8th century: Cách lấy mũi tên thời Trung cổ

10/10/2023 - 21:54 974 lượt xem
A A- A+ []
Mục lục

8th century: Cách lấy mũi tên thời Trung cổ

Đặng Quang Thành

 Theo Homer-một nhà nghiên cứu đã viết: “ Một người bác sĩ sẽ được quý trọng và công nhận bởi mọi người khi mà họ có khả năng rút được mũi tên ra và dùng thuốc làm dịu vết thương”. (Iliad XI.514–15)

 Và đối với người La Mã và Hy Lạp cổ đại thì chiến trường là một thực tế gắn liền với họ. Thường dân hay được tuyển vào để phục vụ trong quân đội dù là trở thành lính can hay là đi chinh chiến xa để mở rộng thành phố hoặc là lãnh thổ của hoàng đế. Những mũi tên được sử dụng nhiều trong những trận chiến cổ này bởi vì sự dễ dàng trong việc sản xuất ra một cái mũi tên với chỉ những vật dụng thủ công như là: Xương, thủy tinh, gỗ, đồng và cả sắt. Dành cho những người kể cả có vết thương lẫn trong và ngoài trận chiến thì biết cách rút một tên ra và sơ cứu vết thương là điều quan trọng. Ông Homer nhấn mạnh rằng giá trị của kiến thức y học về lĩnh vực này lớn như nào khi mà ông ấy chỉ ra người bác sĩ mà sở hữu kỹ năng để cắt mũi tên và chữa trị vết thương đó xứng đáng được trao thưởng.

Trong những văn kiện y khoa từ xa xưa có đề nghị chi tiết một số phương pháp phẫu thuật để lấy mũi tên ra khỏi cơ thể người bệnh, thì ngược lại có một số tác giả không theo y học ủng hộ việc sử dụng thuốc để lấy mũi tên ra. Ví dụ như trong cuốn “Natural Histories”, Pliny the Elder(ông Pliny) (AD 23-79) nhấn mạnh rằng cây bạc hà Dittany lâu đời rất hữu dụng trong việc lấy đầu mũi tên, bời vì hỗn hợp từ cây này có khả năng làm rơi đầu mũi tên khi cho vào miệng vết thương. Ông ấy nói thêm rằng khả năng của cây bạc hà dittany lần đầu được khám phá ra bởi các thợ săn khi mà họ quan sát được những mũi tên bị rớt khỏi vết thương của những con hươu ăn phải cây này.

Kỹ sư Philo từ Byzantium thuộc Hy Lạp cổ (280-220 BC) nay thuộc một phần Istanbul đề xuất khả năng của hôn hợp làm từ mật ong và sáp trộn với dầu, mỡ lợn và thi thoảng thêm một số thành phần thuốc khác cũng dùng để điều trị vết thương do mũi tên. Những hợp chất này đóng vai trò như một chất chống đông, chúng có khả năng cầm máu và làm liền vết thương. Hơn thế nữa, mật ong ngày nay được nhận định có chất kháng khuẩn và vì thế nên nó có tác dụng chống nhiễm trùng vết thương do mũi tên.

 Những luận văn y học từ thời Âu cổ thuộc Hồi Giáo bao gồm danh sách những công thức để lấy mũi tên. Phần lớn các công thức dựa theo nguồn dược liệu từ Hy Lạp, những luận văn này được dịch sang tiếng Ả rập bời những dịch giả làm việc tại Baghdad từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 10.

Nhưng các tác giả thường hay cho thêm những thông tin về dược liệu được lấy không thuộc về Hy Lạp hoặc từ kinh nghiệm của họ. Trong cuốn sách cầm tay có tên “ Sách cho al-Mansur ( Book for al-Mansur)” của  bác sĩ người Ba tư Abu Bakr al-Razi người mà điều trị cho bệnh nhân ở bệnh viện Ray thuộc Iran và Baghdad, ông đề cập đến một vài “ thuốc chiết tách” có khả năng lấy những cái gai và đầu mũi tên ra khỏi cơ thể. Mỗi thuốc được tạo từ mật ong và hợp chất theo thứ tự là: Muối amoni, nụ cây thủy tiên, rễ cây bơ Reed. Không một cái nào trong những công thức này tồn tại ở Hy Lạp, thế nên al-Razi đã có thể thêm chúng vào dựa trên nơi ông ấy sống.

Đương nhiên, al-Razi có kinh nghiệm trong việc xử lý với vết thương gây bởi mũi tên, trong cuốn sách “ Cuốn sách của những kinh nghiệm” ( Book of Experiences) đã ghi lại khoảng 900 ca mà ông tự mình điều trị hoặc giám sát, một học sinh đã tả lại một ca mà bác sĩ al-Razi xử lý khi mà mũi tên nằm ở vị trí đùi non. Trong ca này, ông không trực tiếp lấy mũi tên ra mà gợi ý người bệnh thực hiện chế độ ăn kiêng khô để giảm thiểu cơn đau. Có khả năng rằng al-Razi không bao giờ tự phát triển những phương pháp này mà ông dựa theo công thức được bắt nguồn từ Hy Lạp hoặc cải biên theo nguồn của Ả Rập.

So sánh với những tác giả Ả Rập khác, Ibn Sina (980-1037) cung cấp một danh sách phức tạp cho công thức thuốc chiết để lấy mũi tên trong cuốn bách khoa nổi tiếng về y học “ Canon of Medicine”. Ông ấy sinh ra nơi hiện nay thuộc Uzbekistan, ông học về dược liệu từ khi còn trẻ và phục vụ như phụ tá cho những thống lĩnh địa phương thời bấy. Ibn Sina biết một số công thức thuốc chiết được chuẩn bị từ thực vật và động vật. Giống như al-Razi, Ibn Sina nhấn mạnh khả năng của thuốc này được làm từ rễ cây bơ Reed và nụ cây thủy tiên nhưng ấy không hướng dẫn người đọc trộn hỗn hợp này với mật ong mà làm từ rễ và nụ nên nghiền và đắp lên miệng vết thương rồi mới cho mật ong vào với vỏ làm từ cây bạch dương và đinh hương.

Ibn Sina cũng gợi ý việc dùng da ếch được cho là có khả năng nhổ răng. Và vì thế khi đặt lên vết thương có mũi tên thì nó sẽ rút gần hết điểm bám của mũi tên. Ông thêm vào công thức đóng vai trò như phần hỗ trợ trong các bước phẫu thuật của ông, nhưng không được cho phép thực hiện khi ông ấy thử chúng trong ca của ông ấy. Như trong thời cổ đại,nếu rủi ro thì phẫu thuật vẫn là phương pháp đáng tin cậy nhất.

Hỗ trợ khách hàng
Các chuyên viên tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng giúp bạn. Xin vui lòng liên hệ một trong các số dưới đây để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn:

Chuyên viên CSKH - Pivie - Huyền Hân

0911002612 cskh@pivie.com.vn

Sẵn sàng hỗ trợ qua

Chuyên viên CSKH - Pivie - Huyền Hân
Biểu mẫu gửi yêu cầu
Hãy cho chúng tôi biết mong muốn của bạn. Chúng tôi sẽ liên hệ lại cho bạn ngay lập tức.