 1992;10(1_suppl):92-99. 

  6. Tsai, Yun-Ning; Huang, Yi-Chia; and et (2018). Different Harmonic Characteristics Were Found at Each Location on TCM Radial Pulse Diagnosis by Spectrum Analysis. Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine, 2018(), 1–10.         

  7. https://en.wikipedia.org/wiki/Bian_Que

  8. Veith, Ilza; translator (1972). The Yellow Emperor's Classic of Internal Medicine. Revised paperback edition. Berkeley, Los Angeles: University of California Press. 

  9. https://www.lingna-cheng.com/history-chinese-medicine 


aaaaaaaa

Lịch sử của thuốc viên

10/10/2023
430 lượt xem

Lịch sử của thuốc viên



Trần Hoàng Nguyên Bình và Nguyễn Thị Ngọc Phượng



George Griffenhagen, một nhà dược sĩ rất quan tâm về lịch sử của thuốc. Ông cho biết, cách đây 4000 năm, người ta dùng thuốc ở dạng lỏng. Đến 1500 TCN người ta sử dụng thuốc dưới dạng viên, và có lẽ là chúng đã được phát minh ra để đo lường lượng thuốc được đưa vào trong cơ thể bệnh nhân như thế nào.



Thuốc viên được đề cập đến đầu tiên trong giấy cói của người Ai Cập cổ và thuốc bao gồm bột bánh mì, mật ong và mỡ. Những nguyên liệu sớm được dùng trong thuốc viên còn có nghệ tây, quế, nhựa cây và một lượng lớn thảo mộc khác. Các nguyên liệu sẽ được trộn với nhau và được vo thành những viên tròn nhỏ bằng ngón tay. Tuy nhiên, từ “thuốc viên” không được dùng vào lúc bấy giờ, mà người Hy Lạp cổ đại gọi những vật có hình dạng tròn như vậy là “katapotia” mang ý nghĩa là thứ gì đó có thể nuốt được. Thuốc viên có thể có nhiều kích thước và hình dạng khác nhau như phẳng và tròn. Vào 500 TCN, trên một vài viên thuốc còn được đánh dấu bằng những vết lõm đặc biệt. 



Vào những năm đầu của thời Trung cổ, người ta phủ lên thuốc viên những chất có tính chất trơn từ cây cỏ và nhiều chất khác để thuốc có thể dễ nuốt và ít đắng hơn.“Người ta lăn chúng qua các gia vị và sau đó là thêm bạc và đồng vào đó”, Griffenhagen nói. Tuy nhiên không may sau đó, thuốc trở nên rất khó khăn để nuốt. Bởi vì chúng đi thẳng qua đường tiêu hoá mà không giải phóng bất kì hợp chất thuốc nào (Và thật đáng kinh ngạc, việc mạ vàng viên thuốc vẫn tiếp tục diễn ra cho đến thế kỷ 19)



Ngày nay, một vài thuốc viên thời xa xưa vẫn còn được lưu giữ trong các viện bảo tàng. Như là viên thuốc Terra Sigillata có niên đại từ 500 TCN, được bào chế từ đất sét lấy từ một hòn đảo ở Hy Lạp và trộn với máu dê, sau đó vo thành viên. Terra Sigillata được cho là rất tốt cho mọi loại bệnh, bao gồm cả loét, kiết lỵ và bệnh lậu.



Ngoài ra trong bảo tàng còn có các thiết bị dùng để tạo ra thuốc viên của người La Mã cổ đại. Trong số đó là viên đá ở Bảo tàng Anh quốc, viên đá có những rãnh dài để người bào chế thuốc bỏ đất sét và các chất khác vào đó tạo hình thành các dây, sau đó cắt nhỏ chúng thành hình đĩa để tạo hình viên thuốc (giống như cái cách người ta cắt bột để làm bánh quy).



Thuốc viên trở nên rất thịnh hành ở Anh từ thế kỷ 17. Các nhà bào chế thuốc thập chí còn được nhà vua trao bằng sáng chế đặc biệt cho các công thức bí mật ấy. 



Tuy nhiên, những viên thuốc thế hệ cũ được tạo ra bằng cách cuộn và cắt nhỏ gặp phải một nhược điểm: việc bào chế chúng cần độ ẩm. Và sau đó, các bác sĩ cũng nhận ra rằng, chính độ ẩm này lại có thể gây bất hoạt các chất được chứa trong viên thuốc. Thế là vào những năm 1800 có hàng loạt sự đổi mới diễn ra. Các viên thuốc được bọc đường hoặc bọc gelatin - cùng với việc phát minh ra viên nang gelatin. Điều này cũng gióng lên hồi chuông báo tử cho những viên thuốc thế hệ cũ cùng với sự phát minh của viên nén. Vào năm 1843, một người Anh tên là William Brockedon đã phát minh ra một loại thuốc viên hoàn toàn khác. Người ta đặt bột thuốc vào một cái ống và dùng búa gỗ nén chúng lại tạo thành một khối rắn chắc. 



Ngày nay, có nhiều kỹ thuật được ứng dụng trong việc sản xuất ra thuốc viên nén. Trong đó phải kể đến kỹ thuật nén trực tiếp bao gồm các bước: xay nghiền thuốc và tá dược, sau đó trộn với nhau và thêm các chất làm trơn và cuối cùng là dùng máy nén lại thành dạng viên. Kỹ thuật này được sử dụng rộng rãi, ít tốn kém chi phí và thời gian cũng như hạn chế việc thay đổi các đặc tính vật lý của thuốc. Ngoài ra còn có phương pháp tạo hạt: tạo hạt khô và tạo hạt ướt. Việc tạo hạt giúp tăng khả năng chịu nén, khả năng trơn chảy và tăng liên kết của các tiểu phân thuốc cùng nhiều vai trò khác. Trong đó tạo hạt khô ưu điểm với không dùng nhiệt và ẩm nên tránh sự tác động lên dược chất, vì vậy được dùng để bào chế các loại thuốc kém bền với nhiệt và độ ẩm. Tạo hạt khô cũng ít công đoạn và tiết kiệm diện tích mặt bằng hơn so với tạo hạt ướt. Còn tạo hạt ướt chỉ được áp dụng cho dược chất bền với nhiệt và độ ẩm,ưu điểm là tăng khả năng thấm ướt hạt, dễ đảm bảo độ bền và sự đồng nhất của thuốc.

 



TÀI LIỆU THAM KHẢO




  1. https://www.latimes.com/archives/la-xpm-2002-mar-25-he-booster25-story.html

  2. https://thomasprocessing.com/how-tablets-are-manufactured/ 

  3. https://nhathuocngocanh.com/phuong-phap-tao-hat-kho/ 

  4. https://nhathuocngocanh.com/phuong-phap-tao-hat-uot/


aaaaaaaa

SUSHRUTA - Cha đẻ của ngành phẫu thuật và cuốn sách y học của người Ấn Độ

10/10/2023
1.046 lượt xem

NIÊN ĐẠI 1000 - 500 TCN

 



SUSHRUTA - CHA ĐẺ CỦA NGÀNH PHẪU THUẬT  VÀ CUỐN SÁCH Y HỌC CỦA NGƯỜI ẤN ĐỘ 



Tác giả Hồ Lê Anh Khoa



Tác giả Hoàng Hải Đăng

 



Trong giai đoạn Y học Tâm Linh ( Spiritual Medicine), y học thời kì cổ đại mang trong mình hình hài của của những vật thần thoại, tâm linh, cùng với những quan điểm thần bí, và các phương pháp chẩn đoán, phòng ngừa, điều trị bệnh đều cần đến cúng bái, cầu khẩn, thực hiện nghi thức thần bí. Thời gian trôi qua, nhận thức của loài người cũng tiến bộ dần và với y học cũng không tránh khỏi quy luật tất yếu này. Những thay đổi của y học cổ đại thời bấy giờ đã gọi tên nhiều vùng đất trên thế giới, có thể kể đến thời La Mã cổ đại của người Hy Lạp, Ai Cập và Lưỡng Hà cũng như ở phương Đông không thể bỏ qua vùng đất Ấn Độ huyền bí. Nếu như đầu thời La Mã cổ đại hay Ai Cập Lưỡng Hà, những ghi chép về y học, bệnh tật đã có từ rất sớm thì nền văn minh của người Ấn Độ chỉ thực sự nổi bật với những luận chương y học bi tráng hào hùng vào thời điểm 2000 năm trước Công nguyên (TCN) trở đi khi mà những nhân vật nổi tiếng đã biết cách ghi dấu ấn của bản thân qua sự học hỏi, thay đổi đáng ngạc nhiên từ tư duy đến nhận thức.  



Jean Filliozat (1906-1982), một bác sĩ người Pháp thông thạo tiếng Phạn, tiếng Tây Tạng và tiếng Tamil và là tác giả của những công trình quan trọng về lịch sử y học Ấn Độ đã viết:



“Y học Ấn Độ đã đóng vai trò ở châu Á giống như Y học Hy Lạp ở phương Tây, vì nó đã lan rộng đến Đông Dương, Indonesia, Tây Tạng, Trung Á và đến tận Nhật Bản, giống hệt như Y học Hy Lạp đã làm ở Châu Âu và Ả Rập…"



Hệ thống y tế của người Ấn Độ cũng lâu đời như nền văn minh của họ và đã đặt nền móng cho các quốc gia khác trên thế giới. Trong Thời kỳ sử thi (2500 đến 1400 trước Công nguyên), nền văn minh Ấn Độ tiếp tục đạt được tất cả những đặc điểm tuyệt vời về kiến ​​thức và trí tuệ và mỗi triều đình đều có một thầy thuốc có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe của nhà vua. Một số bác sĩ phẫu thuật đã thực hiện các ca phẫu thuật lớn trên chiến trường và các trường phái triết học cũng có mặt ở đó để dạy cho sinh viên y khoa và phẫu thuật. v.v. Một công trình đồ sộ đáng kinh ngạc về phẫu thuật và những quan điểm mới mẻ đã được Sushruta trình bày trong cuốn Y học của nhân loại “ Sushruta Samhita”. Khi có cơ hội tiếp cận được cuốn chuyên luận thời cổ đại này, con người hiện nay không khỏi ngạc nhiên về sự tỉ mỉ, trau chuốt và tiến bộ đáng kinh ngạc về vốn hiểu biết, nhận thức cũng như y thuật ngoại khoa thời bấy giờ. Chính bản thân Sushruta – người được xem là cha đẻ của ngành phẫu thuật, có lẽ cũng không nhận thức được những công trình nghiên cứu, tiếp nhận tri thức của mình sẽ có thể ảnh hưởng đến nền y học tương lai thế nào.



 



Sushruta - vị bác sĩ ngoại khoa đầu tiên của Hindu cổ đại



Acharya Sushruta là một nhân vật có thật sống cách đây hơn 2000 năm tại thành phố cổ Kashi, ngày nay được gọi là Varanasi hoặc Banaras ở phía bắc Ấn Độ. Varanasi, bên bờ sông Hằng, là một trong những nơi linh thiêng nhất ở Ấn Độ và cũng là quê hương của Phật giáo. 



Sushruta được tôn kính theo truyền thống Ấn Độ giáo là hậu duệ của Dhanvantari, vị thần y học trong thần thoại hoặc là người đã nhận được kiến ​​​​thức từ Dhanvantari ở Varanasi.[3] Acharya Sushruta không đề cập đến ngày sinh cũng như nơi ông sinh ra, điều này đem lại sự tò mò từ giới lịch sử và cả những người theo Ayurveda. [8]



Nếu như Ayurveda là một trong những ngành y học lâu đời nhất thì Sushruta Samhita là một trong những chuyên luận y học cổ đại quan trọng nhất và là một trong những văn bản cơ bản của truyền thống y học ở Ấn Độ cùng với Charak Samhita.



Nếu lịch sử khoa học được truy ngược về nguồn gốc của nó, thì có lẽ nó bắt đầu từ một kỷ nguyên không được đánh dấu của thời cổ đại. Mặc dù ngày nay khoa học về y học và phẫu thuật đã có những bước phát triển nhảy vọt, nhưng nhiều kỹ thuật được thực hành ngày nay vẫn bắt nguồn từ thực tiễn của các học giả Ấn Độ cổ đại. Sushruta coi phẫu thuật là nhánh đầu tiên và quan trọng nhất của y học và tuyên bố rằng phẫu thuật có ưu điểm vượt trội là tạo ra hiệu quả tức thời bằng các dụng cụ và thiết bị phẫu thuật và do đó là giá trị cao nhất trong tất cả các mật điển y học. Nó là cội nguồn vĩnh cửu của lòng mộ đạo vô hạn, mang đến danh tiếng và mở ra cánh cổng thiên đàng cho những người sùng kính nó. Nó kéo dài thời gian tồn tại của con người trên trái đất và giúp con người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình và có năng lực tốt trong cuộc sống.



 



Từ thực hành trên cơ thể người - tư duy đi trước xã hội…



 Quan điểm và kiến thức của Sushruta về ngoại khoa thời bấy giờ vô cùng uyên bác, nó còn đặc biệt hơn là trong bối cảnh thời kì Ấn Độ cổ đại thời bấy giờ. Vào thời điểm 600 năm TCN, Ấn Độ cổ đại vẫn mang trong mình triết lý giáo điều, với luật lệ nghiêm ngặt, mà trong đó là sự tôn kính cơ thể con người đến tuyệt đối. Luật Hindu (Shastras) quy định rằng cơ thế của người chết không thể bị dao xâm phạm và nếu người chết lớn hơn 2 tuổi, người đó phải được hỏa táng trong tình trạng hiện tại, không có vết sẹo, không tì vết.[7] Vậy sushruta có thể nghiệm ra những triết lý, phương pháp phẫu thuật từ đâu ra và làm thế nào có thể “qua mắt” được những lễ nghi, phong tục lúc bấy giờ, tránh cho ông khỏi sự “tội lỗi” cũng như tạo ra môi trường, điều kiện phù hợp cho nghiên cứu. Có thể câu trả lời sẽ không được tìm ra bởi vì tới tận bây giờ vẫn chưa có một áng văn chương, tự truyện hay nhật kí từ ông hay những người kế cận ông được tìm thấy ngoại trừ kho tàng đồ sộ Sushruta Samhita. Chuyên luận cổ này chỉ tập trung đúng chuyên môn y học thời bấy giờ, không có một ghi chép lại quá trình làm việc của ông, nên những học giả từ xa xưa đến nay vẫn chỉ dựa vào những nội dung trong đó mà suy luận và đặt ra nhiều giả thiết.[6]



Sushruta luôn vững chắc với lập trường: việc mổ xẻ và thăm dò trên xác người là điều kiện tiên quyết để có được kiến thức y học và phẫu thuật. Ông đã dành trọn một phần hoàn chỉnh về giải phẫu trong quyển Sarira Sthana với 10 chương nghiên cứu chi tiết về giải phẫu người. Thông qua Sarira Sthana cho thấy rất ít kiến thức về giải phẫu có được từ việc mổ xẻ động vật, thay vào đó là những bài học từ chính con người đã ra đi, bất chấp những hạn chế về tôn giáo. Sushruta - cũng là người đầu tiên thiết lập phương thức bảo quản và chuẩn bị thi thể trước khi mổ xẻ. Nếu như bây giờ những cơ thể sau khi đã ra đi sẽ được ngâm trọn vẹn trong một loại hóa chất có tên formaldehit thì ở đây các vị y thuật sẽ để thi thể trong dòng nước chảy và để nó tự phân hủy. Cứ từng lớp một bị phân hủy sẽ bộc lộ ra những cơ quan khác nhau mà ta sẽ thấy và tiến hành nghiên cứu cấu trúc theo từng giai đoạn đó. Trong Sarira - Sthana còn đề cập thêm về việc cách chọn một tử thi là nên có đầy đủ tất cả các bộ phận, không phải là người chết do ngộ độc, không mắc những căn bệnh lâu năm, và chưa tới 100 tuổi. Sau chọn lọc, trước khi ngâm vào nước, các chất có trong ruột phải được loại bỏ. Thân xác được bao bọc bởi 1 số loại cây bụi/ cỏ rồi nhốt trong lồng, sau đó treo lơ lửng ngập trong nước và quá trình nghiên cứu chi tiết một thân xác bắt đầu. Nhìn vào sự chi tiết, bài bản này, có lẽ ta không nhận ra đây là thời đại của những yếu tố tâm linh, những triết lí mang tính thần bí, không có cơ sở khoa học trị, Sushruta và những nhà y học bấy giờ đã cho thấy được tư duy của một nhà khoa học đích thực trong xã hội cổ đại.



 



Giảng dạy giải phẫu











“Một sinh viên phẫu thuật nên tìm hiểu về cơ thể con người và các cơ quan của nó bằng cách mổ xẻ một xác chết”





Ông là một trong những người đầu tiên trong lịch sử nhân loại đề xuất rằng một sinh viên phẫu thuật nên tìm hiểu về cơ thể con người và các cơ quan của nó bằng cách mổ xẻ một xác chết. Kiến thức giải phẫu cơ thể người được dạy một cách thực tế, là bước đầu để trở thành một người phẫu thuật chuyên nghiệp. Ở trong chuyên luận Sushruta Samhita, có một đoạn bằng tiếng Phạn với nghĩa “ Những bộ phận khác nhau của cơ thể, như đã đề cập trước đó, bao gồm cả da, không thể được mô tả chính xác bởi một người không thông thạo về giải phẫu. Vì vậy, bất cứ ai mong muốn có được kiến thức kỹ lưỡng về giải phẫu nên chuẩn bị một người đã chết và quan sát cẩn thận kĩ lưỡng bằng cách mổ xẻ và kiểm tra bộ phận khác nhau của nó”. Các sinh viên mới phải học ít nhất 6 năm trước khi bắt đầu được đào tạo. Trước khi bắt đầu khóa đào tạo, các học viên phải có buổi tuyên thệ đầy long trọng. Ông đã dạy kỹ năng phẫu thuật cho học sinh của mình trên nhiều mô hình thí nghiệm khác nhau. Vết rạch trên các loại rau như dưa hấu và dưa chuột, rạch và cắt bỏ trên túi da chưa đầy bùn với mật độ khác nhau, cạo lông trên da động vật, đâm vào tĩnh mạch của động vật chết và thân sen, thăm dò trên gỗ bị sâu ăn…. Những cách thức rèn luyện kỹ năng ngoại khoa thế này vẫn tồn tại và hữu ích đến tận bây giờ, cho thấy Sushruta đã đi trước thời đại rất nhiều trong việc giảng dạy các kỹ thuật y học. Cùng với đó là tư tưởng, nguyên tắc cơ bản trở để thành những nhà ngoại khoa là phải nắm vững kiến thức giải phẫu là một quy tắc bất thành văn, triết lý trường tồn mãi không thể bác bỏ. Đến khi hành nghề y, những ai muốn hành nghề phải đạt được sự cho phép của nhà vua (chính phủ) lúc bấy giờ, tuân theo luật lệ và sự kiểm soát trong suốt quá trình hành nghề tương tự như việc đăng kí hành nghề ngày nay.



 











Bằng cấp của một y tá cổ xưa



Chỉ có người đó mới đủ sức chăm sóc hoặc túc trực bên giường bệnh nhân, tính tình điềm đạm, dễ mến, không nói xấu ai, mạnh mẽ, quan tâm đến yêu cầu của người bệnh, làm theo hướng dẫn của thầy thuốc một cách chỉn chu, không biết mệt mỏi.





 



…Đến phẫu thuật thời hiện đại



Trong chuyên luận cổ đại này, ông đã mô tả 60 loại nghiệp vụ để điều trị vết thương, 121 dụng cụ phẫu thuật và 300 quy trình phẫu thuật, đồng thời phân loại các ca phẫu thuật thành 8 phân loại.



Tất cả các nguyên tắc cơ bản của phẫu thuật như lập kế hoạch chính xác, cầm máu và sự hoàn hảo đều có vị trí quan trọng trong các bài viết của Sushruta về chủ đề này. Ông đã mô tả quy trình phẫu thuật bài bản, gồm 3 giai đoạn:



Giai đoạn 1 (Purva karma): Các thủ tục trước phẫu thuật như khám sàng lọc bệnh nhân, khai thác bệnh sử, khử trùng phòng mổ, khử trùng dụng cụ



Giai đoạn 2 (Pradhan karma): phẫu thuật với đủ 8 bước từ “việc rạch” đến “khâu vết mổ”



Giai đoạn 3 (Paschat karma): sau phẫu thuật bệnh nhân được chăm sóc như quá trình hậu phẫu tương tự ngày nay



Sushruta nhấn mạnh rằng nên ưu tiên việc điều trị bằng thuốc trước, chỉ khi thất bại thì chuyển sang phẫu thuật.  Đây cũng là nguyên tắc cơ bản trong quá trình điều trị bệnh nhân của y học hiện đại, mang tính kế thừa của thời kì trước. [11]



 



Sushruta đã mô tả việc phẫu thuật với tám quy trình: Chedya (cắt bỏ), Lekhya (cạo hoặc nạo), Vedhya (đâm, chích), Esya (thăm dò), Ahrya (sự nhổ dị vật/ cao răng), Vsraya (bài tiết, chảy máu) và Sivya (khâu vá).



 



Nguyên tắc gây mê



Để ca phẫu thuật thành công, Sushruta đã gây mê bằng cách sử dụng các chất có đặc tính an thần như rượu và henbane (Cannabis indica). Có một sự thú vị là trước khi tiến hành phẫu thuật, để gây mê, người bệnh sẽ có một bữa ăn thịnh soạn và uống loại rượu mạnh nếu người đó có thói quen uống rượu. Tuy nhiên trong các bệnh về đường ruột, có thai, sỏi thận, bệnh về khoang miệng, bệnh nhân được cho nhịn ăn để phục vụ tốt nhất cho việc phẫu thuật.



 



Nguyên tắc Shashtrakruta Vrana nêu ra tiêu chí của một vết rạch tốt, bao gồm rộng, đều, không được lồi lõm, phân chia tốt, và tránh tạo khoảng trống bên trong. Ông cũng đề xuất kiểu rạch da ở từng vị trí khác nhau, ví dụ như chân mày, má, trán, lông mi, hàm dưới, bụng và háng phải rạch theo chiều nằm ngang; rạch như hình mặt trăng tròn ở tay và chân, và bán nguyệt ở hậu môn và dương vật…Ông cũng chú ý đến việc mủ còn tồn đọng sau mổ không được dẫn lưu tốt thì có thể phải rạch thêm 1 đường hợp lí. Ngoài ra, một số nguyên tắc lành thương cũng được nhắc đến. Ông cho rằng những vết thương khó mà lành nhanh nếu còn soshas (mủ, viêm…) bên trong vết thương, 



 



Ông đã mô tả các quy trình tái tạo khác nhau cho các loại khiếm khuyết khác nhau. Ông đã điều trị cho nhiều trường hợp Nasa Sandhan (tạo hình mũi), Oshtha Sandhan (tạo hình dái tai), Karna Sandhan (tạo hình tai). Thậm chí ngày nay, kỹ thuật tạo hình mũi do Shushruta mô tả vào năm 600 trước Công nguyên được gọi là vạt da của người Ấn Độ và ông được biết đến là người khởi xướng phẫu thuật thẩm mỹ. Không khỏi ngạc nhiên trước những kĩ năng và kiến thức y học thời đại này, tuy nhiên chúng ta phải nhìn nhận rằng hình thái y học vẫn mang hướng tâm linh, tôn giáo và chưa có một triết lý hay dựa vào cơ sở khoa học nào. Kể cả vậy, đây cũng là một cột mốc đáng giá cho nền y học sau này. 



 



Ngoài ra, ông đã mô tả sáu loại chấn thương do tai nạn bao gồm tất cả các bộ phận của cơ thể. Chúng được mô tả dưới đây:



Chinna - Cắt đứt hoàn toàn một phần hoặc toàn bộ chi



Bhinna - Vết thương sâu ở vùng rỗng nào đó do vật đâm dài



Viddha Prana - Đục thủng một cấu trúc đặc



Kshata - Vết thương không đều với dấu hiệu của cả Chinna và Bhinna, tức là vết rách



Pichchita - Vết thương dập nát do ngã hoặc đòn đánh



Ghrsta - mài mòn bề mặt của da.



 



Ngoài ra, Sushruta đưa ra một giải nghĩa chuyên sâu và mô tả về cách điều trị 12 loại gãy xương và 06 loại trật khớp. Điều này tiếp tục gắn liền với các bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình cho đến tận ngày nay. Ông đề cập đến các nguyên tắc của lực kéo, thao tác, định vị, ổn định và vật lý trị liệu sau phẫu thuật. Ông cũng là người đề ra các biện pháp kích thích mọc tóc đã rụng và loại bỏ những sợi tóc / lông không mong muốn. Ông tha thiết mong muốn các bác sĩ phẫu thuật đạt được sự chữa lành hoàn hảo, được đặc trưng bởi việc không có bất kỳ độ vênh, độ cứng, khối sưng tấy nào và màu sắc bình thường của tổn thương.



Ngày nay những kĩ thuật, cách thức cũng như tổ chức cho một cuộc mổ  đã được điều chỉnh, cải cách và tiến bộ rất nhiều nhưng về cơ bản vẫn tương tự với các nguyên tắc cơ bản có trong Sushruta Samhita. Ngoài ra, Sushruta cũng đã giải thích rất chi tiết về việc băng bó: khi nào cần thực hiện, thực hiện như thế nào, thực hiện theo từng bộ phận cơ thể; những điều này vẫn còn phù hợp cho đến thời điểm hiện tại. Nguyên tắc liên quan đến khử trùng phòng phẫu thuật, áp dụng đốt điện và điều trị vết thương cũng được xây từ những viên gạch đầu tiên của chuyên luận này.





Một bức tượng của Bác sĩ phẫu thuật Sushruta tại Đại học Phẫu thuật Hoàng gia Úc, Melbourne



Công trình The Sushruta Samhita



Những bản thảo và nguồn gốc



Sushruta Samhita (tiếng Phạn: सुश्रुतसंहिता, La tinh hóa: Suśrutasaṃhitā, lit. 'Suśruta's Compendium') là một chuyên luận đồ sộ về y học được biên soạn bằng tiếng Phạn, với sự độc đáo của nó khi được trình bày bằng văn xuôi và cả thơ với mục đích giúp người đọc dễ dàng nắm bắt và ghi nhớ được nội dung.



 



Hơn một thế kỷ trước, học giả Rudolf Hoernle (1841 – 1918) đã đề xuất rằng tác giả của Satapatha Brahmana (một văn bản Vệ đà từ giữa thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên) đã đề cập về các học thuyết của Sushruta, vì vậy Hoernle cho rằng các học thuyết của Sushruta nên được xác định niên đại dựa trên ngày sáng tác Satapatha Brahmana. Tuy nhiên, bản thân niên đại sáng tác ra Brahmana cũng không được biết rõ, Hoernle ước tính nó vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên và khoảng thời này được chấp nhận rộng rãi bởi nhiều học giả. Sau đó, nhiều học giả đã công bố ý kiến về niên đại của công trình, và nhiều quan điểm này đã được Meulenbeld tóm tắt trong cuốn Lịch sử Văn học Y học Ấn Độ của ông.





Trọng tâm của vấn đề về niên đại đặt ra câu hỏi phải chăng Sushruta Samhita là công trình do nhiều người biên soạn nên và Acharya Sushruta là người tổng hợp lại. Theo những văn bản được viết tay lưu truyền nội bộ và những nghiên cứu của các nhà bình luận thời trung cổ cho thấy rõ rằng một phiên bản cũ của cuốn này đã bao gồm các phần 1-5, với phần thứ sáu đã được thêm vào bởi một tác giả khác sau này. Cũng có nhận định Sushruta Samhita đã trải qua 4 giai đoạn để hoàn thành [8]



Giai đoạn 1: Bhagwan Dhanwantari đưa ra những kiến thức về Ayurveda (khoa học sự sống) và Vridha  Sushruta đã biên soạn Soushruta tantra



Giai đoạn 2: Acharya Sushruta biên tập lại Soushruta tantra



Giai đoạn 3: Sushruta Samhita một lần nữa được biên tập lại bởi Acharya Nagarjuna



Giai đoạn 4: Sushruta Samhita được biên tập một lần nữa bởi Acharya Chandrata.



 



Tương tự như vậy, trong Suśrutasaṃhitā - A Scientific Synopsis, các nhà sử học về khoa học Ấn Độ gồm Ray, Gupta và Roy đã ghi nhận quan điểm sau: "Ủy ban Niên đại của Viện Khoa học Quốc gia Ấn Độ (Kỷ yếu, 1952), có ý kiến ​​rằng thế kỷ thứ ba đến thế kỷ thứ tư sau Công nguyên có thể được chấp nhận là niên đại biên soạn lại Suśruta Saṃhitā của Nāgārjuna, tạo thành cơ sở bình luận của Dallaṇa." Quan điểm này vẫn là sự đồng thuận của đại đa số các học giả về lịch sử y học Ấn Độ và văn học tiếng Phạn.



 



Bản gốc tiếng Phạn và bản dịch



Một trong những bản viết tay cổ nhất bằng lá cọ của Sushruta Samhita đã được phát hiện ở Nepal. Nó được bảo quản tại Thư viện Kaiser, Nepal dưới dạng bản thảo KL–699, với bản sao kỹ thuật số được lưu trữ bởi Dự án Bảo tồn Bản thảo Nepal-Đức (NGMCP C 80/7).[6] Bản thảo bị hư hỏng một phần bao gồm 152 trang giấy, được viết trên cả hai mặt, với 6 đến 8 dòng bằng chữ Gupta chuyển tiếp. Bản thảo đã được xác minh là đã được người ghi chép hoàn thành vào Chủ nhật, ngày 13 tháng 4 năm 878 CN (Manadeva Samvat 301).[6]



 



Phần lớn học giả muốn nghiên cứu về Suśruta-saṃhitā dựa trên các ấn bản của văn bản được xuất bản trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20; bao gồm ấn bản quan trọng của Vaidya Yādavaśarman Trivikramātmaja Ācārya và cả bình luận của học giả Dalhaṇa.[47]



 



Các ấn bản in dựa trên tập hợp nhỏ các bản thảo còn sót lại có sẵn ở các trung tâm xuất bản lớn của Bombay, Calcutta và những nơi khác khi các ấn bản đang khác đang được chuẩn bị xuất bản - đôi khi chỉ có ba hoặc bốn bản thảo. Đương nhiên những bản thảo này không đại diện đầy đủ cho số lượng lớn các bản viết tay của Suśruta-saṃhitā đã tồn tại đến thời kỳ hiện đại. Vậy nên tất cả các bản in của Suśrutasaṃhitā đều dựa trên không quá mười phần trăm trong số hơn 230 bản viết tay của tác phẩm còn tồn tại đến ngày nay.[48] Những bản thảo này được lưu giữ trong các thư viện ở Ấn Độ và nước ngoài ngày nay. Hiện có hơn hai trăm bản thảo của tác phẩm, và một ấn bản quan trọng của Suśruta-saṃhitā vẫn chưa được hoàn tất biên dịch.[49]



 







Trải qua hàng ngàn năm, Sushruta Samhita vẫn được lưu giữ trong nhiều thế kỷ bằng tiếng Phạn. Vào thế kỷ thứ tám sau Công nguyên, Sushruta Samhita đã được dịch sang tiếng Ả Rập là “Kitab Shah Shun al –Hindi” và “Kitab – I – Susurud.” Bản dịch châu Âu đầu tiên của Sushruta Samhita được xuất bản bởi Hessler bằng tiếng Latinh và bằng tiếng Đức bởi Muller vào đầu thế kỷ 19; và dịch sang bằng tiếng Anh bởi Kaviraj Kunja Lal Bhishagratna trong ba tập vào năm 1907 tại Calcutta - Ấn Độ 



 



Nội dung cuốn sách Sushruta Samhita



Sushruta Samhita là một trong những chuyên luận y học cổ đại quan trọng nhất, và cũng là văn bản nền tảng của truyền thống y học ở Ấn Độ, cùng với Caraka-Saṃhitā, Bheḷa-Saṃhitā. Các văn bản Sushruta và Charaka khác nhau ở vài khía cạnh chính, với Sushruta Samhita chủ yếu cung cấp nền tảng của phẫu thuật, trong khi Charaka Samhita tập trung chủ yếu trong việc điều trị và sử dụng thuốc.



Sushruta Samhita phần lớn đề cập đến việc phòng ngừa, điều trị các khía cạnh về phẫu thuật bao gồm sự mô tả về Shalya (phẫu thuật) và Shalakya (E.N.T - Tai mũi họng). Cuốn chuyên luận này được chia thành 2 phần, phần đầu gồm 5 chương được biết đến với cái tên Purva-tantra và phần hai là Uttara-tantra. Chỉ riêng hai phần này đã đề cập đến hầu hết các lĩnh vực y học (lão khoa, nhi khoa, thuốc tăng cảm giác tình dục, các bệnh độc tính của tai mũi họng, mắt và tâm thần. Do đó, không quá khi nói rằng Sushruta Samhita như một bách khoa toàn thư cho những người hành nghề y từ thời điểm đó đến tận sau này.



 



Các chương sách gợi mở điều gì?



Sushruta Samhita được chia thành 186 chương và chứa các mô tả về 1.120 bệnh, 700 cây thuốc, 64 chế phẩm từ các nguồn khoáng chất và 57 chế phẩm từ các nguồn động vật.



Nội dung của các chương này rất đa dạng, một số chủ đề được đề cập trong nhiều chương trong các cuốn sách khác nhau và tóm tắt theo bản dịch của Bhishagratna như sau: 



Quyển thứ nhất là Sutra sthana, với 46 chương, nội dung trải dài từ “Nguồn gốc của Ayurveda”, “Các biện pháp phẫu thuật sơ bộ”, “Dụng cụ phẫu thuật, cách sử dụng và cấu tạo của chúng”, “Đỉa”, “Sưng”, “Loét” đến “Phân loại bệnh, quyết định xem có cần dùng thuốc hay phẫu thuật”, “Chấn thương, gắp dị vật”, “Tiên lượng bệnh, các dấu chỉ điểm”. Ngoài ra Sutra sthana còn đề cập đến tầm quan trọng của thực hành trên xác người và được mô tả một cách rất tinh tế, có hệ thống. 



Quyển thứ hai là Nidana sthana, 16 chương, nội dung gồm các phần như “Bệnh hệ thần kinh”, “Bệnh trĩ”, “Bệnh ngoài da”, “Bệnh tiết niệu”, “Khối u và bướu cổ”, “Gãy xương và trật khớp” , “Các bệnh về miệng, lưỡi, thanh quản, môi”, v.v.



Quyển thứ ba là Nirasa sthana gồm 10 chương tập trung mô tả những hình thái cơ bản của giải phẫu, sinh lý, mô phôi và về gene. Đáng lưu ý ở đây là sự đề cập đến chất lượng tinh trùng (Shukra), sự thụ tinh, chu kỳ kinh nguyệt được giải thích theo khía cạnh phôi thai học, cho đến sự phát triển phôi thai và dấu hiệu của giai đoạn 2 tim (bicardic sign - ý nói về tim thai và tim của mẹ). Những điều này con người thời nay phải quan sát qua những máy móc tiên tiến, làm vô vàn thí nghiệm để có thể đưa ra một hay một vài kết luận thì dường như việc đưa ra những luận điểm cơ bản như Sushruta Samhita đã nhắc đến thời cổ đại này thì quả là một sự đáng kinh ngạc.



Quyển thứ tư tên Cikitsa sthana, với 40 chương, nội dung chủ yếu về loét: nguyên nhân, triệu chứng, loét do chấn thương và vô căn, loét bắt nguồn từ dosha, phương pháp điều trị, sáu mươi phương pháp điều trị các loại loét khác nhau; nêu ra chẩn đoán bệnh phong và các bệnh da khác, chẩn đoán tiểu đường, những khối u ở bụng,v.v.



Quyển thứ năm, Kalpa-sthana, có 08 chương, thảo luận về cách bảo quản thức ăn và đồ uống để tránh ngộ độc do thức ăn đồ uống, nước khoáng và do một số động vật gây ra. Các chủ đề khác nhau về chất độc, rắn cắn, chuột, chó cắn…đều được mô tả kèm theo cách thức điều trị chúng.



Quyển sách cuối cùng, Uttara tantra, với 66 chương -  cuốn này có lẽ không được viết bởi Acharya Sushruta, mà là người biên tập khác Nagarjuna.  Những chủ đề được thêm mới ngoài những nội dung của 5 phần trước đó, bao gồm các bệnh về mắt, chấn thương và nhiễm trùng, vàng da, xuất huyết, nghiện rượu, nôn mửa, hen suyễn, ho”, v.v.



Dự phòng và điều trị



Trong Sushruta, theo Tipton, khẳng định rằng một bác sĩ nên đầu tư nỗ lực để ngăn ngừa bệnh tật cũng như các thủ thuật chữa bệnh. Sushruta nói rằng một phương tiện quan trọng để phòng ngừa là tập thể dục và giữ gìn vệ sinh. Văn bản cho biết thêm rằng tập thể dục gắng sức quá mức có thể gây thương tích và khiến một người dễ mắc bệnh hơn, hãy cảnh giác về việc tập thể dục quá sức. Sushruta gợi ý tập thể dục vừa phải thường xuyên giúp cải thiện khả năng chống lại bệnh tật và suy nhược cơ thể. 



 



Khung xương loài người



Sushruta Samhita tuyên bố, theo bản dịch của Hoernle, rằng "các giáo sư của Ayurveda nói về ba trăm sáu mươi xương, nhưng sách về Shalya-Shastra (khoa học phẫu thuật) chỉ biết ba trăm". Sau đó, văn bản liệt kê tổng số 300 như sau: 120 ở tứ chi (ví dụ: tay, chân), 117 ở vùng xương chậu, hai bên, lưng, bụng và vú, và 63 ở cổ trở lên. Sau đó, văn bản giải thích cách các tổng phụ này được xác minh bằng thực nghiệm. Cuộc thảo luận cho thấy rằng truyền thống Ấn Độ đã nuôi dưỡng sự đa dạng về tư tưởng, với trường phái Sushruta đưa ra những kết luận của riêng mình và khác với truyền thống Atreya-Caraka.



 



Hệ thống xương của Sushruta, Hoernle nói, tuân theo nguyên tắc tương đồng, trong đó cơ thể và các cơ quan được coi là tự phản chiếu và tương ứng qua các trục đối xứng khác nhau. Sự khác biệt về số lượng xương ở hai trường phái một phần là do Charaka Samhita bao gồm ba mươi hai ổ răng, và sự khác biệt về quan điểm của họ về cách thức và thời điểm tính sụn là xương (cả hai đều coi sụn là xương, không giống như y học hiện nay).



 



Phẫu thuật



Đây là lĩnh vực nổi bật nhất trong cuốn sách y học đồ sộ này. Với sự mô tả chi tiết, một cách có hệ thống, Sushruta Samhita đã cho thấy được sự thay đổi đáng kinh ngạc từ nền y học Ấn Độ thần bí sang một khuynh hướng rõ ràng và có lí lẽ thuyết phục hơn.



Cũng như y học Babylon, Ai Cập, Hy Lạp, Ả Rập và phương Tây, sự khởi đầu của y học Ấn Độ giáo có nguồn gốc từ ma thuật và mê tín và nó đã phát triển qua nhiều thế kỷ. Giống như các xã hội nguyên thủy khác, xã hội Ấn Độ sơ khai trừng phạt những người làm sai bằng cách cắt xẻo thân thể. Cắt mũi là hình phạt thông thường dành cho tội ngoại tình. Susruta được cho là đã phát triển kỹ thuật phục hồi mũi và các bác sĩ Ấn Độ đã trở nên có tay nghề cao trong việc phục hồi mũi (nâng mũi). Kỹ thuật này ngày nay được các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ thực hiện rộng rãi và được biết đến rộng rãi với cái tên “phẫu thuật mũi”. Ngày nay, nhiều người đi phẫu thuật nâng mũi để phù hợp với quan niệm làm đẹp hiện đại.



Sushruta Samhita được biết đến nhiều nhất với cách tiếp cận và những thảo luận về phẫu thuật. Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên trong lịch sử loài người đề xuất rằng một sinh viên ngoại khoa nên tìm hiểu về cơ thể người và các cơ quan của nó bằng cách thực hiện mổ xẻ trên thi hài. Một sinh viên nên thực hành theo sách, trên các đồ vật giống như bộ phận cơ thể hoặc người bệnh.



Bản văn xưa, theo Menon và Haberman, đã mô tả phẫu thuật cắt bỏ trĩ, cắt cụt chi, phẫu thuật thẩm mỹ, tạo hình mũi, nhãn khoa, thủ thuật sản khoa.



Sushruta Samhita đề cập đến các phương pháp khác nhau bao gồm ghép trượt, ghép xoay và ghép cuống. Tái tạo mũi (tạo hình mũi) đã bị cắt bằng cách sử dụng một vạt da từ má cũng đã được mô tả.



Sushruta, bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng thời Y học Ấn Độ cổ đại, đang chuẩn bị bệnh nhân trước khi thực hiện phẫu thuật tạo hình tai.





  Dược liệu



Sushruta Samhita, cùng với các tác phẩm kinh điển liên quan đến y học bằng tiếng Phạn Atharvaveda và Charak Samhita, đã cùng nhau mô tả hơn 700 loại dược thảo. Phần mô tả, theo Padma, bao gồm hương vị, hình thức và tác dụng tiêu hóa của chúng đối với sự an toàn, hiệu quả, liều lượng và lợi ích.



Phẫu thuật thẩm mỹ mũi



Nâng mũi, thường được gọi là 'việc làm mũi', là một phẫu thuật được thực hiện để đạt được hai kết quả: để cải thiện chức năng thở của mũi và để cải thiện vẻ thẩm mỹ của mũi



Giáo trình của Sushruta cung cấp tài liệu đầu tiên về phẫu thuật nâng mũi bằng vạt má, một kỹ thuật vẫn được sử dụng cho đến ngày nay để tái tạo mũi. Văn bản đề cập đến hơn 15 phương pháp để sửa chữa nó. Chúng bao gồm sử dụng một vạt da từ má, gần giống với kỹ thuật hiện đại nhất hiện nay.



Mũi trong xã hội Ấn Độ vẫn là biểu tượng của phẩm giá và sự tôn trọng trong suốt thời cổ đại. Phẫu thuật tạo hình mũi là một bước phát triển đặc biệt quan trọng ở Ấn Độ vì truyền thống lâu đời về phẫu thuật cắt bỏ mũi (cắt cụt mũi) như một hình thức trừng phạt. Những tội phạm bị kết án thường bị cắt mũi để đánh dấu họ là không đáng tin cậy, nhưng việc cắt cụt mũi cũng thường được thực hiện đối với những phụ nữ bị buộc tội ngoại tình - ngay cả khi họ không bị chứng minh là có tội. Một khi được gắn nhãn hiệu theo kiểu này, một cá nhân phải sống với sự kỳ thị trong suốt phần đời còn lại của mình. Do đó, phẫu thuật tái tạo mang lại hy vọng cứu chuộc và trở lại bình thường. Việc thực hành nâng mũi bắt đầu từ từ do nhu cầu tái tạo mũi bên ngoài và sau đó phát triển thành khoa học chính thức



Đồng thuận trước khi phẫu thuật



Từ thời đại này, Acharya Sushruta đã chú ý đến tầm quan trọng của việc có sự chấp thuận phẫu thuật của bệnh nhân dù người phẫu thuật yêu cầu. Theo ông, nếu một bệnh nhân sẽ chết nếu không được phẫu thuật thì dù cho là vậy, kết quả của những cuộc phẫu thuật cũng luôn có ranh giới thành công và thất bại, vậy nên luôn phải có được sự chấp nhận tiến hành phẫu thuật của bệnh nhân.



Chuyên luận cổ đại y học Sushruta Samhita là một trong những thành tựu vĩ đại của nền khoa học Ấn Độ bấy giờ, và Acharya Sushruta là một trong những người hành nghề y và phẫu thuật viên nổi tiếng nhất ở Ấn Độ. Văn bản cổ đại đồ sộ này đã để lại cho những thế hệ sau những tư tưởng triết lý cơ bản nhưng đầy tính uyên bác, kiến thức dựa trên thực hành y học, nhất là ở khía cạnh phẫu thuật. Bằng tài năng, trí tuệ và sự nhạy bén đáng kinh ngạc của mình, Acharya Sushruta đã góp tài sản vô giá cho nền y học sự sống (Ayurveda), cũng như nền y học hiện đại bây giờ, đúng như danh xưng “Cha đẻ của ngành phẫu thuật” cũng như là “Cha đẻ của ngành phẫu tạo hình”. 



Tư liệu tham khảo




  1. ^ Ganga Ram Garg. Encyclopaedia of the Hindu World, Volume 1. Concept publication. tr. 87.

  2. ^ “A Closer Look at Ayurvedic Medicine”. Focus on Complementary and Alternative Medicine. Bethesda, Maryland: National Center for Complementary and Integrative Health (NCCIH). US National Institutes of Health (NIH). 12 (4). Fall 2005 – Winter 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2006.

  3. Saraf S, Parihar R. Sushrutaa – The first plastic surgeon in 600 BC. Int J Plast Surg. 2006;4:2. [Google Scholar]

  4. History of Indian Medicine

  5. Dr Mukul Chandra Bora (The writer is Director, Dibrugarh University Institute of Engineering & Technology

  6. Bhattacharya, S. Sushruta—Nhà giải phẫu học đầu tiên trên thế giới. Indian J Phẫu thuật 84 , 901–904 (2022). https://doi.org/10.1007/s12262-022-03578-y

  7. Ruthkow IM (1961) Những ý tưởng vĩ đại trong lịch sử phẫu thuật. Baltimore: Công ty Williams & Wilkins

  8. Bagde, A. B., Ramteke, A. T., Sawant, R. S., Bhingare, S. D., & Nikumbh, M. B. (2017). Sushruta Samhia-a Unique Encyclopedia of Ayurvedic Surgery. World Journal of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences (online), 6(4), 750-767.



Gohatre, H., & Kedar Nita, M. (2020). APPLICABILITY OF FUNDAMENTAL PRINCIPLE OF SUSHRUTA IN MODERN ERA.


aaaaaaaa

Y học hy lạp cổ đại – Từ góc nhìn của xã hội và những vở bi kịch

10/10/2023
1.408 lượt xem

NIÊN ĐẠI 496-405 TCN



Y HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI – TỪ GÓC NHÌN CỦA XÃ HỘI VÀ NHỮNG VỞ BI KỊCH



Nguyễn Đào Ngọc Thuyết



 



Thế kỷ thứ V TCN là khoảng thời gian đỉnh cao của sự phát triển nền văn minh Hy Lạp thời cổ đại. Đó là thế kỷ của Socrates và Plato, của Aeschylus, Sophocles và Euripides, của Anaxagoras, Democritus và Herodotus. Nghệ thuật và cả khoa học đều phát triển hưng thịnh mặc dù Hy Lạp đang chuẩn bị đối mặt thảm họa khủng khiếp của chiến tranh Peloponnesian, cuộc chiến đã đẩy Athens chống lại Sparta, để lại một đất nước bị tàn phá kiệt quệ vào cuối thế kỷ. Nhờ vào sự phồn vinh của thời đại ấy, chúng ta có khá nhiều góc nhìn cũng như bằng chứng về sự tồn tại của y khoa thời kỳ này. Để tìm hiểu y học ra sao vào lúc ấy, chúng ta sẽ bắt đầu từ câu hỏi: “Ai là người bác sĩ ở Hy Lạp trong thế kỷ thứ V TCN?”



Hình tượng nghề bác sĩ thời Hy Lạp cổ đại



Nhà sử học Ludwig Edelstein đã khẳng định rằng “dù trong tình hình nào thì ở xã hội Hy Lạp thời tiền sử, từ thời của Homer (khoảng năm 725 TCN), bác sĩ đã là một ngành nghề không chuyên; họ là “một người làm việc vì lợi ích chung” như những người làm giáo mác, ca sĩ, nhà tiên tri. Trong suốt thời cổ đại, người bác sĩ còn là một nghệ nhân, một nghệ sĩ, một nhà khoa học”. Vì vậy, giống như tất cả thợ thủ công Hy Lạp, người ta cho rằng bác sĩ cũng sở hữu những kiến thức chuyên môn mà chỉ những người hành nghề này mới có được. Họ thường không bị nhầm lẫn với những thương nhân, cũng không bị đánh đồng với thầy cúng hay pháp sư, những nhân vật phổ biến thời cổ đại. Vì vậy, vào thế kỷ thứ V TCN, người ta hầu như không ngạc nhiên khi nhà soạn kịch Sophocles khẳng định: “Một thầy thuốc giỏi sẽ không hát thần chú để chữa một cơn đau có thể điều trị bằng cách phẫu thuật”. 



Dù còn nhiều tranh cãi, thời kỳ này cũng được xem “thời đại vàng” của y học Hy Lạp, với sự hiện diện của bác sĩ Hippocrates, người được sinh năm 460 TCN và mất khoảng năm 370 TCN. Vì vậy sự ảnh hưởng của ông là không thể chối cãi được. Trong tác phẩm của mình, Edelstein đã mô tả đặc điểm của những bác sĩ khuôn mẫu ở thời kỳ này. “Bác sĩ Hippocrate là người hành nghề. Ông làm việc cả thường trú và lưu động; ông có thể đến một thị trấn khoảng một thời gian, rồi đi đến nơi khác, lang thang khắp cả nước. Khi ông ấy ở trong một thị trấn, ông ấy sẽ làm việc ở tiệm của mình hoặc đến nhà bệnh nhân. Nơi tiệm ấy hôm nay có người này, mai lại có người khác đến làm công việc của mình – không phải bệnh viện, cũng không phải phòng khám ở nhà bác sĩ. Bệnh nhân sẽ đến nơi ấy để khám và điều trị, hoặc bác sĩ sẽ đến nhà của bệnh nhân. Một bác sĩ lưu động đến nhà bệnh nhân hoặc sẽ dựng một quầy khám ở chợ của thị trấn hoặc nơi nào đó để hành nghề.”



Các kiểu bác sĩ trong xã hội Hy Lạp thế kỷ V TCN 





Plato và Aristotle trong bức tranh Học viện Athens (Nguồn: wikipedia)



Aristotle và Plato là hai nhà triết gia tiêu biểu nhất của Hy Lạp trong thời kỳ này. Tuy triết lý của hai vị có nhiều điểm khác biệt, nhưng từ quan điểm của họ, chúng ta có thể thấy được góc nhìn của xã hội Hy Lạp thời đó về bác sĩ. Trước tiên, phải khẳng định rằng, những bằng chứng trong tác phẩm của hai triết học gia này đã đưa ra nhận định rằng địa vị xã hội của bác sĩ sẽ thay đổi đáng kể tùy theo quá trình đào tạo và phương pháp hành nghề của họ. Ví dụ như, Aristotle cho rằng thuật ngữ “bác sĩ” bao gồm những người hành nghề bình thường, những bậc thầy của nghề y và cả những người học về y khoa trong chương trình giáo dục phổ thông. Thật ra rất khó để xác định rằng Aristotle đang mô tả những hình mẫu trong nền y học Hy Lạp được xã hội công nhận thời đó hay chỉ là đánh giá cá nhân của ông về việc phân loại bác sĩ. Trước tiên, bối cảnh của thuật ngữ mà Aristotle đưa ra là ông đang cố tìm cách đánh giá mức độ quyền lực của chính quyền trong việc thực hiện công việc của thành bang. Ông so sánh với việc một số bác sĩ không hành nghề nhưng tiếp thu kiến thức y khoa từ chương trình giáo dục phổ thông, nhờ vậy mà họ biết chút ít về y học, tương tự nhiều người dân hiểu biết về công việc của thành bang dù họ không tự thực hiện việc cai trị. Thực tế, ở thời cổ đại, ai cũng có thể hành nghề y, không có một lớp giáo dục chính thống hay hệ thống phân loại gì cả. Hành nghề y ở thời này là quyền chứ không phải là đặc quyền, các bác sĩ không được chứng nhận hay phân loại bởi nhà nước. Cùng với đó, khi cân nhắc về cách tiếp thu kiến thức y học trước thời Socrates như Empedocles, cũng như sự tồn tại các nhà triết học có hiểu biết tổng quát, định nghĩa thứ ba về bác sĩ của Aristotle càng trở nên hợp lí hơn, họ là những bác sĩ được học về ngành y một cách khái quát. Tiếp theo, làm thế nào Aristotle phân biệt “người hành nghề bình thường” và “bậc thầy của nghề”? Việc phân loại này có tương tự việc phân cấp tầng lớp xã hội của bác sĩ hay không, có phải ông đang phân biệt một bên là nhà khoa học – lý thuyết và bên còn lại là bác sĩ lâm sàng? Câu trả lời hợp lí ở đây là không. Cùng lắm là nó chỉ chứng minh được việc nhận biết của Aristotle về một số bác sĩ (như Dicles của Carystus) là một bậc thầy của ngành y bởi vì họ có thể giải thích tại sao cách điều trị của họ hiệu quả. Những người bác sĩ hành nghề bình thường thì không thể, mặc dù họ vẫn đạt được kết quả tích cực sau khi điều trị. Aristotle dễ nhận thấy khác biệt về trình độ hiểu biết của các bác sĩ, dù ông là một nhà lý thuyết về tri thức chứ không phải người trong ngành y, và sự khác biệt này có ý nghĩa nhất định. Từ đó mà ông có thể phân ba nhóm cơ bản như trên. 



Tiếp theo, người ta thấy điều này càng thích hợp hơn khi cùng so sánh với tác phẩm Luật pháp (Laws) của Plato, Plato cũng phân biệt hai tầng lớp xã hội của bác sĩ. Đó là bác sĩ tự do và bác sĩ nô lệ. Bác sĩ tự do “đa phần tập trung vào công dân tự do, chữa bệnh cho họ từ nguồn gốc, một cách khoa học”, bác sĩ nô lệ chủ yếu điều trị cho những nô lệ như họ và không bao giờ giải thích về các than phiền của những nô lệ này. Họ “chả biết gì về lý thuyết” trong khi những đồng nghiệp “tự do” có thể “nói chuyện như một nhà triết học, truy tìm gốc gác của căn bệnh, đánh giá toàn bộ hệ thống sinh lý con người…” Tuy vậy, vẫn quá vội vã nếu kết luận rằng sự khác nhau về mặt xã hội giữa bác sĩ tự do và bác sĩ nô lệ sẽ tạo nên khác biệt quyết định về chất lượng y khoa. Nhà sử học Owsei Temkin đã chỉ ra rằng, bác sĩ nô lệ cũng là một nhóm người nổi tiếng trong thời cổ đại. Những người có trình độ học vấn cao sẽ trở thành nô lệ khi họ hoặc đội quân bại trận của họ trở thành tù bình. Điều này lại tạo ra một chút lý do chính đáng để cho thấy các thầy thuốc thuộc tầng lớp nô lệ sẽ có kiến thức hoặc kỹ năng kém hơn (vì họ là người bại trận). Theo góc nhìn từ những sự thật này, có vẻ Plato cũng giống như Aristotle, ông cảm thấy cần phải phân biệt những người chữa bệnh bằng cách đưa ra cách điều trị từ phương pháp tổng quát, “gần giống như một triết học gia” và những người học các kĩ năng bằng cách bắt chước và học thuộc lòng, nên họ không có nền tảng về quan hệ nhân quả trong y học. Những người ở vế trước giống như là hình mẫu đại diện cho cả ngành nghề này, tương tự như “bậc thầy trong nghề” theo phân loại của Aristotle.



Kết luận an toàn và phù hợp nhất được rút ra từ những bằng chứng ở trên là địa vị xã hội của bác sĩ Hy Lạp rất đa dạng. Nếu cách điều trị của ông ta được cho là thành công, từ đó thu được thêm danh tiếng, trở thành người hành nghề có năng lực tốt, đương nhiên ông ta sẽ được hưởng sự nổi tiếng và địa vị cao hơn những đối thủ cạnh tranh bình thường khác. 



Giáo sư Paul Carrick cũng đã tự đặt ra một câu hỏi rằng: “Có thứ gì giống như khái niệm “chuyên khoa” trong y học hiện đại ở thời cổ đại này không?” Câu trả lời đơn giản là không. Không có một chuyên ngành nào như những thuật ngữ hiện nay, cũng không có chứng nhận của hội đồng hay hệ thống bằng cấp nào cả. Nhưng trên thực tế, dù thừa nhận rằng không có sự phân chia giữa nội khoa và ngoại khoa (ngoại khoa bao gồm cả phẫu thuật, cố định xương, nắn khớp và đốt), vẫn có một số bác sĩ chỉ hành nghề phẫu thuật. Dù có như vậy thì xu hướng chuyên khoa vẫn chỉ là vấn đề cá nhân, chứ không phải là sự phân chia tư tưởng rõ ràng trong ngành y như một số tác giả từng giả định.



Y học trong những vở bi kịch Hy Lạp cổ đại



Khi nghiên cứu về y học cổ đại, các chuyên gia có xu hướng tập trung vào các chuyên luận y học hơn, bởi vì chúng được viết và dành cho những người hành nghề y thời cổ đại. Cách chúng ta nghĩ về cơ thể con người, chúng hoạt động như thế nào, chuyện gì sẽ xảy ra với chúng cũng ảnh hưởng đến cách chúng ta nhận thức đến thế giới, những ý tưởng và phép ẩn dụ mà chúng ta dùng để miêu tả những trải nghiệm khác. Vì vậy, cùng với những tài liệu chuyên môn về y khoa, văn học cổ đại cũng là một lĩnh vực chúng ta nên xem xét. Đây là văn bản dành cho những người dân bình thường, được viết bởi những người không phải chuyên gia y khoa. Đương nhiên sẽ có sự khác biệt không thể tránh khỏi giữa từ ngữ chuyên ngành và cách viết văn thơ, việc so sánh y học và bi kịch vẫn hợp lí bởi vì sự tương tự vốn có về quan điểm của nhà soạn kịch và người viết về y khoa. “Bác sĩ sẽ nhìn thấy những tình cảnh tệ hại”, vậy thì những nhà bi kịch sẽ là người miêu tả tình cảnh tệ hại đó. Aristotle từng viết trong tác phẩm Thơ ca (Poets) rằng, sợ hãi là một trong hai cảm xúc cơ bản mà một bi kịch gợi lên. Vì vậy, những cảnh tượng đau khổ của con người đã gắn kết người viết về y học và các nhà bi kịch.



Trong vở kịch Prometheus (Aeschylus), Io bỏ chạy và rời khỏi sân khấu sau khi bắt đầu cơn mê sảng, diễn tả điều xảy ra với cô ta và nói rằng “Mắt của tôi đang trợn lên, co giật liên tục”. Những người hùng của Sophocles, nạn nhân của căn bệnh điên loạn hung hãn, Ajax và Heracles đều có đôi mắt “trợn lên mọi hướng”. Euripides thì thích kết hợp cả hai triệu chứng trợn mắt và sùi bọt mép trong việc mô tả vợ của Jason trong vở kịch Medea, và Agave trong vở Bacchae. Những triệu chứng này đều có sự tương đồng khi so sánh với các chuyên luận y khoa cùng thời về bệnh động kinh:



“Bệnh nhân không nói được, nghẹn lời, bọt trào ra từ miệng, ông ta cắn chặt răng, hai tay co rút, mắt đảo và trợn mắt, mất nhận thức, đôi khi có chất thải từ ruột chảy ra.”



(The Sacred Disease, Hippocrates)



Tuy nhiên, cũng có những khác biệt nhất định về cách mô tả cơn động kinh trong y văn và căn bệnh trong vở kịch: trong khi những bệnh nhân động kinh không nói được, những nhân vật trong kịch lại trở nên điên loạn, la hét. Các nhà soạn kịch thường có xu hướng miêu tả một căn bệnh trở nên bi kịch hơn, gây ấn tượng mạnh với khán giả để tìm kiếm sự đồng cảm từ họ. Vì vậy họ sẽ làm nổi bật những khoảnh khắc mà người anh hùng phải chịu đựng cơn đau. Từ đó mà lời thoại và những hình tượng được mô tả sẽ có đôi chút khác biệt với những mô tả từ sách chuyên khoa.



Trong tác phẩm Antigone của Sophocles, ông đã liệt kê y học trong một danh mục các kỹ năng đặc trưng cho sự tiến bộ của con người, cùng với ngôn ngữ, tư duy và tổ chức xã hội. Nhiều quan niệm chuyên môn trong y khoa có ở Bộ sưu tập của Hippocrate cũng xuất hiện trong bi kịch. Teucer miêu tả xác chết của Ajax với cụm từ “ống dẫn hoặc kênh dẫn trong cơ thể”, Neoptolemus nhắc đến “mạch máu đen” chảy ra từ chân của Philoctetes. Từ đây, chúng ta có thể nhận thấy có vẻ khoảng cách giữa kiến thức chuyên môn và kiến thức không chuyên trong thời cổ đại nhỏ hơn so với hiện nay. Bi kịch là một hình thức nghệ thuật đại chúng, nó phải dễ hiểu và không mơ hồ, các khán giả thời đại này có thể tiếp nhận những từ ngữ và hình tượng này vì nó quen thuộc với họ. Như đã đề cập ở phần đầu tiên, bác sĩ thời này phần lớn đều hành nghề lưu động, nên có vẻ như người dân cũng có trách nhiệm hơn về sức khỏe của bản thân, và họ có động lực để hiểu biết cơ bản về cơ thể con người, bệnh tật và cách điều trị chúng.



Tóm lại, hình tượng người bác sĩ đã được tách biệt rõ ràng là một lĩnh vực riêng ở Hy Lạp trong thế kỷ thứ V TCN. Tùy vào trình độ, kiến thức chuyên môn, hay tầng lớp mà họ chữa bệnh, người bác sĩ tự xây dưng được địa vị trong xã hội. Tuy nhiên, hành nghề bác sĩ vẫn chỉ là một quyền, ai cũng có thể có kiến thức về y khoa và hành nghề. Người dân cũng có một vài kiến thức cơ bản từ chương trình giáo dục phổ thông, và quen thuộc với những từ ngữ trong y học. Khoảng cách giữa “chuyên môn” và “đại chúng” không quá cách biệt trong thời đại này. 

 



Tài liệu tham khảo:





  1. Carrick, P. J. (2001). Medical Ethics in the Ancient World. Georgetown University Press. https://books.google.com.vn/books?id=vcj1hq1nFWsC




  2. Edelstein, L. (1966). The distinctive Hellenism of Greek medicine. Bulletin of the History of Medicine, 40(3), 197–225. http://www.jstor.org/stable/44447168




  3. Allan, W. (2014). The Body in Mind: Medical Imagery in Sophocles. Hermes, 142. https://doi.org/10.25162/hermes-2014-0017




  4. Silverberg, R. (1967). The Dawn of Medicine. Putnam. https://books.google.com.vn/books?id=5IyFf8j7JrUC




  5. Jouanna, J., & Allies, N. (2012). Hippocratic medicine and Greek tragedy. In P. van der Eijk (Ed.), Greek Medicine from Hippocrates to Galen (pp. 55–80). Brill. http://www.jstor.org/stable/10.1163/j.ctt1w76vxr.9




aaaaaaaa

EMPEDOCLES và bốn yếu tố sơ bản của vạn vật

10/10/2023
1.368 lượt xem

NIÊN ĐẠI 490-430 TCN



EMPEDOCLES VÀ BỐN YẾU TỐ SƠ BẢN CỦA VẠN VẬT



Lý Thị Thu Hiền



 



Nếu không hiểu tường tận quá khứ, ta sẽ không hiểu hết được hiện tại. Thế nên loài người từ xưa đến nay luôn khao khát tìm kiếm con đường về với nguồn cội, tò mò về cái gì đã sinh ra vạn vật, vũ trụ này… Đến khoảng thế kỷ V, IV TCN, trên cơ sở tiến bộ của khoa học tự nhiên, triết học duy vật cũng phát triển thêm một bước nhằm phân tích cơ sở tồn tại của thế giới vật chất. Điển hình cho thời kỳ triết học tiền Socrates này là Empedocles, nổi tiếng với quan niệm cho rằng mọi vật chất đều được cấu thành từ bốn yếu tố: lửa, không khí, nước và đất. Ngoài ra, ông còn đặt vấn đề cho sự vận hành và biến dịch của bốn nguyên chất cơ bản này, từ đó đưa ra khái niệm năng lượng đối nghịch gọi là “tình thương-hận thù” (Love and Strife) giữa các nguyên tố.



Từ thần thoại đến ba thời kỳ Triết học Hy Lạp cổ đại



Đứng trước thế giới bao la đầy bí ẩn, với tư duy non trẻ của mình con người đã mượn năng lực tưởng tượng để diễn giải những kỳ bí của tự nhiên qua những câu chuyện thần thoại hấp dẫn. Nhưng bức màn tưởng tượng ấy không thể che lấp được nền tảng hiện thực, những nhu cầu của đời sống thường nhật đã trở nên bức bách đòi hỏi phải được cắt nghĩa bằng tri thức chân thực. Sự hình thành triết học Hy Lạp là kết quả tất yếu của việc kế thừa những di sản truyền thống tinh tuý trong dân gian, thần thoại, sinh hoạt tôn giáo, trong mầm mống của tri thức khoa học và đời sống kinh tế xã hội loài người. Trên con đường tìm kiếm các thuộc tính cơ bản để nhìn thấu vô số sự phức tạp của vũ trụ, một trong các “triết gia tiền Socrates” là Empedocles, bằng sự thông thái của lý tính ông đã góp phần loại bỏ dần những giải thích mang tính chất siêu nhiên thần bí về các hiện tượng tự nhiên. Tuy nhiên, thời kỳ tiền Socrates này là một giai đoạn phát triển đầu tiên của triết học Hy Lạp cổ đại, với những bước đầu chập chững đi lý giải những vấn đề của tư duy và sự tồn tại nên vẫn chưa thoát khỏi sự ảnh hưởng của thần thoại, tôn giáo. Vấn đề cơ bản của triết học tiền Socrates đó là “nguồn gốc của thế giới”, được luận giải từ nhiều lập trường: đơn nguyên luận, đa nguyên luận và nguyên tử luận. Ở các nhà duy vật thời sơ khai, bản nguyên thế giới được quy về một trong các yếu tố vật chất, không có sự chuyển hoá vào nhau. Theo Empedocles, nếu như vậy thì việc giải thích các chu kỳ phức tạp trong vũ trụ sẽ trở nên bế tắc. Empedocles đã không ủng hộ trường phái đơn nguyên với quan điểm “tất cả là một” mà ông cho rằng “tất cả bao gồm bốn yếu tố”, mà chính luận điểm này của ông đã góp phần quan trọng vào nền tảng phát triển khoa học tự nhiên giai đoạn sau.



Khái quát thêm hai thời kỳ còn lại của triết học Hy Lạp cổ đại. Sau giai đoạn này là thời kỳ Socrates, thời kỳ triết học cực thịnh. Các triết gia ở thời kỳ trước say mê với tự nhiên nhưng lại quên mất vấn đề cực kỳ thân thiết và không kém phần quan trọng đó là về con người. Khi Socrates tuyên xưng: “Con người hãy tự ý thức về bản thân mình” thì ông đã tạo ra một bước ngoặt phát triển của triết học, vươn lên khát vọng hiểu được chính mình trong sự mênh mông của vũ trụ này. Người ta bảo ông đã đưa triết học từ trên trời xuống bám rễ ở trần gian, nghĩa là triết học phải từ con người, vì con người sau mới đến những cái khác. Ở giai đoạn này triết học tập trung vào vấn đề con người hơn tự nhiên.



Thời kỳ cuối cùng của triết học phương Tây là thời kỳ Hy Lạp hoá. Cuộc chiến giữa Athena và Sparta đã dẫn đến Hy Lạp thuộc về Macedoine nhưng rồi cả Macedoine lẫn Hy Lạp đều bị La Mã chinh phục. Là một đất nước bị thôn tính về lãnh thổ, khuất phục về chính trị nhưng Hy Lạp đã đồng hoá được kẻ xâm lược bằng những giá trị của nền văn hoá cổ đại rực rỡ. Và cái chết của triết học cổ đại đã được dự báo bằng sự ra đời của Cơ đốc giáo trên mảnh đất triết học đang suy tàn, mà lúc đó người Hy Lạp gọi bằng cái tên Khristos.



Empedocles (490-430 TCN)



Nói về Empedocles, ông sinh vào khoảng năm 490 TCN ở Acragas (nay là Agrigento, Sicilia, Ý), tiếng Latinh của thị trấn là Agrigentum, là một trong những thành phố đẹp và giàu có nhất thời bấy giờ. Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc danh giá, điều này tạo thuận lợi cho mong muốn đi khắp thế giới Hy Lạp để học hỏi, tìm tòi của ông. Sau này, khi nhắc đến Empedocles, người ta không chỉ biết đến ông như một nhà triết gia mà còn là một nhà thơ, một nhà tiên tri, một nhà vật lý, nhà cải cách xã hội đầy nhiệt huyết, và là danh y đã sáng lập ra trường y đầu tiên ở đảo Sicilia. Trong các tài liệu sau này có nhắc tới ông khá nhiều cho thấy rằng danh tiếng và thành công ở vai trò một thầy thuốc, nhưng chính lý thuyết về 4 yếu tố của ông mới là một điểm nhấn trong lịch sử y học. Khoảng cuối thế kỷ V TCN, một quyển sách của Hippocrates-Về Y học cổ đại (On Ancient Medicine) cũng đã nhắc đến những nghiên cứu về khoa học tự nhiên và y học của Empedocles. Ngoài di sản y học, ông còn đóng góp vào nền văn học với những bài thơ được đánh giá cao. Các tác phẩm tiêu biểu của ông là hai bài thơ: Về tự nhiên (Peri physeos), Sự thanh lọc (Katharmoi). Từ những tác phẩm của ông để lại người ta có thể thấy một người đàn ông được bộc lộ với trí tưởng tượng phong phú, linh hoạt và có tài hùng biện.



Trong cuộc đời của Empedocles, quê hương Acragas của ông đã trải qua một loạt biến đổi chính trị từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ. Cha ông đã từng lật đổ bạo chúa của Agrigentum, Thrasydaeus, vào năm 470 TCN. Để tiếp nối quan điểm dân chủ giống cha mình, Empedocles đã góp sức vào việc lật đổ chính quyền kế tiếp theo chế độ chuyên chế, gay gắt đấu tranh với thói hống hách của tầng lớp quý tộc, hào hiệp giúp đỡ người nghèo. Và thậm chí khi được nhân dân đề nghị làm thành chủ ông cũng đã từ chối vương quyền. Là người ủng hộ phái chủ nô dân chủ, nên khi phái chủ nô quý tộc trở lại nắm quyền, ông bị ép phải rời khỏi quê hương Agrigentum. Ông mất khoảng thế kỷ 430 TCN vào những năm tháng cuối đời sống tha hương ở Peloponnese, Hy Lạp. Theo Aristotle cho rằng ông đã qua đời ở độ tuổi sáu mươi.





 Hình ảnh Empedocles (Nguồn: Wikipedia)



Thuyết Bốn nguyên tố cổ điển



Nổi tiếng với thuyết nguồn gốc vũ trụ, Empedocles cho rằng mọi vật đều tạo bởi bốn nguyên tố ban đầu và cơ bản là: đất, không khí, lửa và nước. Người ta ghi nhận trong quyển Về sự triển nở của vạn vật, ông viết: “Bốn nguyên tố là nguồn gốc của vũ trụ: lửa- thần Zeus, nước- thần Nestis, không khí- thần Aides, đất- thần Héra”. Vì nguồn gốc được xác định theo tên của các vị thần, chứ không phải theo tên truyền thống của các nguyên tố nên cũng có những ý kiến trái chiều về việc vị thần nào được xác định với “gốc” nào. Tuy nhiên, Aristotle cũng đã công nhận Empedocles là người đầu tiên phân biệt rõ ràng bốn yếu tố này. Nếu như Thales bắt đầu từ nước, Heraclite từ lửa, tức là từ một hành chất để giải thích thế giới thì Empedocles lại như là một sự tổng hợp của các hành chất ấy trong quá trình đi lý giải sự tồn tại. Theo ông khởi nguyên của thế giới là đa chứ không phải là đơn như các triết gia trước ông đã đề xướng. Nguồn gốc của thiên nhiên không thể chỉ là một nguyên tố duy nhất. Riêng mình không khí hoặc nước không thể biến thành một bông hoa hay một con bướm. Vật chất đa dạng và phong phú nên một nguyên tố không thể lý giải được tính sinh động và phức tạp trong vũ trụ. Giống như việc vẽ tranh, nếu như chỉ có duy nhất một màu đỏ thì người hoạ sĩ tài ba cỡ nào cũng không thể vẽ nên được cây xanh. Nhưng nếu có được các màu đỏ, vàng, xanh, đen thì người đó có thể trộn theo các tỷ lệ khác nhau mà tạo nên hàng trăm màu sắc phong phú. Bốn yếu tố đó là căn nguyên của hữu thể thực tại. “Không sinh- không diệt” mà thực tế chỉ là sự kết hợp hay phân ly của bốn nguyên tố này, các sự kết hợp khác nhau về số lượng giữa chúng sẽ tạo ra sự đa dạng vô cùng tận của thế giới tự nhiên.



Không phải ngẫu nhiên Empedocles chọn đất, nước, lửa, không khí làm các “gốc” của tự nhiên. Tuy ông đã không đặt giả thuyết bốn yếu tố của mình trên bằng chứng thực nghiệm nào. Nhưng có thể ông đã quan sát một mẫu gỗ đang cháy, “lửa” là cái nhìn thấy được và có cái gì đó đang phân rã, ta nghe thấy tiếng nổ lách tách và xèo xèo- đó là “nước”. Cái gì đó bay lên thành khói- đó là “khí”. Cái gì đó còn lại khi lửa tắt- đó là tro, hay “đất”. Các triết gia trước ông cũng đã đề cập đến các nguyên tố này. Thales và Anaximenes đã chỉ ra rằng nước và không khí là hai nguyên tố cốt yếu trong thế giới vật chất. Người Hy Lạp tin rằng lửa cũng quan trọng, họ quan sát thấy tầm quan trọng của mặt trời với mọi sinh vật sống. Sau này, Hippocrates với học thuyết Thể dịch lý giải bệnh tật do sự mất cân bằng bốn yếu tố: máu, niêm dịch, mật đen và mật vàng, với tính chất đi kèm: nóng, lạnh, khô, ướt- tương ứng với bốn yếu tố: đất, khí, lửa, nước cấu thành nên tiểu vũ trụ là cơ thể người bệnh đang bị xáo trộn. Những nền văn hoá khác cũng sử dụng thuộc tính đơn giản của bốn nguyên tố này để giải thích bản chất của các hiện tượng tự nhiên. Tứ đại của Phật giáo Ấn Độ gồm bốn yếu tố: địa, thuỷ, hoả, phong; hay hệ thống Ngũ hành của Trung Quốc cũng bao gồm: mộc, hoả, thổ, kim, thuỷ. Mặc dù những nguyên tố này được mô tả nhiều hơn dưới dạng năng lượng hoặc giai đoạn chuyển tiếp chứ không phải là một loại chất, nên không có sự tương ứng về ý nghĩa với bốn yếu tố của người Hy Lạp cổ đại.



“Tình thương và Hận thù”



Sau khi giải thích mọi quá trình thiên nhiên là kết quả của sự ly-hợp bốn nguyên tố, Empedocles cảm thấy vẫn còn cái gì đó cần làm rõ. Điều gì đã kết hợp các nguyên tố này để xuất hiện sự sống mới? Và điều gì làm phân rã vật chất, như mẫu gỗ đã cháy? Ông tin rằng trong thế giới mà ta đang sống có sự tác động của hai ngoại lực đối nhau mà ông gọi là “tình thương-hận thù”. “Tình thương” là ái lực gắn kết các yếu tố khác nhau thành một vật. Các nguyên tố có xu hướng tích cực hướng tới quá trình đồng nhất hoá trên nguyên tắc ái lực. “Hận thù” ngược lại làm cho cái thống nhất bị phân chia tách rời. Khi một bông hoa hay một con bướm chết đi, ông nói, bốn nguyên tố tách ra nhưng không biến đổi bản chất của chúng. Trong quan niệm của Empedocles, “tình thương-hận thù” là hai mối quan hệ vĩnh cửu trái ngược nhau nhưng luôn luôn phải có nhau, không thể triệt tiêu lẫn nhau. Tuỳ mỗi thời điểm khác nhau, mà một trong hai động lực chiếm vị trí ưu thế hơn nhưng ý nghĩa sự tồn tại của chúng thì vẫn không thay đổi. Ông khẳng định: “Tình yêu và hận thù, cả hai đều bất tử, không xuất hiện và bao giờ cũng xa lạ với sự bắt đầu ra đời. Chúng đã có trước, sẽ có sau, và tôi không nghĩ rằng một trong hai sẽ vắng mặt ở một thời gian vô hạn”.



Quá trình hợp nhất và phân ly ấy cũng chi phối đời sống sinh thể, từ đơn thể đến con người. Ông đã lý giải về sự hình thành và phát triển của thế giới hữu sinh. Xét về mặt thời gian, ông cho rằng thực vật ra đời sớm hơn động vật, rồi sau đó mới đến con người. Quá trình phát triển của cơ thể sống là do sự tác động của lửa và đất quy định và con người là kết quả cuối cùng của sự phát triển đó. Empedocles cũng cho rằng sự kết hợp các nguyên tố theo các tỷ lệ khác nhau sẽ tạo nên các sự vật khác nhau. Chẳng hạn, xương gồm hai phần nước, hai phần đất, bốn phần lửa; thần kinh gồm hai phần nước, một phần đất, một phần lửa- pha đều với nhau. Trong lý luận nhận thức, ông là người đầu tiên đã đưa ra giả thuyết sinh học về nguồn gốc của tư duy. Theo ông máu là nguồn mạch của tư duy vì máu là sự hoà trộn của bốn yếu tố đất, nước, lửa, không khí ở mức hoàn hảo nhất. Tuy vậy, ông lại nhầm lẫn khi cho rằng máu cũng là một giác quan mang ý thức. Empedocles còn tin rằng mắt chứa đất, nước, lửa và không khí như mọi vật khác trong tự nhiên: “Do đó, “đất” trong mắt tôi sẽ cảm nhận những thứ thuộc về đất ở xung quanh tôi, “khí” cảm nhận những gì thuộc về khí, “lửa” cảm nhận lửa, và “nước” cảm nhận nước. Nếu mắt tôi thiếu một trong bốn nguyên tố, tôi sẽ không nhìn thấy đầy đủ về thế giới”.



Như vậy, học thuyết về bốn yếu tố của Empedocles đã chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử triết học cũng như y học cổ đại. Giả thuyết của ông như một di sản đặc biệt đã ảnh hưởng đến tư tưởng triết học phương Tây dưới hình thức này hay hình thức khác trong một thời gian dài. Xét về sự phát triển trong phương pháp luận triết học cổ đại thì tư tưởng “đa nguyên” của Empedocles như là sự tiên đoán về các nguyên tố hoá học, từ những sự biến đổi về lượng sẽ dẫn đến sự biến đổi về chất. Và mặc dù khoa học hiện đại không sử dụng các yếu tố cổ điển làm cơ sở của thế giới vật chất, nhưng ta thấy các trạng thái của rắn, lỏng, khí, và plasma có chung nhiều thuộc tính với bốn nguyên tố đất, nước, không khí và lửa này. Dù không còn áp dụng rộng rãi học thuyết bốn yếu tố của Empedocles, nhưng quá trình mà con người luôn tìm kiếm những “công cụ đơn giản” để giải mã bí ẩn của vũ trụ này sẽ luôn được tiếp diễn!



 



Tài liệu tham khảo:





  1. https://vi.wikipedia.org/wiki/Empedocles



  2. Giáo trình Lịch sử triết học phương Tây phần 1- PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng

  3. Giáo trình Lịch sử Văn minh Thế giới - Vũ Dương Ninh (Chủ biên).

  4. Lịch sử triết học phương Tây 1- Bertrand Russell, Hồ Hồng Đăng dịch. 


aaaaaaaa

484-425BC: Thực hành y học tại Ai Cập qua lời kể của Herodotus

10/10/2023
769 lượt xem

NIÊN ĐẠI 484-425 TCN



THỰC HÀNH Y HỌC TẠI AI CẬP QUA LỜI KỂ CỦA HERODOTUS



Đặng Xuân Thanh



 



Lịch sử Hy Lạp cổ đại trải qua một thời gian dài hình thành và phát triển, văn hóa Hy Lạp cổ đại đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống tại phương Tây nói riêng và thế giới nói chung. Trong suốt chiều dài lịch sử này, thời đại Hy Lạp cổ điển (480-323 TCN), từ khi bị người Ba Tư xâm lược cho đến khi Alexander Đại đế qua đời, được xem là thời đại chuẩn mực khi nghiên cứu về lịch sử Hy Lạp cổ đại. Đây cũng chính là thời kỳ sinh sống của Herodotus cùng sự ra đời của tác phẩm Histories, mang đến cho chúng ta kiến thức về lịch sử của thế giới cổ đại.



Herodotus (484-425 TCN) là một nhà lịch sử và địa lý người Hy Lạp, được mệnh danh là cha đẻ của lịch sử học. Tên tuổi của ông đi kèm với bộ Histories – bộ sách nền tảng về lịch sử phương Tây. Ông là người đầu tiên thực hiện các nghiên cứu có hệ thống về các sự kiện lịch sử. Để hoàn thành tác phẩm của mình, Herodotus đã đi qua nhiều quốc gia thời cổ đại, quan sát và thu thập các câu chuyện từ lời kể của người bản địa, rồi tổng hợp lại thành tác phẩm kinh điển Histories như ta đã biết ngày nay.



Histories được viết vào khoảng những năm 430 TCN, dựa trên những quan sát và các câu chuyện được thu thập trong chuyến hành trình đi khắp thế giới cổ đại của Herodotus. Bộ sách gồm 9 quyển, viết về các vấn đề truyền thống, chính trị, địa lý, và sự xung đột tại khu vực Hy Lạp, Tây Á, và Bắc Phi lúc bấy giờ. Qua tác phẩm Histories, ta có được những hiểu biết về lịch sử và thực hành y học tại Ai Cập cổ đại.



Herodotus viết về Ai Cập



Ai Cập chiếm toàn bộ nội dung quyển sách thứ hai trong bộ Histories. Cách nhìn của Herodotus về Ai Cập bị ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa Hy Lạp đương thời. Đến khi ra đời bộ môn Ai Cập học hiện đại, độ chính xác của các thông tin của Herodotus đã được xét lại. Trong nhiều trường hợp, thông tin của Herodotus là sai, hoặc bị ảnh hưởng bởi thiên kiến cá nhân. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều thông tin chính xác đến từ sự quan sát hoặc phỏng vấn người bản địa trong chuyến hành trình của mình.



Trong tác phẩm của mình, Herodotus để cập về nhiều vấn đề ở Ai Cập như lịch sử, điều kiện địa lý, động vật, tôn giáo, văn hóa,… Trong đó, các nội dung về văn hóa chủ yếu được mô tả vào thời đại của Cambyses. Khi nói về y học, Herodotus có viết một đoạn như sau:



“ἡ δὲ ἰητρικὴ κατὰ τάδε σφι δέδασται· μιῆς νούσου ἕκαστος ἰητρός

ἐστι καὶ οὐ πλεόνων. πάντα δ᾽ ἰητρῶν ἐστι πλέα· οἳ μὲν γὰρ ὀφθαλμῶν

ἰητροὶ κατεστᾶσι, οἳ δὲ κεφαλῆς, οἳ δὲ ὀδόντων, οἳ δὲ τῶν κατὰ νηδύν,

οἳ δὲ τῶν ἀφανέων νούσων”



Tạm dịch:



“Thực hành y học có độ chuyên môn hóa cao, mỗi bác sĩ chỉ điều trị một loại bệnh, và không nhiều hơn. Cả nước có rất nhiều bác sĩ, một số là bác sĩ về mắt, một số là bác sĩ về răng, một số là bác sĩ về bụng, và một số là bác sĩ nội khoa.”



Tại sao thực hành y học tại Ai Cập lại có sự phân hóa về chuyên môn cao? Trong tác phẩm Histories của mình, Herodotus không đề cập nhiều về vấn đề thực hành y học nơi đây. Do đó, chúng ta hãy cùng xem xét điều kiện lịch sử của Ai Cập để đi tìm câu trả lời.



Sơ lược về Ai Cập



Nền văn minh phương Tây có nguồn gốc từ 2 khu vực lớn: Lưỡng Hà và Ai Cập. Trong đó, vùng Lưỡng Hà nằm giữa hai con sông Tigris và Euphrates có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt với những trận lũ lụt không dự báo trước được. Ngược lại, vùng Ai Cập dọc hai bờ sông Nile lại được thiên nhiên ưu ái hơn, với các trận lũ diễn ra hàng năm vào cùng một khoảng thời gian (thường là cuối mùa hạ). Điều này tạo điều kiện thuận lợi để Ai Cập trở thành một quốc gia giàu có. Mặc dù trải qua một thời gian dài phát triển với nhiều thăng trầm lịch sử (kéo dài gần 2700 năm cho đến thời đại của Herodotus), nhưng Ai Cập vẫn luôn là một khu vực cực kỳ giàu có, là chiến lợi phẩm to lớn trong mỗi cuộc xâm lược của ngoại bang. Sự giàu có trong thời gian dài tạo điều kiện cho sự phát triển về chiều sâu trên nhiều phương diện, từ tôn giáo, văn hóa, đến chính trị. Trong đó, có sự phát triển và phân hóa mạnh mẽ về y học.



Thực hành y học tại Ai Cập cổ đại



Trong gần 2700 năm, Ai Cập cổ đại đã nhiều lần bị tàn phá, nhưng may mắn thay, dù ở triều đại nào, vẫn luôn tồn tại tầng lớp tăng lữ chuyên ghi chép lại gần như tất cả các sự kiện và kiến thức vào giấy cói. Và khí hậu khô nóng nơi đây đã giúp bảo quản giấy cói và các xác ướp. Nhờ đó, ngày nay chúng ta có được các tư liệu để tìm hiểu và đặt ra các giả thuyết về thực hành y học tại Ai Cập.



Các thông tin được ghi chép lại trên giấy cói trình bày về rất nhiều vấn đề trong y học. Chẳng hạn, giấy cói viết về phẫu thuật (1550 TCN) được mua lại bởi Edwin Smith năm 1862 ghi chép về các trường hợp chấn thương từ đầu đến hết cột sống. Hay Ebers (1500 TCN) – giấy cói dài nhất và đầy đủ nhất – trình bày 877 mục về các vấn đề y học. Các vấn đề y học được trình bày theo cấu trúc gồm tiêu đề (“Hướng dẫn về…”), khám (“Nếu bạn khám một người có triệu chứng…”), chẩn đoán và tiên lượng (“Bạn có thể nói với anh ta…”), và điều trị. Sự chi tiết, hệ thống, và đồ sộ của các tài liệu y học được ghi chép trên giấy cói cho thấy rằng một học trò sẽ có rất nhiều điều để học và nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Tài liệu viết về phương pháp đào tạo bác sĩ thời kỳ này hiện chưa được tìm thấy, tuy nhiên, nhiều học giả cho rằng chủ yếu đào tạo theo kiểu học nghề, dưới sự hướng dẫn của cha hoặc những người họ hàng gần.



Trong quá trình ướp xác, một vài nội tạng được lấy ra khỏi cơ thể để chuẩn bị cho quá trình ướp. Các nội tạng ấy gồm gan, phổi, dạ dày, ruột, và não. Nhờ đó, người Ai Cập cổ đại có được những kiến thức về các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Từ đó xây dựng nên học thuyết y học dựa trên kiến thức giải phẫu. Trong đó, có khái niệm met để chỉ một cấu trúc dài mà hẹp nối các thành phần trong cơ thể lại với nhau (tương tự học thuyết kinh lạc của y học Trung Hoa cổ đại). 



Người Ai Cập cổ đại cũng hiểu được rằng thức ăn đi vào dạ dày rồi đi ra khỏi hậu môn. Giấy cói không đề cập đến vai trò của thận, nhưng có ghi chép rằng chức năng của bàng quang là chứa đựng nước tiểu. Họ cũng có các kiến thức cơ sở về hệ sinh sản, mặc dù vai trò của buồng trứng thì chưa được hiểu rõ. Không rõ rằng liệu người Ai Cập cổ đại có hiểu về hệ thần kinh hay không. Hành động không để lại não trong xác ướp cho thấy họ quan niệm rằng não là không cần thiết khi đi đến thế giới bên kia. Tuy nhiên, tài liệu trên giấy cói cũng ghi nhận rằng sự dẫn truyền cảm giác từ hai chi dưới sẽ mất khi có tổn thương cột sống. Do đó, vấn đề này vẫn còn chưa rõ ràng.



Bên cạnh nguồn tài liệu từ giấy cói và xác ướp, hệ thống ngôn ngữ Ai Cập cổ đại cũng cho ta biết về thực hành y học tại đây. Trong tiếng Ai Cập có nhiều từ nói về bác sĩ. Chẳng hạn, swnw mang nghĩa gần với “bác sĩ”, swnw per aa chỉ “ngự y”. Đặc biệt, cũng có các từ chỉ chuyên ngành của bác sĩ, chẳng hạn như swnw irty nghĩa là “bác sĩ mắt”. Điều này cho thấy có sự phân hóa về chuyên ngành trong thực hành y học tại Ai Cập cổ đại.



Trong lĩnh vực ngoại khoa, có nhiều bằng chứng cho thấy người Ai Cập cổ đại có trình độ cao trong việc xử trí các vết thương và chấn thương. Các bộ xương còn tồn tại cung cấp các bằng chứng về khả năng xử trí các trường hợp gãy xương dài. Trong giấy cói Ebers có một phần (863-77) đề cập đến kỹ thuật dùng dao để điều trị các vấn đề y khoa, nhưng lại thiếu thông tin chi tiết. Người Ai Cập cổ đại có thể có kỹ năng khâu vết thương tuyệt vời, nhưng các vết khâu lại không để lại trên các xác ướp được tìm thấy. Nhiều kim khâu rất tốt bằng đồng đã được tìm thấy tại Ai Cập, với niên đại trước thời kỳ đồ đồng.



Các thực hành chăm sóc răng không phẫu thuật được đề cập đến trong giấy cói Ebers (749-49). Các bộ xương còn sót lại cũng cho thấy tỷ lệ sâu răng gần như rất thấp, có thể do chế độ ăn ít đường nhiều mật ong. Mặc dù còn sót lại rất nhiều bộ xương, nhưng gần như không có bằng chứng về các thủ thuật trên răng. Kết quả hình ảnh học được thực hiện bởi R. J. Forshaw trên răng của Amenhotep III và Ramesses II cho thấy mòn răng, abscess quanh chân răng, và các bệnh nha chu nghiêm trọng. Ông nhấn mạnh rằng, nếu đã thực hiện được thủ thuật nha khoa, chắc chắn răng của các vị pharaoh này phải được chăm sóc rất tốt.



Tài liệu trên giấy cói cũng ghi chép lại hướng dẫn về các bệnh lý phụ sản, các xét nghiệm để xác định sự thụ tinh, có thai, thậm chị là giới tính thai nhi. Bên cạnh đó, mặc dù có sự tồn tại của bác sĩ mắt với tên gọi swnw irty, tài liệu trên giấy cói lại không chứa nhiều thông tin về thực hành nhãn khoa.



 



Tóm lại, Ai Cập có một vị trí địa lý đặc biệt, được thiên nhiên ưu ái, nhờ vậy mà có thể phát triển và phồn vinh trong thời gian dài, tạo điều kiện cho sự phân hóa sâu sắc trong các lĩnh vực, trong đó có thực hành y học. Từ tài liệu trên giấy cói, các xác ướp, và tác phẩm Histories của Herotodus, chúng ta thấy được rằng thực hành y học tại Ai Cập cổ đại có sự phân hóa về mặt chuyên môn, dựa trên học thuyết y học được phát triển từ các kiến thức giải phẫu, với lượng kiến thức đồ sộ. Dù rằng còn những lĩnh vực trong y học chưa được người Ai Cập cổ đại hiểu rõ, nhưng nhìn chung thì trình độ và phương pháp thực hành y học tại Ai Cập cổ đại đã rất phát triển vào lúc bấy giờ.



Tài liệu tham khảo




  1. Alexander Jones và Liba Taub. The Cambridge History of Science, Volume 1. Cambridge University Press; 2018.

  2. Christopher Baron. The Herodotus Encyclopedia. 1st ed. Willey Blackwell; 2021.

  3. Christopher Brooks. Western Civilization: A Concise History, Volume 1. Portland Community College; 2019.

  4. Delphi Classics. Complete Works of Herodotus. Delphi Publishing Ltd; 2015.





 


aaaaaaaa
Hỗ trợ khách hàng
Các chuyên viên tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng giúp bạn. Xin vui lòng liên hệ một trong các số dưới đây để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn:

Chuyên viên CSKH - Pivie

0941269911 cskh@pivie.com.vn

Sẵn sàng hỗ trợ qua

Chuyên viên CSKH - Pivie
Biểu mẫu gửi yêu cầu
Hãy cho chúng tôi biết mong muốn của bạn. Chúng tôi sẽ liên hệ lại cho bạn ngay lập tức.